Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai
04/09/2017
Trước cửa một căn nhà nhỏ, giữa làng Teluk Kemang Sungai Lilin, bao quanh bởi những cánh
đồng ruộng và vườn chuối mênh mông, tại phía nam Sumatra, thằng bé vừa tám tuổi,
hồn nhiên cười ngồi bên cạnh bà mẹ, nhưng không ai nghĩ rằng, nó đã có một chuổi
dài quá khứ tuổi thơ khác thường vì đã trải qua một sự hồi phục mà hầu hết các
đứa trẻ khác không bao giờ có.
Sáu năm trước, Aldi Suganda, cũng được biết với tên Aldi Rizal, là một đứa
bé hai tuổi, nghiện thuốc lá, nó hút khoảng một gói mỗi ngày, Aldi nhớ lại, rất
khó mà bảo nó ngưng được, lúc đó, nếu không hút thuốc, miệng cảm thấy chua đắng
và đầu óc quay cuồng chóng mặt. Giờ thì Aldi rất vui vẻ, yêu đời và cơ thể
trong lành khỏe mạnh, hình ảnh Aldi, thằng bé mới biết đi, ngậm điếu thuốc phì
phà khói được cả triệu triệu người xem trên khắp thế giới. Mẹ của Aldi, bà
Diana, rùng mình nhớ lại chuyện cũ, con bà, Aldi sẽ giận điên lên, quăng ném mọi
thứ mà nó cầm lên được tứ tung nếu bà lấy diếu thuốc lại hay không cho nó tiền
mua, nó tự đập đầu vào tường, la hét không ngừng, nó nổi cơn điên lên, tự gây
thương tích nếu không có điếu thuốc trên tay. Người ta chê trách bà là một bà mẹ
không tốt và thường nói đến khả năng làm cha mẹ của vợ chồng bà, bà Diana nhìn
nhận “bà là một người mẹ yếu đuối, Ald luôn đe dọa bà nếu không cho nó tiền, bà
phải cho vì cứ sợ nếu không nó sẽ chết.
Aldi là đứa nhỏ nhất trong số ba đứa con của bà sinh ra, chồng bà cũng
ngồi sau hai mẹ con nhưng không muốn cho biết tên, nhưng lại là đứa duy nhất tập
tành cái thói quen kinh niên của người dân đảo quốc Nam Dương, người ta ước lượng
có hơn 267 ngàn đứa trẻ hút thuốc lá mỗi ngày. Bà Diana tin là, cái ghiền thuốc
lá của Aldi bắt đầu từ những dịp làm quen với các người lớn hút thuốc trong
làng, thường thường mỗi buổi sáng sớm, Aldi đi theo bà ra chợ, chỗ bà ngồi bán
rau cải do ở nhà trồng, có thể mấy người này đã dạy và tập cho nó hút thuốc và
chắc cũng vì vậy chuyện nó xin một điếu thuốc là chuyện dễ dàng ở chợ.
Hôm nay, Aldi là một thằng bé khỏe mạnh, đi học và đạt điểm cao trong lớp
nhưng có được như vầy nó đã phải trải qua, chịu đựng việc cai bỏ thuốc với một
nhà bác sĩ tâm lý trẻ em nổi tiếng ở Nam Dương, bác sĩ Seto Mulyadi, chủ tịch hủy
ban bảo vệ trẻ em quốc gia, hơn hai năm dài, trên đường bình phục, Aldi thay
thuốc lá bằng thực phẩm và bắt đầu ăn không ngừng, gần như người béo phì. Lúc
đó, Aldi mới ba tuổi, hút bốn gói thuốc mỗi ngày, theo bác sĩ Mulyadi, ông rất
tự tin khi chửa trị cho nó vì nó vẫn còn quá nhỏ, một đứa trẻ con, cho nên dễ uốn
nắn và chửa lành bệnh được. Aldi nhìn nhóm phóng viên báo chí, dứt khoát cho biết,
nó không muốn hút thuốc nữa cũng như không muốn là một đứa trẻ bệnh hoạn, đáng
nói hơn là Aldi đang tình nguyện giúp những đứa trẻ khác mang chứng nghiện thuốc
lá như mình trước đây phải bỏ hút đi.
Trong lúc tỷ lệ người hút thuốc lá đang giảm
dần trên nhiều quốc gia trên thế giới từ khoảng năm 2013 tới 2016 thì con số tỷ
lệ hút thuốc lá của tuổi dưới 18 tại Nam Dương lại tăng lên từ 7.2% tới 8.8%, với
dân số hơn 261 triệu, có nghĩa là khoảng hàng triệu đứa trẻ tiếp tục hút thuốc
tính tới 2016. Nhưng cái lo ngại hơn là, giữa lứa tuổi từ 10 tới 14, có hơn 3%
hút thuốc từ 2013 tới 2016, đa số là con trai và hơn 18% con trai so với 9% con
gái tuổi từ 10 tới 14 đã hút ít nhất là một điếu. Vùng nông thôn, nơi người dân
có lợi tức thấp có chiều hướng hút thuốc nhiều hơn, cha mẹ lo làm lụng vất vả
kiếm tiền cho gia đình nên bỏ mặc con cái, chịu ảnh hưởng một số việc xấu như
hút thuốc chẳng hạn, cha mẹ lo tập trung vào làm thế nào có tiền hơn là lo cho
sức khỏe con cái. Thêm vào đó, trẻ con bắt đầu đi làm sớm, kiếm được tiền, và
có tiền mua thuốc lá, theo bác sĩ Aman Pulungan, chủ tịch hiệp hội bác sĩ nhi đồng,
người đã theo dỏi và nghiên cứu vấn đề trẻ con hút thuốc trong nhiều thập niên
đã cho biết, hút thuốc lá là một phần đời sống của vùng nông thôn.
Trẻ con hút thuốc vẫn còn là một trở ngại lớn tại nhiều thành phố như ông
Silistyowati ghi nhận, nhưng ở đó, người dân biết đó là một thói quen xấu,
không tốt cho sức khỏe, trẻ con dấu nhẹm không cho cha mẹ biết chuyện hút thuốc,
bạn bè tụ tập hút với nhau. Đây là trường hợp của Icha, đứa con gái 16 tuổi, ở
thủ đô Jakarta, bắt đầu hút thuốc năm 13 sau khi đám bạn cùng tuổi đưa cho một
điếu thuốc hút thử chung với nhau, Icha nói mới đầu hút vào thấy chóng mặt, ho
nhiều nhưng vài lần sau cảm thấy rất ngon và khoan khoái. Icha hiện hút khoảng
một gói 12 điếu mỗi ngày và phân nửa lớp học cũng hút như em, một số hút trước
mặt cha mẹ, cha mẹ Icha nhiều lần tìm cách cấm đoán nhưng không thành công mấy
cho nên giờ thì khuyên em giảm bớt đi số lượng hút, bác sĩ Pulungan ngao ngán,
cha mẹ không có kiểm soát gì cả, trẻ con cứ tiếp tục hút vì không ai nói không
với chúng nó cả.
Theo Sulistyowati và các chuyên gia khác, một
phần của trở ngại là quá dễ để có thuốc và tập tục hút thuốc trong nền văn hóa
của người Nam Dương, chuyện cuối cùng là giá tiền và cách thức mua bán thuốc
lá, người hút có thể mua từng điếu một hay nguyên cả gói, tùy số tiền họ có, một
gói thuốc 12 điếu chỉ có 1 đô la tại các tiệm hay quày bán thuốc. Tất cả 34 tỉnh
đưa ra quy định cầm bán thuốc lá lẻ từ năm 2012 nhưng không ai nghe theo cả,
cho nên quy định này xem ra không hiệu quả gì, người hút chỉ cần mua một điếu
không cần mua cả gói như thường ngày, và bất cứ chỗ nào cũng có thể mua như vậy
một cách dễ dàng. Tại một quày bán hàng ở Jakarta người bán không cho biết tên,
nói rằng hầu hết mấy đứa trẻ đều mua điếu lẻ ở chỗ anh ta, mặc dù bán như vậy
là phạm luật nhưng ai ai cũng bán
Hiện nay, bộ y tế Nam Dương đang phối hợp với các bộ khác và các tổ chức
quốc tế, như Tổ chức Y Tế Thế Giới tìm cách chận đứng việc buôn bán thuốc lá, trong
đó bao gồm việc bảo vệ người dân tránh chuyện hút thuốc, ngăn chận việc quảng
cáo thuốc và tăng thuế đánh vào thuốc lá. Vớt tất cả các phương cách đó được
đem ra áp dụng, lời nhắn nhủ của Aldi, đã xem như tới được những ai cần phải
nghe nó “trẻ em Nam Dương đang đối diện với thần chết vì hút thuốc”. Mặc dù trường
hợp của Aldi, có thể gọi là riêng rẻ nhưng
trong thực tế có rất nhiều trường hợp như vậy tại Nam Dương ngày nay mà người
ta không mấy thực sự bận tâm tới. Theo lời của người bác sĩ điều trị cho Aldi
thì, Aldi quá may mắn vì được đáp ứng một cách nhanh chóng từ chính quyền và
công chúng, nhờ báo chí địa phương và quốc tế đưa trường hợp này phổ biến khắp
nơi, các đứa trẻ khác không có được may mắn như vậy”.
Ông cũng nói thêm, chính quyền Nam
Dương không đủ nghiêm khắc trong việc giải quyết tệ nạn này, cho tới bao lâu nữa,
các quảng cáo thuốc lá còn nhan nhản trên đường phố, trên đài truyền hình, đài
phát thanh và phim ảnh, ở khắp mọi nơi thì tệ nạn trẻ em hút thuốc sẽ tệ hơn và
tệ hơn nữa.
Thuyên Huy
Monday 04.09.2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét