Nhớ Mẹ
Bao năm con nhớ quê nhà
Vườn cau khóm trúc luống cà cây chanh
Đêm dài thôn xóm vắng tanh
Có con nhện nhỏ mỏng manh bắt cầu
Mẹ thì sắp xếp thúng trầu
Còn con hái bưởi dưới bầu trăng thanh
Những năm tháng tốt ngày lành
Vài đêm vất vả để dành một năm
Quê người cũng có trăng rằm
Riêng con lặng lẽ âm thầm nhớ quê
Bao giờ con mới trở về
Viếng thăm mồ mẹ nằm kề bên cha?
Xin mời độc giả thưởng thức (mới bổ sung)
Vườn cau khóm trúc luống cà cây chanh
Đêm dài thôn xóm vắng tanh
Có con nhện nhỏ mỏng manh bắt cầu
Mẹ thì sắp xếp thúng trầu
Còn con hái bưởi dưới bầu trăng thanh
Những năm tháng tốt ngày lành
Vài đêm vất vả để dành một năm
Quê người cũng có trăng rằm
Riêng con lặng lẽ âm thầm nhớ quê
Bao giờ con mới trở về
Viếng thăm mồ mẹ nằm kề bên cha?
Virginia 14 tháng tư Tân Mão (2011)
Trần Lâm Phát
31-05-2011
31-05-2011
Mẹ
Đã hơn 30 năm rồi tôi không có cơ hội để đọc lại bài thơ “Mất
mẹ” và nhìn những hàng lệ chảy dài trên đôi má với cặp mắt đỏ ngầu của những nữ
sinh và những khuôn mặt buồn hiu của các cậu trai lớp 10 khi nghe tôi giảng nghĩa từng lời thơ và vai
trò cao quí của người mẹ, nhất là bà Mẹ Việt Nam. Đây chỉ là những nét sơ lược những nổi khốn cùng
của thân phận mồ côi và những dòng văn thơ ca ngợi bà mẹ của chúng ta.
Mất mẹ
Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận kẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi
Hoàng hôn phũ trên mộ
Chuông chùa nhè nhẹ rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời
Vô Danh
Tác giả đã ghi lại nỗi lòng của một đứa bé mồ côi:
Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận kẻ mồ côi
Lời thơ rất đơn sơ, gọn gàng, diển
tả nổi đau thương của người bất hạnh.
Người xưa cũng không ngần ngại giáo
dục kẻ hậu sinh sự diểm phúc của người có cha có mẹ:
Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt giây
Đờn đứt giây còn xoay còn nối
Cha mẹ mất rồi con chịu mồ côi!
Thiệt thòi hơn nữa cho sự mất mát
của cha mẹ vì
Mồ côi khổ lắm ai ơi!
Đói cơm không ai biết, lỡ lời không ai phân
Mẹ là ai ? Ai cũng một lần có mẹ
nhưng có người may mắn còn mẹ, có người bất hạnh đã mất mẹ vừa lúc lọt lòng. Dù
thế nào chăng nữa mẹ cũng cưu mang đứa con của mình chín tháng mười ngày. Biết
bao nổi nhọc nhằn mà người mẹ đã gánh chịu từ lúc đứa bé tượng hình cho đến khi
trưởng thành.
Ca dao ta cũng truyền bá từ đời này qua đời khác tấm lòng của
mẹ:
Mẹ già như chuối
ba hương
Như xôi nếp một[1] như đường mía lau
Dưới ách thống trị của nền phong kiến thực dân, dân ta bị thất
học cho nên dân gian dùng những hình ảnh cụ thể trong cuộc sống mà so sánh công
lao của người mẹ. Ai cũng biết sự ngọt
ngào của chuối ba hương, sự dẻo dai và thơm tho của nếp và sự uyển chuyển thanh tao, nhỏ nhắn, ngọt
ngào, hiên ngang của cây mía lau. Tất cả những đặc tính của người mẹ được diễn
tả rất cụ thể và rõ ràng qua hai câu thơ lục bát này.
Người mẹ luôn luôn bảo vệ cho đứa con của mình; cho nên mất
mẹ là “Mất cả một bầu trời!”:
Mồ côi cha ăn cơm với cá
Mồ côi mẹ liếm lá đầu đường
Rồi em bé mồ
côi không thể khóc, nén thương đau trong lòng khi thấy mọi dứa trẻ xung quanh
đều oà lên nức nở:
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Cái im lặng đó là một mũi tên độc đã bay vào tim của em bé,
không thốt nên lời.
Thế rồi giọt nước mắt nhạt nhoè trên đôi má. Thì ra em bé đã
khóc tự lúc nào, cái khóc im lìm chứa chan nỗi khổ đau. Có lẻ em bé thầm ao ước được nằm trong vòng
tay âu yếm của mẹ hiền:
Để dòng nước
mắt chảy
Là bớt khổ đi
rồi
Cái khổ đau này kéo dài trong cuộc đời của em bé. Mỗi ngày
khi hoàng hôn bắt đầu chĩu xuống, ánh nắng chiều lướt qua mồ mẹ cùng với tiếng
ngân nga của chuông chùa đã nhắc nhở em bé là mình đã mất mẹ và vết thương lại
quặng lên:
Hoàng hôn phũ
trên mộ
Chuông chùa
nhè nhẹ rơi
Tôi thấy tôi
mất mẹ
Mất cả một bầu
trời
Tác giả đã cho ta cái nhìn về tầm quan trọng của mẹ trong cuộc
sống hàng ngày. Trong bài “triết lý giáo dục”, Trần-Lâm Phát đã viết:
“Mẹ là người thầy đầu tiên; khi đứa bé vừa lọt lòng, mẹ đã dạy
con uống sữa; khi đứa bé lớn lên, mẹ dạy con học ăn, học nói, học gói và học mở[2].
Sau cùng mẹ dạy con phong tục, lễ nghi, nhân cách và phẩm độ của con người”
Xã hội ta đã giao cho bà mẹ một trọng trách nặng nề:
Con hư tại
mẹ, cháu hư tại bà
Năm 2002 nhà thơ Mỹ Huệ cũng không khác gì với chúng ta, chỉ
còn cách duy nhất là ước ao cho mẹ theo cha về cỏi niết bàn:
Mẹ đã theo
cha về cỏi Phật,
Con còn ngơ
ngẩn bước trần ai.
Áo con nay kết hoa hồng trắng[3]
Thắp nến hương trầm khóc mẹ yêu.
Cầu mẹ phiêu diêu miền cực lạc
Nước nhược non bồng ấm gót chân.
Thôi nhé mẹ ơi con tiển mẹ,
Ơn nghĩa sinh thành dạ khắc ghi
Áo con nay kết hoa hồng trắng[3]
Thắp nến hương trầm khóc mẹ yêu.
Cầu mẹ phiêu diêu miền cực lạc
Nước nhược non bồng ấm gót chân.
Thôi nhé mẹ ơi con tiển mẹ,
Ơn nghĩa sinh thành dạ khắc ghi
Năm 1962 Thiền sư Thích Nhất
Hạnh cũng đã vinh danh người Mẹ qua tác phẩm ‘Bông Hồng Cài Áo” và nhạc sĩ Phạm
Thế Mỹ đã phổ nhạc:
Rủi mai này mẹ
hiền có mất đi
Như đóa hoa
không mặt trời
Như trẻ thơ
không nụ cười
Và đời mình
không lớn khôn thêm
Như bầu trời
thiếu ánh sao đêm
Mẹ lúc nào cũng sát cánh bên con, lo sợ con phải mũi lòng
khi tạm xa mẹ mặc dù chỉ trong khoảnh khắc đến trường. Năm 1941 nhà văn Thanh Tịnh
ghi lại sự yêu thương cao cả của bà mẹ đưa con đi đến trường lần đầu tiên:
“ Tôi quên thế nào được
buổi mai hôm ấy một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy
tay tôi dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp…”
“…Tôi cảm thấy sau lưng
tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên
thấy nặng nề một cách lạ ….
…… Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức
nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thúc thít
đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi .”
Những cử chỉ âu yếm đó của mẹ hiền làm sao đứa bé mồ côi có
giây phút để tận hưởng.
Bên cạnh vai trò của người thầy, mẹ còn là một lương y. Người
mẹ luôn luôn biết được những nguyên nhân đã làm cho con mình bị ấm đầu hay sổ mũi
trong lúc trở trời và mẹ đã tìm được biện pháp để ngăn ngừa những bịnh tật ấy.
Chỉ nhìn vào sắc mặt hay giọng nói của con, người mẹ đã biết ngay con mình mạnh
khoẻ hay không và đương nhiên mẹ sẽ tìm cho con liều thuốc để vượt qua những lúc
không may ấy:
Mỗi lần con ốm mẹ buồn lo!
Bán đôi bông cưới, mua thang thuốc
Múa bánh tai heo, giấy học trò
(Khói trắng, Kiên Giang, 13-6-1961)
(Khói trắng, Kiên Giang, 13-6-1961)
Mẹ là người phụng sự
cho các con, cho chồng còn hơn người giúp việc. Người dân da đỏ của Mỹ đã và đang
nói: “ Người đàn ông làm việc từ lúc bình minh cho đến hoàng hôn nhưng công việc
của đàn bà thì không bao giờ kết thúc”
Công việc của mẹ chẳng khác gì như người ở không công.
Nhà thơ Trần tế Xương (1870-1907) đã ghi lại sự cần cù nhẫn
nại và hy sinh cao cả của bà mẹ Vệt-Nam trong bài thơ “Thương vợ”:
Quanh năm buôn bán ở mom sông[4],
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Sống trong hoàn cảnh thống trị của Nho
giáo và phong kiến chủ nghĩa “trai năm thê bảy thiếp; gái chín chuyên một chồng”,
bà mẹ Việt-nam chịu cảnh ức hiếp của chồng:
Gió đưa buội
chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ
bè con thơ
Con thơ tay ẳm
tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng bông
Thậm chí hơn nữa là mấy cô em chồng ức hiếp chị
dâu, gây sự khinh hoàng trong cuộc sống hàng ngày:
“Giặc bên Ngô[5] khôngbằng
mấy bà cô bên chồng”
Nước ta là một nước có chiến tranh
lâu dài nhất trên thế giới, cho nên bà mẹ Việt-nam ngoài bổn phận dâu hiền con
thảo, còn phải đảm dang trách nhiệm của chồng.Trong tác phẩm “Chinh Phụ ngâm khúc”,
bà Đoàn Thị Điểm dịch (?):
Lòng lão thân
buồn khi tựa cửa,
Miệng hài nhi
chờ bữa mớm cơm.
Ngọt bùi thiếp
đã hiếu nam,
Dạy con đèn
sách thiếp làm phụ thân
Biết bao thơ, văn, nhạc, kịch đã ghi lại tấm lòng sắc son
cao cả của bà mẹ Việt-Nam.
Hương Giang thuộc giáo
phận Thái bình trong phần mở đầu bài “Mẹ ơi! Con không thể nói”[6] đã
viết:
“Từ bao đời nay, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thơ văn cũng như trong
cuộc sống đời thường thật đẹp biết bao. Đó là hình ảnh những người mẹ, người
chị tảo tần một nắng hai sương hy sinh cho hạnh phúc của chồng con.”
Ngày 30 tháng mười năm
1994, trong lề vinh danh tuổi thọ bát tuần cho bà Đặng Thị Bạch Tuyết[7],
nhà khảo cứu Hồ Thiếu Bảo đã nhắc nhở kẻ hậu sinh: “ Hình ảnh của mẹ mãi mãi là
một hình ảnh diệu kỳ, cho dù thế kỷ này với tất cả những tân tiến nhất, như bay
lên vũ trụ những con tàu, kỳ diệu sao bằng mẹ gánh rau”
Tình mẫu tử là một mối tình thiên liêng bất tận. Mặc dù ngôn
ngữ bất dồng trên thế giới nhưng em bé đều bắt đầu gọi mẹ với vần “M”.
Em bé
Việt-nam ta gọi Mẹ hay Má, những người nói tiếng Anh gọi Mother, Mommy,
những người nói tiếng Pháp thì gọi Mère, Maman, người Trung
Quốc thì gọi Mǔ shẽn (母親) etc.
Mía lau
[1] Có sách
ghi nếp mật
[2] Tục ngữ
[3] Hoa hồng
trắng cho ai đã mất mẹ
Hoa hồng đỏ
cho ai còn mẹ
[4] Sông Vị ở
Nam
định
[5] Nhà Ngô
bên Trung quốc rất tàn nhẫn với dân ta
[6] Trích từ
http://www.ttmv.de/index.php?option=com_content&view=article&catid=60:van&id=49:m-i-con-khong-th-noi
[7] Mẹ của Đinh
Quốc Hùng, và là chị ruột của nhạc sĩ Đặng Thế Phong
🌹🌹🌹🌹🌹🌹🌹
Xin mời độc giả thưởng thức (mới bổ sung)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét