Hoàng hậu Gayatri Devi nổi tiếng
với vẻ đẹp hoàn hảo và là biểu tượng thời trang của Ấn Độ. Sau cái chết
của bà vào năm 2009, công chúng được phen bàn tán xôn xao trước những
lùm xùm về vấn đề thừa kế.
Cuộc sống vương giả kiểu mẫu
Gayatri Devi sinh năm 1919 tại thành phố London (Anh Quốc) và lớn lên ở Jaipur, thủ phủ Tiểu vương quốc Rajasthan ở phía Bắc Ấn Độ, trong một gia đình dòng dõi hoàng tộc.
Cha bà là Hoàng tử Jitendra Narayan xứ Cooch Behar, Tây Bengal, và mẹ bà là Công chúa Indira Raje nổi tiếng xinh đẹp.
Devi thừa hưởng tính cách độc lập, mạnh mẽ từ mẹ và được nuôi dạy theo chủ nghĩa nữ quyền.
Ngay từ nhỏ, Devi là một cầu thủ Polo giỏi và cũng là một tay đua xuất sắc. Bà bắn hạ con báo đầu tiên trong đời khi chỉ mới 12 tuổi. Đó cũng là lúc bà gặp được người chồng tương lai, hoàng tử Sawai Man Singh II.
Sau khi kết hôn với Sawai Man Singh vào năm 1940, Gayatri Devi trở thành hoàng hậu ở Jaipur và giữ cương vị này đến năm 1970.
Đám cưới của bà được tổ chức trong suốt một tuần lễ, trở thành đại hôn lễ xa hoa nhất trong lịch sử Ấn Độ với những món quà mừng cưới trị giá hàng triệu USD như xe Bentley, ô tô thể thao hạng sang hiệu Packard hay cả một dinh thự nghỉ mát…
Một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn
Vốn là người ủng hộ nữ quyền, năm 1943, Devi thành lập một trường học dành cho nữ sinh mang tên mình. Hiện nay, đây là trường học danh giá nhất Ấn Độ.
Gayatri Devi và hoàng tử Sawai Man Singh II.
Năm 1947, Hoàng gia Ấn Độ chính thức mất toàn bộ quyền lực khi chính quyền tư bản giành được độc lập, bà Devi tham gia chính trường và là một nữ chính trị gia kiệt xuất.
Một trong những cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời bà là vào năm 1962, lần đầu tiên, bà đã tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Bà Devi đã giành chiến thắng áp đảo với số phiếu đồng thuận cao nhất thế giới, cũng chính là kỷ lục Guinness được thiết lập và giữ vững đến hiện nay.
Gayatri Devi được xem là nữ hoàng sắc đẹp của Ấn Độ thế kỷ trước. Bà có tên trong danh sách 10 người phụ nữ đẹp nhất thế giới do tạp chí Vogue bình chọn.
Cuộc đời bà pha trộn giữa lối sống cung đình hết sức tôn nghiêm ở Jaipur và phong cách hiện đại theo phương Tây với những chiếc máy bay riêng, các bữa tiệc cocktail linh đình và nhiều chuyến đi mua sắm thỏa sức ở trung tâm London (Anh).
Devi mang vẻ đẹp cổ điển song cũng là một biểu tượng thời trang của đất nước Ấn Độ hiện đại.
Trả lời tờ Thời báo Ấn Độ, Devi cho biết, bà tự tạo phong cách thời trang cho riêng bản thân và lấy một phần cảm hứng từ cách ăn mặc của mẫu thân của bà - người đầu tiên mặc áo sari bằng vải chiffons.
Cuộc tranh chấp tài sản ly kỳ
Báo chí địa phương cho biết, sau khi Devi mất, cánh cửa thông giữa hai tòa nhà đã được xây gạch bít kín. Đây là bằng chứng cho thấy, đại gia đình hoàng tộc đã bắt đầu nảy sinh những tranh chấp pháp lý phức tạp.
Đài BBC ước tính số tài sản bà Devi để lại có giá trị từ 200-400 triệu USD, trong đó có một số cung điện đã được chuyển thành khách sạn hạng sang.
Theo di chúc, hai người cháu nội của bà Devi sẽ là những người thừa kế số tài sản khổng lồ này, do người con trai duy nhất của bà đã mất từ năm 1997.
Vì thế, cái chết của hoàng hậu Ấn Độ đã châm ngòi cho vụ tranh chấp tài sản quyết liệt giữa 2 người cháu Devraj Singh, Lalitya Kumari với các hậu duệ khác của chồng bà.
Những người con riêng của Quốc vương Man Singh II cho rằng, di chúc được viết lúc người mẹ kế đã già yếu, đầu óc không minh mẫn và họ muốn được hưởng một phần tài sản.
Gayatri
Devi được xem là nữ hoàng sắc đẹp của Ấn Độ thế kỷ trước, có tên trong
danh sách 10 người phụ nữ đẹp nhất thế giới do tạp chí Vogue bình chọn.
Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã giữ nguyên phán quyết ủng hộ quyền thừa kế của hai người cháu.
Sau phán quyết, ông Devraj Singh cho biết, trong những năm qua, ông và em gái chỉ muốn đòi lại số tài sản của cha mình và không cần gì hơn.
Sự thật về "hoàng gia kiểu mẫu"
Gayatri Devi thực ra là người vợ thứ ba của Man Singh. Tước vị nhà vua Jaipur được truyền cho Bhawani Singh, con trai của bà vợ cả. Những chi khác trong dòng tộc này vẫn kiểm soát các hoạt động bất động sản ở Jaipur.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí trước đây, Devi tiết lộ rằng, Bhawani Singh đối xử với mình rất lạnh nhạt, đúng kiểu "mẹ ghẻ, con chồng".
Những thông tin này đối nghịch hoàn toàn với hình ảnh mà công chúng biết tới về gia đình hoàng tộc Jaipur.
Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã giữ nguyên phán quyết ủng hộ quyền thừa kế của hai người cháu.
Sau phán quyết, ông Devraj Singh cho biết, trong những năm qua, ông và em gái chỉ muốn đòi lại số tài sản của cha mình và không cần gì hơn.
Sự thật về "hoàng gia kiểu mẫu"
Gayatri Devi thực ra là người vợ thứ ba của Man Singh. Tước vị nhà vua Jaipur được truyền cho Bhawani Singh, con trai của bà vợ cả. Những chi khác trong dòng tộc này vẫn kiểm soát các hoạt động bất động sản ở Jaipur.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí trước đây, Devi tiết lộ rằng, Bhawani Singh đối xử với mình rất lạnh nhạt, đúng kiểu "mẹ ghẻ, con chồng".
Những thông tin này đối nghịch hoàn toàn với hình ảnh mà công chúng biết tới về gia đình hoàng tộc Jaipur.
Ảnh chụp Devi đang tập luyện bộ môn Polo.
Người ta luôn xem đó như một gia đình lý tưởng, không bao giờ tỏ ra trịch thượng hay phân biệt đối xử giữa người giàu và người nghèo.
Đối với gia đình này, dường như không có sự phân biệt giữa các tầng lớp trong xã hội, rất khác so với gia đình Hoàng gia Anh hay gia tộc Kennedy đến từ Mỹ.
Thế nhưng trên thực tế, bất đồng và tranh chấp mang tính pháp lý đã liên tục xảy ra trong những năm cuối đời của Devi. Con trai bà từng xung đột với Bhawani Singh về quyền sở hữu một số tài sản và vụ việc phải đưa ra phân xử tại Tòa án tối cao.
Ngoài ra, vào năm 2006, người cháu trai Devraj đâm đơn kiện cho rằng, cổ phần của hai khách sạn lớn tại Jaipur của cha mình đã bị người chú Prithviraj thao túng.
Bất đồng và tranh chấp mang tính pháp lý đã liên tục xảy ra trong những năm cuối đời của Devi.
Cụ thể, cổ phần khách sạn cung điện Jai Mahal đã giảm từ 99% xuống còn 7%, trong khi cổ phần của ông Prithviraj đã tăng đến 93%.
Bản thân bà Devi cũng bất hòa với nàng dâu người Thái và bị cáo buộc là đã tìm cách giành lại số tài sản mà cô này được hưởng.
Tờ Deccan Herald từng có bài mô tả chi tiết cái chết của Jagat Singh và cho biết Devi, dù khi đó bị suy sụp hoàn toàn, đã tìm mọi cách ngăn không để con dâu và cháu nội được hưởng khối tài sản thừa kế.
Cái chết của hoàng hậu Ấn Độ Gayatri Devi đã vạch trần sự thật ít người biết về hoàng cung Ấn Độ, đằng sau sự xa hoa, lộng lẫy đó là một gia tộc đầy xung đột, mâu thuẫn, tính toán và tranh chấp.
PV (Theo Gia Đình
copy từ trang Lưu Khâm Hưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét