Nguyễn Lân Bình
Tân Nam tử
Thưa các quý vị và các bạn!
Như chúng tôi đã gửi tới các quý vị và các bạn bài giới thiệu cuốn sách thứ hai có nhan đề “Nhời Đàn Bà”, trong bộ sách dự kiến phát hành 14 tập “Lời Người Man Di Hiện Đại”, bao gồm các bài viết của học giả Nguyễn Văn Vĩnh về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX.
Đã
và sẽ có rất nhiều những đánh giá khác nữa của người đọc khi tiếp cận
với với những nội dung mà Nguyễn Văn Vĩnh từng đề cập trong các bài viết
của mình, những điều chứa đựng không phải chỉ đơn thuần là văn hóa, văn
học, ngôn ngữ tiếng Việt, mà nhiều hơn thế, là nhãn quan xã hội và khả
năng quan sát cùng cách tư duy mang đậm chất nhân văn của ông, trong một
xã hội mà giai đoạn lịch sử đó, lối sống của người dân luôn luôn được
nhấn mạnh, là cực kỳ mông muội.
Trước
một cuộc sống bần hàn và lam lũ của người dân An Nam, trước những thiếu
thốn vật chất của đa số đồng bào của ông, nhưng Nguyễn Văn Vĩnh vẫn
nhận ra những nét sinh hoạt thấm đẫm chất người, với góc nhìn đạo lý,
với tinh thần đoàn viên của cuộc sống gia đình, mà theo ông, đó là nhân
tố cốt lõi gây dựng nên những giá trị đạo đức muôn thủa của bất kỳ một
cộng đồng xã hội nào.
Nguyễn
Văn Vĩnh hiểu rất rõ sự bất công của cái xã hội khi phân biệt đẳng cấp
theo con mắt vật chất, nhưng với ông, người nghèo không có nghĩa là
không tìm được hạnh phúc. Cái hạnh phúc của người nghèo thậm chí được
tạo ra bằng những tình cảm bản năng của mẹ con, của cha con, đôi khi nó
còn đắt hơn cả cái hạnh phúc của những kẻ dư giả, bởi cái hạnh phúc của
những người bình thường ấy, được tạo nên từ con tim và khối óc của chính
thằng người, mà người đầu tiên bao giờ cũng là phụ nữ, là đàn bà, chứ
không phải của một nhóm người, cậy mình lắm bạc nhiều tiền để mù quáng
tự tin rằng, có tiền mua tiên cũng được.
Phải
nói, từ cả trăm năm trước, Nguyễn Văn Vĩnh đã thấm hiểu sâu sắc cái
nguyên tắc không thay đổi đối với những kẻ thừa tiền rằng: Có nhiều tiền, người ta có thể mua được cái giường ngủ mạ vàng, nhưng không mua được một giấc ngủ ngon! Nhận thức như thế, tin tưởng vào những giá trị tinh thần như thế, nên ông đã khẳng định: Tết Trung Thu thật là cái Tết văn minh của dân tộc.
Nguyễn
Văn Vĩnh đã đề cao sự cần cù, cái tính chịu thương chịu khó của những
ông bố, bà mẹ nghèo đã tần tảo vun vén, lo cho con cái, khi Tết Trung
Thu đến, bằng những gì mình có. Từ tấm mía buộc thêm cái lạt màu tím,
đến quả bưởi nhuộm phẩm màu, gọt tỉa thành bông hoa, dưới bàn tay khéo
léo của người mẹ, những món quà đó đã trở thành những kỷ niệm đẹp muôn
đời của tuổi thơ. Rồi với một người cha chịu khó, hay lam hay làm, chỉ
với những cành tre, cây nứa, cũng tạo ra được những món đồ chơi Trung
Thu như đèn kéo quân, đèn thỏ… góp vào cái được gọi là “mâm cỗ” của
những người nghèo, mà đứa trẻ khi lớn lên, dù có đi đâu về đâu, cũng
không bao giờ quên được những hình ảnh đã tạo ra cái tình yêu gia đình,
yêu quê hương đến độ day dứt, để khi về già thường cứ bị ám ảnh, lởn vởn
trong đầu câu thành ngữ: Lá rụng về cội.
Thật hay vì Nguyễn Văn Vĩnh đã xác định được cho những người nghèo từ thủa đó rằng, dẫu thế nào cũng là to.
Cái tâm lý ấy, nó sẽ sống và chi phối thằng người hướng tới việc, hãy
sống bằng tấm lòng, bằng cả con tim với những người thân của mình, và
yên tâm để tránh được cái lối sống học đòi, hình thức, coi mâm cao cỗ
đầy là mục đích tồn tại, chứ không phải vì tình yêu cha mến mẹ mới là lẽ sống.
Chưa
hết, Nguyễn Văn Vĩnh còn băn khoăn sâu sắc trước những khốn cùng của kẻ
khác khi gặp cảnh khổ cực do thiên tai đưa đến đúng vào những dịp lễ
tết. Để không làm mủi lòng những kẻ khó trước cái tập quán có tính
truyền thống đối với phong tục, ông còn dám đề nghị đồng bào của mình,
khi vui hãy nhìn đến những kẻ khốn khổ do lụt lội, mưa bão gây ra, và
ông bảo: “… Chẳng may năm nay đồng-bào ta đói, cho nên ta tưởng cũng phải để tang vụ mùa này, mà nhịn đi, hoãn đến sang năm…”.
Để giúp các quý vị độc giả và các bạn có thêm những góc nhìn phong phú về cuốn sách “Nhời Đàn Bà” của
Nguyễn Văn Vĩnh, BBT chúng tôi xin được giới thiệu một bài viết từ năm
1913 được in trong cuốn sách, như một sự minh chứng cho việc, vì sao
ngày đó, tác giả lại viết là NHỜI, thay vì viết là LỜI đàn bà, mặc dù cả hai từ này đều tồn tại song song trong lịch sử tiếng Việt.
Trân trọng!
BBT Tannamtu.com
NGUYỄN LÂN BÌNH
----------------------------
Lời dẫn trong ĐDTC số 19. Ấn bản năm 1913.
Tết Trung thu thật là cái tết văn minh của dân tộc.
Tết
cho trẻ em vui chơi, mà cũng là cái tết cho đàn bà trổ tài khéo léo nữ
công, và biểu hiện tình cảm yêu thương với con em, cho nên tùy hoàn cảnh
của từng gia đình, có ít làm ít, có nhiều làm nhiều, cỗ trung thu của
gia đình, dù nghèo nàn không bằng người, vẫn là niềm vui sướng tự hào
của con trẻ vì nó là của mình, của cha mẹ làm cho mình, do đó con trẻ
cũng tràn ngập lòng yêu thương cha mẹ.
Tôi
biết trong dịp tết trung thu, ta tổ chức cho nữ giới thi nữ công, làm
bánh và bày cỗ, làm cho tết Trung thu mọi nhà không khí thêm vui tươi,
đồng thời cũng gây phong trào làm cho nữ công trau dồi nữ công, gia đình
thêm ấm cúng.
NHỜI ĐÀN BÀ (Số 19)
Tuần
lễ trước tôi mới làm bánh tháng Tám cho mấy em nhỏ chơi, cho nên nhắm
mắt một kỳ báo, xin các quan cùng các bà xem báo tha thứ cho.
Tết
này là tết trẻ-con mà lại là tết đàn-bà nữa. Xét ra trong các ngày tết
thì tục An-nam ta thực nhiều điều hủ-lậu, duy có cái tết này em tưởng,
trừ ra việc trẻ-con đánh trống váng óc điếc tai, còn những các cuộc chơi
của trẻ, như là bày cỗ, cầm đèn thỏ, đèn cá đi hò-khoan ở dưới bóng
giăng, làm đèn chạy quân đèn sẻ-rãnh, bầy đình bày chùa giấy, đều là
những cách chơi hay, làm một dịp cho đàn-bà khoe khéo, cho đàn ông dấu
tài vặt, cho những nhà lịch-sự tỏ cái tao nhã, cái thanh lịch ra..
Phàn
nàn thay cho những người không được làm trẻ-con bao giờ! Có được làm
qua trẻ-con một lần rồi, mới ngấm được bài thơ tuyệt-thú ở trên cái
bàn-dộc, nhà giầu thì mùi bánh thực sôi, đèn-cù sẻ-rãnh; nhà khó thì răm
ba trái bưởi trái na, nhưng dầu sang dầu mọn, trên cái bàn dộc ấy biết
bao nhiêu tình ân ái, biết bao nhiêu bụng yêu-thương.
Ai
là kẻ nhìn thấy cỗ người ta, nhất là cỗ các nhà nghèo, dẫu thế nào cũng
là to, thì lại chẳng nhớ đến sự lo lắng của mẹ ta ngày xưa, tất tả từ
mười một cho đến mười bốn, để có cho ta được mâm bánh cân hồng, lo chẳng
nổi đi nữa, mươi tấm mía buộc cái lạt tím, năm quả bưởi nhộm năm màu,
đĩa sôi vơi độn thêm cái bát tướng, cũng đủ là cho ta được khoe cỗ với
trẻ láng giềng. Dầu cỗ chúng đắt tiền đến đâu, cũng chẳng bằng cỗ nhà
ta. Xét ra trong việc tự-đắc chê của người ấy, thực có một tình yêu cha
mếm mẹ vô-cùng.
Bởi vậy cho nên tôi mải cỗ đến nỗi nghỉ một kỳ báo.
Rằm
tháng Tám là một ngày tết ta nên cải-lương, ta phải gây cho thành một
hội thi đẹp, thì khéo của người đàn-bà, nhân làm vui cho các em bé, mà
tỏ các tài sôi bánh cỗ bàn, gọt hoa dán giấy, thắp nến đốt đèn, tô xanh
điểm đỏ, thực là một cái khéo riêng của người An-nam ta, không có gì mà
làm nên đẹp nên vui mắt.
Giá
thử năm nay dân ta không bị nước lụt, muôn nghìn người còn phải lo
miếng cơm chẳng có mà ăn, sào mạ chẳng có ma cấy, thì em đã định bàn với
quí-quán từ tháng trước, để mở một cuộc chơi riêng, thì những tài-mọn
của đàn-bà nước Nam ấy, để trước nữa báo-quán nhân dịp mà cứu xét luận
bàn đến mấy tục hay nhà ta, sau nữa để lũ đầu-xanh cũng thêm ra mấy cách
chơi nhã nhặn thanh-tao hơn là đi cầm cái đầu sư-tử đánh trống ngoài
đường váng tai nhức óc người ta.
Chẳng
may năm nay đồng-bào ta đói, cho nên ta tưởng cũng phải để tang vụ mùa
này, mà nhịn đi, hoãn đến sang năm, nhờ giời được phong thịnh, ta sẽ bàn
ra vài cách thưởng-nguyệt rứt văn-minh.
Xin cuội tháng Bảy sang năm tôi có quên thì ai nhắc hộ, nhé!
ĐÀO – THỊ – LOAN
Nguồn: Tân Nam tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét