Issac Bashevis Singer là một nhà văn Mỹ gốc Ba Lan; đúng hơn, nhà văn Mỹ gốc Do Thái, sinh tại Ba Lan. Hầu hết truyện của ông đều viết bằng tiếng Hébreu và Yiddish, ngôn ngữ Do Thái cổ và lấy bối cảnh của những ngôi làng nhỏ hoặc những khu nhà ổ chuột ở Ba Lan, nơi có các cộng đồng Do Thái cư ngụ, trước thế chiến thứ 2. Nghệ thuật viết văn của ông xuất phát từ truyền thống kê chuyện dân gian vốn rất phổ biến ở vùng Đông Âu qua hàng nhiều thế kỷ. Ông viết không cần trau chuốt, mà để cho giòng văn chảy ra một cách tự nhiên. Ông được tặng giải Nobel văn chương năm 1978. “Taibele and her Demon” (Taibele và Con Quỷ), một trong những truyện ngắn hay nhất của Singer, được chọn đưa vào tuyển tập “World’s Best Contemporary Short Stories”, bản tiếng Anh của Mirra Ginsber, do tạp chí Short Story International xuất bản năm 1966. Bản dịch Việt này đã đi trên tạp chí Sông Hương (Huế,Việt Nam) số 41, tháng 02 & 3/1990 với phụ bản của nhà thơ Nguyễn Đính (1942-2018). Dịch giả nhuận sắc lại tháng 10/2019.
Hai vợ chồng cư ngụ ở Lashnik, một thị trấn không xa Lublin[1] lắm. Chồng là Chaim Nossen và vợ là Taibele. Họ không có con. Chẳng phải vì cuộc sống chung có gì trắc trở; Taibele đã sinh cho chồng nàng một cậu con trai và hai cô con gái, nhưng cả ba đều chết yểu, đứa thì vì bệnh ho gà, đứa thì vì bị sốt phát ban và đứa thì vì bệnh bạch hầu. Sau đó Taibele mất khả năng sinh đẻ. Mọi lời cầu nguyện, mọi bùa chú, mọi thứ thuốc thang đều vô hiệu. Nỗi thống khổ đã khiến Nossen sống tách biệt với mọi người. Chàng xa hẳn vợ, ăn chay, không ngủ nhà mà ngủ ở trên ghế tu viện. Còn Taibele thì ngồi suốt ngày tại cửa tiệm vải do cha mẹ nàng để lại, bên phải là cây thước, bên trái là chiếc kéo lớn, còn trước mặt là cuốn kinh cầu nguyện dành cho phụ nữ viết bằng tiếng Yiddish.[2] Claim Nossen, vóc người cao, gầy, đôi mắt đen và chòm râu lưa thưa, lúc nào cũng có vẻ buồn rầu, lặng lẽ, ngay cả những lúc hạnh phúc nhất. Taibele thì dáng người nhỏ nhắn, xinh đẹp, với đôi mắt xanh và khuôn mặt tròn trịa. Dù bị đấng tối cao trừng phạt, nhưng lúc nào nàng cũng tươi cười, để lộ đôi má lúm đồng tiền duyên dáng. Giờ thì nàng chẳng cần phải nấu ăn cho ai nữa, nhưng hàng ngày, nàng cũng đốt lò và nấu cho mình một ít cháo hay xúp. Nàng cũng tiếp tục khâu vá, khi thì đôi vớ, khi thì chiếc áo lót; thỉnh thoảng đan thêu một cái gì đó. Tính nàng chẳng thích than thân, trách phận, hay sầu não gì.
Một ngày kia, Nossen bỏ chiếc khăn choàng, cái hộp da đựng kinh sách, bộ quần áo lót và một ổ bánh mì vào túi xách rồi bỏ nhà ra đi. Người hàng xóm hỏi chàng đi đâu, chàng trả lời, “Thấy đâu thì đi đấy.”
Khi Taibele nghe tin chồng bỏ nàng ra đi thì đã quá muộn. Chàng đã ở bên kia sông rồi. Nghe nói chàng đã thuê xe chở chàng đến Lublin. Taibele bèn thuê một người đi tìm chồng, nhưng cuối cùng chẳng thấy ai trở về. Mới có ba mươi ba tuổi đời, nàng đã là một người vợ bị ruồng bỏ.
Sau một thời gian tìm kiếm, Taibele biết rằng nàng chẳng còn hy vọng gì nữa. Thượng Đế đã mang đi cả con, cả chồng nàng. Nàng chẳng bao giờ có thể lấy chồng được nữa; từ giờ, nàng phải sống hoàn toàn đơn độc. Tất cả cái mà nàng còn lại là căn nhà, cửa tiệm và đồ dùng cá nhân. Người thành phố thương cảm nàng vì nàng là một phụ nữ kín đáo, tốt bụng và đàng hoàng trong việc buôn bán. Mọi người tự hỏi: Sao nàng phải hứng chịu những bất hạnh như thế? Nhưng ai mà hiểu được ý trời.
Taibele có nhiều bạn bè trong số những phụ nữ ở cùng thành phố mà nàng quen biết từ thời thơ ấu. Ban ngày, các bà ai cũng bận bịu việc nhà, nhưng chiều lại, đám bạn bè của Taibele thường tụ tập lại tán gẫu với nhau. Mùa hè, họ thường ngồi trên chiếc ghế trước cửa nhà, kể cho nhau nghe chuyện này, chuyện nọ.
Vào một buổi tối mùa hè không trăng, khi cả thị trấn chìm trong bóng tối, Taibele ngồi với đám bạn bè trên chiếc ghế dài, kể cho họ nghe một câu chuyện mà nàng vừa đọc trong cuốn sách mua được từ một người bán hàng rong. Chuyện kể về một thiếu phụ Do Thái trẻ bị một con quỷ hiếp dâm, rồi sau đó sống với nó như vợ chồng. Taibele kể lại câu chuyện một cách rất chi tiết. Mọi người ngồi túm tụm vào nhau, cầm tay nhau, thốt ra những lời phỉ nhổ, rồi lại vừa cười vừa sợ hãi. Một người hỏi:
– Sao chị ta lại không dùng bùa để xua nó đi nhỉ?
Taibele trả lời:
– Không phải là con quỷ nào cũng sợ bùa chú đâu.
– Thế sao chị ta lại không đến báo với Giáo trưởng?[3]
– Con quỷ cảnh cáo cô ta rằng hắn sẽ bóp cổ cô nếu tiết lộ bí mật.
Một bà kêu lên:
– Ôi thật khốn khổ, cầu xin Thượng Đế che chở chúng con để đừng ai chịu cảnh như thế!
Một bà khác nói:
– Giờ mà về nhà thì tôi sợ quá.
Một bà lên tiếng hứa:
– Để tôi đưa bà về.
Trong khi họ đang nói chuyện thì Alchonon, một người trợ giáo[4] vốn nuôi hy vọng sẽ trở thành một kẻ pha trò chuyên nghiệp trong các đám cưới, tình cờ đi ngang qua. Anh chàng Alchonon này, góa vợ đã năm năm, nổi tiếng là một kẻ gàn dở, ưa chọc ghẹo, thứ đàn ông sống buông tuồng. Bước chân anh ta đi thường không gây tiếng động vì anh ta mang giày mà như đi chân không do đế giày đã rách toạc. Khi nghe Taibele kể chuyện, anh ta dừng lại lắng nghe. Bóng đêm thì quá dày đặc, mà các bà lại quá say mê câu chuyện, nên chẳng ai trông thấy anh ta. Anh chàng Alchonon này vốn là một tay phóng đãng, biết đủ thứ trò ma mãnh. Chẳng thế mà chỉ trong phút chốc anh ta hình thành một kế hoạch tinh quái.
Một ngày kia, Nossen bỏ chiếc khăn choàng, cái hộp da đựng kinh sách, bộ quần áo lót và một ổ bánh mì vào túi xách rồi bỏ nhà ra đi. Người hàng xóm hỏi chàng đi đâu, chàng trả lời, “Thấy đâu thì đi đấy.”
Khi Taibele nghe tin chồng bỏ nàng ra đi thì đã quá muộn. Chàng đã ở bên kia sông rồi. Nghe nói chàng đã thuê xe chở chàng đến Lublin. Taibele bèn thuê một người đi tìm chồng, nhưng cuối cùng chẳng thấy ai trở về. Mới có ba mươi ba tuổi đời, nàng đã là một người vợ bị ruồng bỏ.
Sau một thời gian tìm kiếm, Taibele biết rằng nàng chẳng còn hy vọng gì nữa. Thượng Đế đã mang đi cả con, cả chồng nàng. Nàng chẳng bao giờ có thể lấy chồng được nữa; từ giờ, nàng phải sống hoàn toàn đơn độc. Tất cả cái mà nàng còn lại là căn nhà, cửa tiệm và đồ dùng cá nhân. Người thành phố thương cảm nàng vì nàng là một phụ nữ kín đáo, tốt bụng và đàng hoàng trong việc buôn bán. Mọi người tự hỏi: Sao nàng phải hứng chịu những bất hạnh như thế? Nhưng ai mà hiểu được ý trời.
Taibele có nhiều bạn bè trong số những phụ nữ ở cùng thành phố mà nàng quen biết từ thời thơ ấu. Ban ngày, các bà ai cũng bận bịu việc nhà, nhưng chiều lại, đám bạn bè của Taibele thường tụ tập lại tán gẫu với nhau. Mùa hè, họ thường ngồi trên chiếc ghế trước cửa nhà, kể cho nhau nghe chuyện này, chuyện nọ.
Vào một buổi tối mùa hè không trăng, khi cả thị trấn chìm trong bóng tối, Taibele ngồi với đám bạn bè trên chiếc ghế dài, kể cho họ nghe một câu chuyện mà nàng vừa đọc trong cuốn sách mua được từ một người bán hàng rong. Chuyện kể về một thiếu phụ Do Thái trẻ bị một con quỷ hiếp dâm, rồi sau đó sống với nó như vợ chồng. Taibele kể lại câu chuyện một cách rất chi tiết. Mọi người ngồi túm tụm vào nhau, cầm tay nhau, thốt ra những lời phỉ nhổ, rồi lại vừa cười vừa sợ hãi. Một người hỏi:
– Sao chị ta lại không dùng bùa để xua nó đi nhỉ?
Taibele trả lời:
– Không phải là con quỷ nào cũng sợ bùa chú đâu.
– Thế sao chị ta lại không đến báo với Giáo trưởng?[3]
– Con quỷ cảnh cáo cô ta rằng hắn sẽ bóp cổ cô nếu tiết lộ bí mật.
Một bà kêu lên:
– Ôi thật khốn khổ, cầu xin Thượng Đế che chở chúng con để đừng ai chịu cảnh như thế!
Một bà khác nói:
– Giờ mà về nhà thì tôi sợ quá.
Một bà lên tiếng hứa:
– Để tôi đưa bà về.
Trong khi họ đang nói chuyện thì Alchonon, một người trợ giáo[4] vốn nuôi hy vọng sẽ trở thành một kẻ pha trò chuyên nghiệp trong các đám cưới, tình cờ đi ngang qua. Anh chàng Alchonon này, góa vợ đã năm năm, nổi tiếng là một kẻ gàn dở, ưa chọc ghẹo, thứ đàn ông sống buông tuồng. Bước chân anh ta đi thường không gây tiếng động vì anh ta mang giày mà như đi chân không do đế giày đã rách toạc. Khi nghe Taibele kể chuyện, anh ta dừng lại lắng nghe. Bóng đêm thì quá dày đặc, mà các bà lại quá say mê câu chuyện, nên chẳng ai trông thấy anh ta. Anh chàng Alchonon này vốn là một tay phóng đãng, biết đủ thứ trò ma mãnh. Chẳng thế mà chỉ trong phút chốc anh ta hình thành một kế hoạch tinh quái.
*
Sau khi đám đàn bà đã ra về hết, Alchonon chui vào vườn Taibele. Anh ta nấp sau một thân cây, nhìn qua cửa sổ. Vừa thấy Taibele lên giường tắt đèn đi ngủ, anh ta lẻn ngay vào nhà. Taibele thường không chốt cửa vì thị trấn này không hề có kẻ cắp. Đến hành lang, anh ta cởi bỏ cái áo chùng xộc xệch, chiếc áo lễ, quần dài và đứng trần truồng như nhộng. Rồi nhón chân đi vào giường Taibele. Đang thiêm thiếp ngủ, bỗng nhiên, nàng thấy một khuôn mặt lù lù hiện ra trong bóng tối. Nàng kinh hãi đến nỗi không la lên được. Nàng thì thào, giọng run rẩy:
– “Ai đó?”
Bằng giọng khào khào, Alchonon đáp:
– Taibele, đừng có la. Nếu la lên, ta sẽ giết ngươi ngay. Ta là quỷ Hurmizah, kẻ ngự trị bóng tối, mưa gió, sấm sét và dã thú. Ta là con quỷ đã lấy người đàn bà trẻ mà ngươi kể hồi hôm. Vì ngươi kể chuyện quá hấp dẫn như thế, nên từ địa ngục, ta đã nghe lời ngươi, và rất thèm muốn thân xác ngươi. Đừng chống cự vô ích vì những ai không theo ý ta, ta sẽ mang đi sang bên kia Dãy Núi Bóng Tối, đến một vùng hoang dã, nơi không có vết chân người, nơi mà chẳng có dã thú nào dám đến, nơi mà đất bằng sắt, trời bằng đồng. Ta sẽ ném chúng vào gai và lửa, giữa đám rắn rết, bò cạp cho đến khi thịt xương bị nghiền nát thành tro bụi và rồi chúng sẽ mãi mãi đắm chìm trong vực thẳm. Còn nếu ngươi chiều theo ý muốn của ta, chẳng những không ai đụng đến sợi tóc của ngươi mà ta còn ban cho ngươi sự thành công trong mọi việc…
Nghe nói thế, Taibele nằm bất động như bị cơn ngất xỉu. Tim nàng thoi thóp như muốn ngừng đập. Nàng nghĩ cuộc đời nàng sắp chấm dứt. Một lát sau, nàng thu hết can đảm, thì thào:
– Ông muốn gì nơi tôi? Tôi là đàn bà có chồng.
Gã trợ giáo lên giọng:
– Chồng ngươi chết rồi. Chính ta đã đi theo tang lễ của hắn. Quả thật là ta không thể đến nhà Giáo trưởng để xác nhận và để ngươi tự do tái giá, vì bọn Giáo trưởng đó chả tin gì bọn ta. Vả lại, ta chẳng dám bước qua ngưỡng cửa phòng Giáo trưởng đâu. Ta sợ Đấng Thiêng Liêng chứ. Nhưng ta không hề nói láo. Chồng ngươi đã chết vì bệnh truyền nhiễm, giờ thì sâu bọ đã gặm hết thịt xương hắn rồi. Mà dù cho hắn có còn sống, ngươi có ăn nằm với ta cũng được, vì Luật Đạo[5] không áp dụng đối với bọn ta.
Trong lốt quỷ Hurmizah, người trợ giáo tiếp tục thuyết phục, khi thì ngọt ngào, khi thì đe dọa. Anh ta nhắc đến tên của những thiên thần và những ác quỷ, những ác thú, những con ma cà rồng. Anh ta quả quyết rằng Asmodeus, Vua các Loài Quỷ, là bác nuôi của anh ta. Còn Tilith, Nữ Hoàng Quỷ, thì nhảy múa bằng một chân và lúc nào cũng chiều chuộng anh ta. Shibtah, con quỷ cái chuyên bắt cóc trẻ con, là kẻ thường làm bánh bằng mỡ của bọn phù thủy và chó mực, và nướng bánh trên lò Địa Ngục cho anh ta ăn. Anh ta nói dông nói dài, viện dẫn cả những chuyện ngụ ngôn và tục ngữ dí dỏm đến nỗi cuối cùng Taibele cũng phải phì cười. Anh ta thề là đã yêu Taibele từ lâu. Anh ta tả lại áo quần và khăn choàng mà nàng dùng năm nay cũng như năm trước; kể lại những ý nghĩ thầm kín của nàng khi nàng nhồi bột chuẩn bị cho bữa ăn lễ Sabbath,[6] khi nàng tắm rửa trong phòng tắm, và cả khi nàng đi đại tiện. Anh ta cũng nhắc cho nàng nhớ là có buổi sáng, khi thức dậy, nàng thấy có dấu vết bầm trên ngực. Nàng cứ tưởng đó là do ma cắn. Thực ra, đó là dấu vết do môi của con quỷ Hurmizah để lại sau một cái hôn, anh ta bảo thế.
Một lát sau, con quỷ leo lên giường Taibele, và ăn nằm với nàng. Hắn giao hẹn với nàng rằng kể từ nay, hắn sẽ đến với nàng hai lần mỗi tuần, vào tối thứ tư và tối lễ Sabbath, là những tối mà bọn vô đạo[7] có quyền đi khắp mọi nơi. Dù thế hắn cảnh cáo nàng không được tiết lộ cho bất cứ ai biết chuyện gì đã xảy ra cho nàng, ngay cả nói bóng nói gió cũng không được, nếu không nghe, nàng phải chịu hình phạt thảm khốc, chẳng hạn hắn sẽ giựt hết tóc nàng, đâm thủng mắt nàng, cắn đứt rốn nàng. Hắn sẽ mang nàng đến một miền hoang vu – nơi đó, bánh mì là phân, nước là máu, và tiếng than khóc, rền rĩ của quỷ sẽ vọng lại suốt ngày đêm. Hắn buộc Taibele thề độc rằng nàng sẽ giữ bí mật suốt đời. Taibele thấy không còn một lối thoát nào khác. Nàng đặt tay lên đùi thề và làm theo những điều con quỷ dặn.
Trước khi ra về, con quỷ Hurmizah hôn nàng thật lâu, thật đắm đuối, và vì hắn là quỷ, không phải là người, nên Taibele đã hôn lại nó, nước mắt nàng đẫm ướt râu của hắn. Dù hắn có là quỷ đi nữa, hắn cũng đã đối xử với nàng quá tử tế…
Hurmizah đi rồi, Taibele vùi đầu trong gối, khóc thổn thức cho đến sáng.
– “Ai đó?”
Bằng giọng khào khào, Alchonon đáp:
– Taibele, đừng có la. Nếu la lên, ta sẽ giết ngươi ngay. Ta là quỷ Hurmizah, kẻ ngự trị bóng tối, mưa gió, sấm sét và dã thú. Ta là con quỷ đã lấy người đàn bà trẻ mà ngươi kể hồi hôm. Vì ngươi kể chuyện quá hấp dẫn như thế, nên từ địa ngục, ta đã nghe lời ngươi, và rất thèm muốn thân xác ngươi. Đừng chống cự vô ích vì những ai không theo ý ta, ta sẽ mang đi sang bên kia Dãy Núi Bóng Tối, đến một vùng hoang dã, nơi không có vết chân người, nơi mà chẳng có dã thú nào dám đến, nơi mà đất bằng sắt, trời bằng đồng. Ta sẽ ném chúng vào gai và lửa, giữa đám rắn rết, bò cạp cho đến khi thịt xương bị nghiền nát thành tro bụi và rồi chúng sẽ mãi mãi đắm chìm trong vực thẳm. Còn nếu ngươi chiều theo ý muốn của ta, chẳng những không ai đụng đến sợi tóc của ngươi mà ta còn ban cho ngươi sự thành công trong mọi việc…
Nghe nói thế, Taibele nằm bất động như bị cơn ngất xỉu. Tim nàng thoi thóp như muốn ngừng đập. Nàng nghĩ cuộc đời nàng sắp chấm dứt. Một lát sau, nàng thu hết can đảm, thì thào:
– Ông muốn gì nơi tôi? Tôi là đàn bà có chồng.
Gã trợ giáo lên giọng:
– Chồng ngươi chết rồi. Chính ta đã đi theo tang lễ của hắn. Quả thật là ta không thể đến nhà Giáo trưởng để xác nhận và để ngươi tự do tái giá, vì bọn Giáo trưởng đó chả tin gì bọn ta. Vả lại, ta chẳng dám bước qua ngưỡng cửa phòng Giáo trưởng đâu. Ta sợ Đấng Thiêng Liêng chứ. Nhưng ta không hề nói láo. Chồng ngươi đã chết vì bệnh truyền nhiễm, giờ thì sâu bọ đã gặm hết thịt xương hắn rồi. Mà dù cho hắn có còn sống, ngươi có ăn nằm với ta cũng được, vì Luật Đạo[5] không áp dụng đối với bọn ta.
Trong lốt quỷ Hurmizah, người trợ giáo tiếp tục thuyết phục, khi thì ngọt ngào, khi thì đe dọa. Anh ta nhắc đến tên của những thiên thần và những ác quỷ, những ác thú, những con ma cà rồng. Anh ta quả quyết rằng Asmodeus, Vua các Loài Quỷ, là bác nuôi của anh ta. Còn Tilith, Nữ Hoàng Quỷ, thì nhảy múa bằng một chân và lúc nào cũng chiều chuộng anh ta. Shibtah, con quỷ cái chuyên bắt cóc trẻ con, là kẻ thường làm bánh bằng mỡ của bọn phù thủy và chó mực, và nướng bánh trên lò Địa Ngục cho anh ta ăn. Anh ta nói dông nói dài, viện dẫn cả những chuyện ngụ ngôn và tục ngữ dí dỏm đến nỗi cuối cùng Taibele cũng phải phì cười. Anh ta thề là đã yêu Taibele từ lâu. Anh ta tả lại áo quần và khăn choàng mà nàng dùng năm nay cũng như năm trước; kể lại những ý nghĩ thầm kín của nàng khi nàng nhồi bột chuẩn bị cho bữa ăn lễ Sabbath,[6] khi nàng tắm rửa trong phòng tắm, và cả khi nàng đi đại tiện. Anh ta cũng nhắc cho nàng nhớ là có buổi sáng, khi thức dậy, nàng thấy có dấu vết bầm trên ngực. Nàng cứ tưởng đó là do ma cắn. Thực ra, đó là dấu vết do môi của con quỷ Hurmizah để lại sau một cái hôn, anh ta bảo thế.
Một lát sau, con quỷ leo lên giường Taibele, và ăn nằm với nàng. Hắn giao hẹn với nàng rằng kể từ nay, hắn sẽ đến với nàng hai lần mỗi tuần, vào tối thứ tư và tối lễ Sabbath, là những tối mà bọn vô đạo[7] có quyền đi khắp mọi nơi. Dù thế hắn cảnh cáo nàng không được tiết lộ cho bất cứ ai biết chuyện gì đã xảy ra cho nàng, ngay cả nói bóng nói gió cũng không được, nếu không nghe, nàng phải chịu hình phạt thảm khốc, chẳng hạn hắn sẽ giựt hết tóc nàng, đâm thủng mắt nàng, cắn đứt rốn nàng. Hắn sẽ mang nàng đến một miền hoang vu – nơi đó, bánh mì là phân, nước là máu, và tiếng than khóc, rền rĩ của quỷ sẽ vọng lại suốt ngày đêm. Hắn buộc Taibele thề độc rằng nàng sẽ giữ bí mật suốt đời. Taibele thấy không còn một lối thoát nào khác. Nàng đặt tay lên đùi thề và làm theo những điều con quỷ dặn.
Trước khi ra về, con quỷ Hurmizah hôn nàng thật lâu, thật đắm đuối, và vì hắn là quỷ, không phải là người, nên Taibele đã hôn lại nó, nước mắt nàng đẫm ướt râu của hắn. Dù hắn có là quỷ đi nữa, hắn cũng đã đối xử với nàng quá tử tế…
Hurmizah đi rồi, Taibele vùi đầu trong gối, khóc thổn thức cho đến sáng.
Tranh minh hoạ Nguyễn Đính (1942-2018)
Thế là, cứ đêm thứ tư và thứ bảy hàng tuần, Hurmizah lại đến với nàng. Taibele sợ rằng nàng sẽ có thai và cho ra đời một con quỷ có đuôi và sừng – một thứ tiểu quỷ, hoặc là một thằng ngốc. Nhưng Hurmizah hứa bảo vệ thanh danh nàng. Taibele hỏi hắn nàng có cần phải đi làm lễ tắm rửa để thanh tẩy sau những ngày ô uế hay không, thì Hurmizah nói rằng những luật tắc liên hệ đến kinh nguyệt không áp dụng đối với những người dan díu với kẻ ô trọc.
*
Tục ngữ có nói, Trời thường giúp người ta quen dần với mọi thứ. Taibele cũng thế. Lúc đầu, nàng sợ người khách đêm của nàng làm hại nàng, khiến nàng nổi mụt nhọt hay đầu bù tóc rối, làm cho nàng phải sủa như chó, hoặc phải uống nước tiểu, hoặc mang đến cho nàng những điều bất hạnh. Nhưng Hurmizah không đánh dập hay cấu véo nàng, cũng không khạc nhổ vào nàng. Ngược lại, hắn vuốt ve nàng, nói bên tai những lời âu yếm, đố chữ và đọc thơ cho nàng nghe. Thỉnh thoảng, hắn giả giọng con nít, bập bẹ những điều vô nghĩa khiến nàng phải bật cười. Hắn kéo dái tai nàng rồi cắn yêu trên vai nàng khiến buổi sáng thấy còn vết răng trên da. Hắn thuyết phục nàng để tóc dài ra và hắn cột lại thành bím. Hắn còn dạy nàng bùa chú, kể cho nàng nghe bọn bạn bè quỷ của hắn thường cùng hắn đêm đêm bay trên những tàn tích và những cánh đồng nấm độc, trên những đầm muối Sodom, trên những hoang mạc giá lạnh của Biển Băng.
Hắn không chối là hắn có nhiều vợ, nhưng tất cả đều thuộc nòi quỷ cái. Taibele là người vợ duy nhất của hắn có cốt người. Khi Taibele hỏi tên các bà vợ, hắn kể ra một lô: nào là Namah, Machlath, Aff, Chuldah, Zluchah, nào là Nafkah, Cheimah, cả thảy là bảy mụ. (…)[8] Hurmizah mô tả các mụ vợ của hắn và kể cho Taibele là hắn đã đùa giỡn, chơi đuổi bắt trên mái nhà và đủ loại trò chơi tinh nghịch với họ như thế nào. Thông thường thì người đàn bà sẽ nổi cơn ghen khi nghe người đàn ông giao du với những người đàn bà khác, nhưng làm sao con người lại có thể đi ghen với một con quỷ cái? Hoàn toàn ngược lại là khác. Những câu chuyện của Hurmizah về mấy mụ vợ lại làm cho Taibele vui thích, khiến nàng cứ hỏi Hurmizah luôn miệng. Thỉnh thoảng, hắn lại tiết lộ cho nàng những bí mật mà con người không làm sao biết được về Thượng Đế, về các thiên thần của ngài, về những cung điện của ngài, và bảy tầng trời. Hắn cũng kể cho nàng nghe những tội nhân đàn ông và đàn bà bị hành hạ trong vạc dầu và lò than cháy rực, bị đóng đinh trên giường, bị chôn vùi dưới hố tuyết như thế nào, và những hắc thần đánh đập tội nhân bằng những cây roi lửa như thế nào. Hurmizah bảo nàng rằng hình phạt khủng khiếp nhất ở địa ngục là bị thọc lét. Có một tiểu quỷ tên là Lekish chuyên đóng vai trò này. Khi Lekish thọc lét dưới bàn chân và dưới nách của một người đàn bà mang tội thông dâm, thì tiếng cười của nàng vang vọng cho đến tận đảo Madagascar.
Bằng cách đó, Hurmizah làm cho Taibele vui suốt đêm và khiến nàng bắt đầu nhớ nhung ngay khi hắn vừa rời nàng. Những đêm hè đâm ra quá ngắn, vì Hurmizah phải ra đi sau khi gà gáy. Những đêm đông cũng chẳng còn dài. Quả thật là Taibele đã yêu Hurmizah mất rồi và mặc dầu biết rõ là đàn bà thì không nên giao tình với một con quỷ, nhưng nàng vẫn đêm ngày mong ngóng đợi chờ hắn.
Hắn không chối là hắn có nhiều vợ, nhưng tất cả đều thuộc nòi quỷ cái. Taibele là người vợ duy nhất của hắn có cốt người. Khi Taibele hỏi tên các bà vợ, hắn kể ra một lô: nào là Namah, Machlath, Aff, Chuldah, Zluchah, nào là Nafkah, Cheimah, cả thảy là bảy mụ. (…)[8] Hurmizah mô tả các mụ vợ của hắn và kể cho Taibele là hắn đã đùa giỡn, chơi đuổi bắt trên mái nhà và đủ loại trò chơi tinh nghịch với họ như thế nào. Thông thường thì người đàn bà sẽ nổi cơn ghen khi nghe người đàn ông giao du với những người đàn bà khác, nhưng làm sao con người lại có thể đi ghen với một con quỷ cái? Hoàn toàn ngược lại là khác. Những câu chuyện của Hurmizah về mấy mụ vợ lại làm cho Taibele vui thích, khiến nàng cứ hỏi Hurmizah luôn miệng. Thỉnh thoảng, hắn lại tiết lộ cho nàng những bí mật mà con người không làm sao biết được về Thượng Đế, về các thiên thần của ngài, về những cung điện của ngài, và bảy tầng trời. Hắn cũng kể cho nàng nghe những tội nhân đàn ông và đàn bà bị hành hạ trong vạc dầu và lò than cháy rực, bị đóng đinh trên giường, bị chôn vùi dưới hố tuyết như thế nào, và những hắc thần đánh đập tội nhân bằng những cây roi lửa như thế nào. Hurmizah bảo nàng rằng hình phạt khủng khiếp nhất ở địa ngục là bị thọc lét. Có một tiểu quỷ tên là Lekish chuyên đóng vai trò này. Khi Lekish thọc lét dưới bàn chân và dưới nách của một người đàn bà mang tội thông dâm, thì tiếng cười của nàng vang vọng cho đến tận đảo Madagascar.
Bằng cách đó, Hurmizah làm cho Taibele vui suốt đêm và khiến nàng bắt đầu nhớ nhung ngay khi hắn vừa rời nàng. Những đêm hè đâm ra quá ngắn, vì Hurmizah phải ra đi sau khi gà gáy. Những đêm đông cũng chẳng còn dài. Quả thật là Taibele đã yêu Hurmizah mất rồi và mặc dầu biết rõ là đàn bà thì không nên giao tình với một con quỷ, nhưng nàng vẫn đêm ngày mong ngóng đợi chờ hắn.
*
Dù Alchonon góa vợ đã nhiều năm, các người mai mối cũng cố gắng giúp anh ta cưới vợ. Các cô gái được giới thiệu xuất thân từ những gia đình nghèo, góa chồng hoặc đã ly dị, bởi lẽ Alchonon là một anh trợ giáo nghèo, vả lại, anh ta vốn mang tiếng một kẻ vô tích sự. Thế mà Alchonon từ chối hết vì nhiều lý do khác nhau: bà này thì xấu xí, bà kia thì lắm mồm lắm miệng, bàn nọ lại lôi thôi lếch thếch. Đám mai mối thắc mắc: thứ trợ giáo như anh ta, một tuần kiếm được có mấy đồng xu[9] mà lại làm ra vẻ kén cá chọn canh như thế là thế nào. Làm sao mà một người đàn ông lại sống độc thân lâu như thế được? Nhưng không thể buộc người ta phải lấy vợ khi họ chẳng muốn.
Còn Alchonon thì cứ đi vòng vòng trong thị trấn – dáng người cao, gầy, bộ râu đỏ rối rắm, khoác chiếc áo sơ mi nhàu nát, rách rưới, với cục xương cổ nhọn hoắt trồi lên trụt xuống. Anh ta đang đợi tay pha trò đám cưới Reb Zekele chết để thay chân vào đó. Mà ông Zekele này lại chẳng chịu chết; ông ta vẫn còn giúp vui cho những đám cưới bằng cả một kho vô tận những chuyện hài hước và thơ ca, y như hồi còn trẻ. Thế là Alchonon đành phải làm công việc trợ giáo cho đám học trò học vỡ lòng, nhưng rồi chẳng mấy ai chịu giao phó con cho anh ta cả. Anh ta chỉ còn có việc sáng dẫn trẻ đến trường chiều dẫn trẻ về. Còn suốt ngày, anh ta ở vườn Thầy Giáo Reb Itchile, ngồi vót vu vơ những que gỗ nhọn hay cắt giấy trang trí chỉ dùng một năm một lần, vào Lễ Gặt,[10] hoặc nặn tượng bằng đất sét. Cách cửa hiệu của Taibele không xa, có một cái giếng, nơi Alchonon thường đến đó nhiều lần trong ngày, để múc nước hay để uống, nước chảy tràn ra cả bộ râu đỏ của anh ta. Những lúc đó, anh ta thường liếc nhìn Taibele. Taibele thấy thương hại anh ta, tự hỏi tại sao một người đàn ông lại cứ lang thang mãi một mình như thế? Còn Alchonon thì nói thầm với chính mình, “Khổ thân cô,Taibele, nếu mà cô biết ra sự thật!…”
Alchonon sống trong một căn gác xép, tại nhà của một bà góa già vừa điếc vừa lòa. Bà già thường trách anh ta sao không đi đến nhà nguyện để đọc kinh như những người Do Thái khác. Thường thì ngay sau khi dẫn bọn trẻ về nhà, anh ta đọc vội đọc vàng kinh chiều rồi đi ngủ. Đôi khi bà già tưởng như nghe tiếng người trợ giáo thức dậy nửa đêm và đi đâu đó. Bà hỏi Alchonon đi đâu lang thang đêm hôm như thế, thì anh ta bảo là bà nằm mơ. Đám đàn bà thường ngồi với nhau trên ghế mỗi buổi chiều, vừa đan vớ vừa nói chuyện tầm phào, thì đồn đại rằng, cứ đến sau nửa đêm là Alchonon biến thành con ma sói. Một vài người lại nói rằng anh ta dan díu với một con tinh. Nếu không thì tại sao một người đàn ông lại có thể sống độc thân lâu như thế? Những người giàu có chẳng còn giao con cho anh ta nữa. Bây giờ anh ta chỉ hộ tống bọn trẻ con nhà nghèo, nên hiếm khi anh ta được ăn một muỗng đồ ăn nóng, mà đành cam chịu ăn những miếng bánh mì khô.
Vậy nên Alchonon càng lúc càng trở nên gầy ốm, tuy bước chân anh ta vẫn còn nhanh nhẹn. Đôi chân cao nghều, nên anh ta bước đi trên đường như người đi chân cà khêu. Chắc là anh ta hay khát nước, nên cứ thấy anh ta xuống giếng hoài. Thỉnh thoảng anh ta chỉ muốn giúp một người lái buôn hay một người nông dân cho ngựa uống nước. Một hôm, Taibele để ý thấy cái áo choàng anh ta đã sờn rách, nàng bèn nhắn anh ta đến cửa tiệm. Anh ta liếc nhìn nàng sợ hãi, mặt đổi sắc. Taibele nói:
– Tôi thấy cái áo choàng anh rách rồi. Nếu anh muốn tôi sẽ bán chịu cho anh ít mét vải. Sau anh trả dần dần cũng được, mỗi tuần một đồng grivirik[11] thôi.
– Không.
Taibele ngạc nhiên hỏi:
– Sao lại không? Nếu anh chưa trả kịp, tôi cũng chẳng kéo anh đến nhà ông Giáo trưởng đâu. Khi nào có thì trả.
– Không.
Và anh ta vội vã bước ra khỏi cửa tiệm, sợ nàng nhận ra giọng nói của mình.
Dù Alchonon góa vợ đã nhiều năm, các người mai mối cũng cố gắng giúp anh ta cưới vợ. Các cô gái được giới thiệu xuất thân từ những gia đình nghèo, góa chồng hoặc đã ly dị, bởi lẽ Alchonon là một anh trợ giáo nghèo, vả lại, anh ta vốn mang tiếng một kẻ vô tích sự. Thế mà Alchonon từ chối hết vì nhiều lý do khác nhau: bà này thì xấu xí, bà kia thì lắm mồm lắm miệng, bàn nọ lại lôi thôi lếch thếch. Đám mai mối thắc mắc: thứ trợ giáo như anh ta, một tuần kiếm được có mấy đồng xu[9] mà lại làm ra vẻ kén cá chọn canh như thế là thế nào. Làm sao mà một người đàn ông lại sống độc thân lâu như thế được? Nhưng không thể buộc người ta phải lấy vợ khi họ chẳng muốn.
Còn Alchonon thì cứ đi vòng vòng trong thị trấn – dáng người cao, gầy, bộ râu đỏ rối rắm, khoác chiếc áo sơ mi nhàu nát, rách rưới, với cục xương cổ nhọn hoắt trồi lên trụt xuống. Anh ta đang đợi tay pha trò đám cưới Reb Zekele chết để thay chân vào đó. Mà ông Zekele này lại chẳng chịu chết; ông ta vẫn còn giúp vui cho những đám cưới bằng cả một kho vô tận những chuyện hài hước và thơ ca, y như hồi còn trẻ. Thế là Alchonon đành phải làm công việc trợ giáo cho đám học trò học vỡ lòng, nhưng rồi chẳng mấy ai chịu giao phó con cho anh ta cả. Anh ta chỉ còn có việc sáng dẫn trẻ đến trường chiều dẫn trẻ về. Còn suốt ngày, anh ta ở vườn Thầy Giáo Reb Itchile, ngồi vót vu vơ những que gỗ nhọn hay cắt giấy trang trí chỉ dùng một năm một lần, vào Lễ Gặt,[10] hoặc nặn tượng bằng đất sét. Cách cửa hiệu của Taibele không xa, có một cái giếng, nơi Alchonon thường đến đó nhiều lần trong ngày, để múc nước hay để uống, nước chảy tràn ra cả bộ râu đỏ của anh ta. Những lúc đó, anh ta thường liếc nhìn Taibele. Taibele thấy thương hại anh ta, tự hỏi tại sao một người đàn ông lại cứ lang thang mãi một mình như thế? Còn Alchonon thì nói thầm với chính mình, “Khổ thân cô,Taibele, nếu mà cô biết ra sự thật!…”
Alchonon sống trong một căn gác xép, tại nhà của một bà góa già vừa điếc vừa lòa. Bà già thường trách anh ta sao không đi đến nhà nguyện để đọc kinh như những người Do Thái khác. Thường thì ngay sau khi dẫn bọn trẻ về nhà, anh ta đọc vội đọc vàng kinh chiều rồi đi ngủ. Đôi khi bà già tưởng như nghe tiếng người trợ giáo thức dậy nửa đêm và đi đâu đó. Bà hỏi Alchonon đi đâu lang thang đêm hôm như thế, thì anh ta bảo là bà nằm mơ. Đám đàn bà thường ngồi với nhau trên ghế mỗi buổi chiều, vừa đan vớ vừa nói chuyện tầm phào, thì đồn đại rằng, cứ đến sau nửa đêm là Alchonon biến thành con ma sói. Một vài người lại nói rằng anh ta dan díu với một con tinh. Nếu không thì tại sao một người đàn ông lại có thể sống độc thân lâu như thế? Những người giàu có chẳng còn giao con cho anh ta nữa. Bây giờ anh ta chỉ hộ tống bọn trẻ con nhà nghèo, nên hiếm khi anh ta được ăn một muỗng đồ ăn nóng, mà đành cam chịu ăn những miếng bánh mì khô.
Vậy nên Alchonon càng lúc càng trở nên gầy ốm, tuy bước chân anh ta vẫn còn nhanh nhẹn. Đôi chân cao nghều, nên anh ta bước đi trên đường như người đi chân cà khêu. Chắc là anh ta hay khát nước, nên cứ thấy anh ta xuống giếng hoài. Thỉnh thoảng anh ta chỉ muốn giúp một người lái buôn hay một người nông dân cho ngựa uống nước. Một hôm, Taibele để ý thấy cái áo choàng anh ta đã sờn rách, nàng bèn nhắn anh ta đến cửa tiệm. Anh ta liếc nhìn nàng sợ hãi, mặt đổi sắc. Taibele nói:
– Tôi thấy cái áo choàng anh rách rồi. Nếu anh muốn tôi sẽ bán chịu cho anh ít mét vải. Sau anh trả dần dần cũng được, mỗi tuần một đồng grivirik[11] thôi.
– Không.
Taibele ngạc nhiên hỏi:
– Sao lại không? Nếu anh chưa trả kịp, tôi cũng chẳng kéo anh đến nhà ông Giáo trưởng đâu. Khi nào có thì trả.
– Không.
Và anh ta vội vã bước ra khỏi cửa tiệm, sợ nàng nhận ra giọng nói của mình.
*
Về mùa hè, đến với Taibele lúc nửa đêm là điều dễ dàng. Alchonon đi theo những con hẻm phía sau nhà, giữ chặt chiếc áo khoác quanh thân thể trần truồng của mình. Về mùa đông, thay áo quần trong hàng hiên lạnh của nhà Taibele càng lúc càng trở nên vất vả. Nhưng khổ nhất là những đêm sau cơn tuyết rơi đầu mùa. Alchonon sợ nhất là Taibele hay hàng xóm để ý dấu chân của anh ta. Anh ta bị cảm lạnh và bắt đầu húng hắng to. Một đêm, anh ta đi vào giường Taibele với đôi hàm răng đánh lập cập; một hồi lâu anh ta vẫn không thể ấm lên được. Sợ Taibele khám phá ra trò lường gạt của mình, anh ta bịa ra điều này điều nọ và xin lỗi nàng. Nhưng Taibele thì lại chẳng tìm hiểu, cũng chẳng muốn tìm hiểu kỹ làm gì. Từ lâu nàng đã khám phá ra rằng một con quỷ cũng có những thói quen và nhược điểm như con người. Hurmizah cũng đổ mồ hôi, cũng hắt hơi, cũng ngáp. Thỉnh thoảng, hơi thở hắn nghe mùi hành, mùi tỏi. Thân thể của hắn cũng từa tựa như thân thể của chồng nàng, xương xẩu, nhiều lông, có cục xương cổ và một cái lỗ rốn. Có khi Hurmizah vui vẻ, có khi hắn cũng bật ra tiếng thở dài. Chân hắn chẳng phải là chân ngỗng, mà là chân người, có móng và những vết phồng rộp vì lạnh. Có lần Taibele đòi hắn giải thích cho nàng rõ những điều đó, Hurmizah nói:
– Khi kẻ nào trong bọn ta ăn nằm với một người nữ, thì hắn phải biến ra thân thể của một con người. Nếu không nàng ta sẽ chết vì sợ đi chứ!
Quả thật, Taibele đã thân thuộc với hắn và yêu hắn rồi. Nàng chẳng còn khiếp sợ hắn hay các trò tinh quái của hắn một chút nào nữa. Những chuyện hắn kể thì chẳng chê vào đâu được, nhưng nàng thường thấy chúng mâu thuẫn với nhau. Giống như những kẻ hay nói dối, hắn có trí nhớ kém. Hắn đã nói với nàng lúc đầu rằng quỷ thì bất tử. Nhưng có một hôm, hắn hỏi nàng:
– Em sẽ làm gì nếu ta chết đi?
– Nhưng quỷ thì đâu có chết?
– Chúng được dẫn tới cái hố cạn nhất…
Mùa đông năm đó, thị trấn có bệnh dịch. Những cơn gió chướng từ dòng sông, từ những cánh rừng, từ đầm lầy thổi đến. Chẳng phải chỉ trẻ con mà người lớn cũng bị sốt. Trời mưa tầm tã, lại còn mưa đá. Nước lũ phá vỡ đê. Bão thổi bay đi một cánh quạt cối xay gió. Vào đêm thứ Tư, khi Hurmizah vào giường Taibele, nàng để ý thấy thân thể hắn nóng như lửa, nhưng đôi chân lại lạnh ngắt. Hắn run rẩy và rên rỉ. Hắn cố gắng làm cho nàng vui bằng cách kể chuyện về bọn quỷ cái, về cách họ mồi chài đám đàn ông trẻ, về cách họ vui chơi với nhau, tạt nước vào nhau khi tắm, bện râu mấy ông già, nhưng hắn quá yếu và không thể ăn nằm với nàng được. Nàng chưa bao giờ thấy hắn ở trong tình trạng khốn khổ như thế. Nàng cảm thấy lo âu, phiền muộn. Nàng hỏi:
– Em pha cho anh một ít nước trái cây và sữa nhé?
– Mấy loại thuốc đó chẳng thích hợp với bọn ta đâu.
– Khi bệnh các anh làm gì?
– Khi ngứa thì phải gãi thôi…[12]
Sau đó thì hắn nói ít đi. Khi hôn Taibele, hơi thở hắn có mùi chua. Hắn thường ở lại với nàng cho đến lúc gà gáy, nhưng lần này hắn về sớm. Taibele nằm im lặng, lắng nghe tiếng bước chân hắn đi ngoài hiên. Hắn quả quyết với nàng rằng hắn có thể bay khỏi cửa sổ ngay khi cửa đóng và khóa, nhưng lần này nàng nghe tiếng cửa kêu rít. Taibele biết rằng cầu nguyện cho bầy quỷ là có tội, rằng người ta phải nguyền rủa chúng và phải quên hẳn chúng đi. Nhưng nàng lại cầu xin Thượng Đế phù hộ cho Hurmizah.
– Khi kẻ nào trong bọn ta ăn nằm với một người nữ, thì hắn phải biến ra thân thể của một con người. Nếu không nàng ta sẽ chết vì sợ đi chứ!
Quả thật, Taibele đã thân thuộc với hắn và yêu hắn rồi. Nàng chẳng còn khiếp sợ hắn hay các trò tinh quái của hắn một chút nào nữa. Những chuyện hắn kể thì chẳng chê vào đâu được, nhưng nàng thường thấy chúng mâu thuẫn với nhau. Giống như những kẻ hay nói dối, hắn có trí nhớ kém. Hắn đã nói với nàng lúc đầu rằng quỷ thì bất tử. Nhưng có một hôm, hắn hỏi nàng:
– Em sẽ làm gì nếu ta chết đi?
– Nhưng quỷ thì đâu có chết?
– Chúng được dẫn tới cái hố cạn nhất…
Mùa đông năm đó, thị trấn có bệnh dịch. Những cơn gió chướng từ dòng sông, từ những cánh rừng, từ đầm lầy thổi đến. Chẳng phải chỉ trẻ con mà người lớn cũng bị sốt. Trời mưa tầm tã, lại còn mưa đá. Nước lũ phá vỡ đê. Bão thổi bay đi một cánh quạt cối xay gió. Vào đêm thứ Tư, khi Hurmizah vào giường Taibele, nàng để ý thấy thân thể hắn nóng như lửa, nhưng đôi chân lại lạnh ngắt. Hắn run rẩy và rên rỉ. Hắn cố gắng làm cho nàng vui bằng cách kể chuyện về bọn quỷ cái, về cách họ mồi chài đám đàn ông trẻ, về cách họ vui chơi với nhau, tạt nước vào nhau khi tắm, bện râu mấy ông già, nhưng hắn quá yếu và không thể ăn nằm với nàng được. Nàng chưa bao giờ thấy hắn ở trong tình trạng khốn khổ như thế. Nàng cảm thấy lo âu, phiền muộn. Nàng hỏi:
– Em pha cho anh một ít nước trái cây và sữa nhé?
– Mấy loại thuốc đó chẳng thích hợp với bọn ta đâu.
– Khi bệnh các anh làm gì?
– Khi ngứa thì phải gãi thôi…[12]
Sau đó thì hắn nói ít đi. Khi hôn Taibele, hơi thở hắn có mùi chua. Hắn thường ở lại với nàng cho đến lúc gà gáy, nhưng lần này hắn về sớm. Taibele nằm im lặng, lắng nghe tiếng bước chân hắn đi ngoài hiên. Hắn quả quyết với nàng rằng hắn có thể bay khỏi cửa sổ ngay khi cửa đóng và khóa, nhưng lần này nàng nghe tiếng cửa kêu rít. Taibele biết rằng cầu nguyện cho bầy quỷ là có tội, rằng người ta phải nguyền rủa chúng và phải quên hẳn chúng đi. Nhưng nàng lại cầu xin Thượng Đế phù hộ cho Hurmizah.
Nàng thốt lên một cách thống thiết: “Có quá nhiều quỷ như thế, thêm một con nữa cũng chẳng sao…”
*
Đến đêm lễ Sabbath kế tiếp, Taibele đợi chờ Hurmizah một cách tuyệt vọng cho đến sáng; hắn không bao giờ đến. Tự đáy lòng, nàng kêu gọi hắn đến, miệng thì đọc những câu thần chú mà hắn dạy, nhưng hàng hiên vẫn lặng lẽ như tờ. Taibele nằm im như tê cóng. Có lần Hurmizah khoe rằng hắn đã từng nhảy múa cho Tubal-cain và Enoch, rằng hắn đã từng ngồi trên vòm Thuyền Noah, đã từng liếm cát trên mũi vợ của Lot, và nhổ râu Ahasuerus.[13] Hurmizah đã tiên đoán rằng sau một trăm năm, nàng sẽ tái sinh thành một công chúa và hắn, con quỷ Hurmizah, sẽ bắt nàng với sự giúp sức của hai đứa nô lệ Chittim và Tachtim và mang nàng đến cung điện của Bahemith, vợ của Esau. Nhưng giờ đây, có lẽ hắn đã bị bệnh, nằm ở một nơi nào đó, một con quỷ bơ vơ, một kẻ mồ côi cô độc, không cha không mẹ, chẳng có một người vợ trung thành chăm sóc. Taibele nhớ lại trong lần gặp nàng cuối cùng, hơi thở hắn khò khè như cưa gỗ. Khi hắn hỉ mũi, nghe như có tiếng rít trong tai hắn. Từ chúa nhật đến thứ tư, Taibele cứ như người đi trong mơ. Vào ngày thứ tư, nàng kiên nhẫn chờ đến khi nghe tiếng đồng hồ báo hiệu nửa đêm, nhưng đêm cứ trôi đi mà Hurmizah chẳng thấy đến. Taibele nằm quay mặt vào tường.
Một sớm mai nọ, trời tối ám như đã xế chiều. Bụi tuyết mịn màng rơi xuống từ bầu trời ảm đạm. Khói quanh quẩn trên các ống khói, không bay lên được, chờn vờn trên các mái nhà trông như những tấm khăn rách nát. Quạ kêu khan. Chó sủa. Sau một đêm thao thức dày vò, Taibele chẳng còn sức đi đến cửa tiệm. Tuy nhiên, nàng cũng thay áo quần đi ra ngoài. Nàng thấy có bốn người hộ tang đang khiêng một cái cáng. Từ dưới tấm vải phủ đẫm tuyết, thò ra đôi chân xanh xao của một xác chết. Chỉ có người bảo vệ nghĩa trang đi theo người chết. Taibele hỏi người chết đó là ai. Người bảo vệ nghĩa trang trả lời:
– Alchonon, anh trợ giáo.
Một ý tưởng kỳ lạ đến với Taibele: hãy tiễn đưa Alchonon, con người vô tích sự đã sống cô đơn và chết cô đơn, đến nơi an nghỉ cuối cùng. Nhưng rồi ai sẽ đến cửa tiệm hôm nay? Mà nàng coi sóc công việc để làm gì nhỉ? Taibele đã mất hết mọi thứ trên đời rồi. Vậy thì ít nhất nàng cũng nên làm một việc tốt. Thế là nàng đi theo người chết trên con đường dài dẫn đến nghĩa trang. Nàng đứng đợi khi những người đào huyệt cào tuyết và đào một cái huyệt trong lòng đất giá lạnh. Họ cuốn người trợ giáo Alchonon trong tấm khăn choàng lễ và cái mũ trùm đầu, nhét giữa những ngón tay một nhánh sim để anh ta dùng đào một lối đi đến Đất Thánh đợi thần Messiah đến. Mộ được lấp lại và những người đào huyệt đọc kinh Kaddish.[14] Một tiếng than bật ra từ miệng Taibele. Anh chàng Alchonon này đã sống một cuộc đời cô đơn như nàng. Cũng như nàng, anh ta chẳng còn ai thân thuộc. Vâng, Alchonon, người trợ giáo, đã nhảy vũ khúc cuối cùng của cuộc đời mình. Theo những câu chuyện kể của Hurmizah, Taibele biết rằng người chết không đi thẳng đến thiên đàng. Mỗi một tội lỗi tạo ra một con quỷ và những quỷ đó sẽ là những đứa con của người chết. Chúng đến để đòi chia phần. Chúng gọi người chết là Cha và kéo hắn đi ngang qua cánh rừng, qua sa mạc cho đến khi xong hình phạt, sau đó, hắn sẵn sàng được thanh tẩy ở địa ngục…
Từ đó Taibele sống một mình như bị ruồng bỏ, vừa bởi một kẻ khổ hạnh, vừa bởi một con quỷ. Nàng già đi rất nhanh. Ở nàng, không còn lại dấu tích gì của quá khứ, ngoài điều bí mật chẳng bao giờ được nói ra, mà có nói ra, cũng chẳng ai tin. Có những điều bí mật mà con tim không thể nào để hé môi. Chúng được mang theo xuống đáy mộ. Chỉ những cây dương liễu thì thầm về chúng, những con quạ kêu tên chúng, và những tấm mộ bia lặng lẽ trò chuyện về chúng, bằng thứ ngôn ngữ riêng của đá. Một ngày nào đó, người chết sẽ sống dậy, nhưng những bí mật của họ sẽ tồn tại với ĐấngToàn Năng và Lời Phán Xét của ngài cho đến ngày tận thế.
Một sớm mai nọ, trời tối ám như đã xế chiều. Bụi tuyết mịn màng rơi xuống từ bầu trời ảm đạm. Khói quanh quẩn trên các ống khói, không bay lên được, chờn vờn trên các mái nhà trông như những tấm khăn rách nát. Quạ kêu khan. Chó sủa. Sau một đêm thao thức dày vò, Taibele chẳng còn sức đi đến cửa tiệm. Tuy nhiên, nàng cũng thay áo quần đi ra ngoài. Nàng thấy có bốn người hộ tang đang khiêng một cái cáng. Từ dưới tấm vải phủ đẫm tuyết, thò ra đôi chân xanh xao của một xác chết. Chỉ có người bảo vệ nghĩa trang đi theo người chết. Taibele hỏi người chết đó là ai. Người bảo vệ nghĩa trang trả lời:
– Alchonon, anh trợ giáo.
Một ý tưởng kỳ lạ đến với Taibele: hãy tiễn đưa Alchonon, con người vô tích sự đã sống cô đơn và chết cô đơn, đến nơi an nghỉ cuối cùng. Nhưng rồi ai sẽ đến cửa tiệm hôm nay? Mà nàng coi sóc công việc để làm gì nhỉ? Taibele đã mất hết mọi thứ trên đời rồi. Vậy thì ít nhất nàng cũng nên làm một việc tốt. Thế là nàng đi theo người chết trên con đường dài dẫn đến nghĩa trang. Nàng đứng đợi khi những người đào huyệt cào tuyết và đào một cái huyệt trong lòng đất giá lạnh. Họ cuốn người trợ giáo Alchonon trong tấm khăn choàng lễ và cái mũ trùm đầu, nhét giữa những ngón tay một nhánh sim để anh ta dùng đào một lối đi đến Đất Thánh đợi thần Messiah đến. Mộ được lấp lại và những người đào huyệt đọc kinh Kaddish.[14] Một tiếng than bật ra từ miệng Taibele. Anh chàng Alchonon này đã sống một cuộc đời cô đơn như nàng. Cũng như nàng, anh ta chẳng còn ai thân thuộc. Vâng, Alchonon, người trợ giáo, đã nhảy vũ khúc cuối cùng của cuộc đời mình. Theo những câu chuyện kể của Hurmizah, Taibele biết rằng người chết không đi thẳng đến thiên đàng. Mỗi một tội lỗi tạo ra một con quỷ và những quỷ đó sẽ là những đứa con của người chết. Chúng đến để đòi chia phần. Chúng gọi người chết là Cha và kéo hắn đi ngang qua cánh rừng, qua sa mạc cho đến khi xong hình phạt, sau đó, hắn sẵn sàng được thanh tẩy ở địa ngục…
Từ đó Taibele sống một mình như bị ruồng bỏ, vừa bởi một kẻ khổ hạnh, vừa bởi một con quỷ. Nàng già đi rất nhanh. Ở nàng, không còn lại dấu tích gì của quá khứ, ngoài điều bí mật chẳng bao giờ được nói ra, mà có nói ra, cũng chẳng ai tin. Có những điều bí mật mà con tim không thể nào để hé môi. Chúng được mang theo xuống đáy mộ. Chỉ những cây dương liễu thì thầm về chúng, những con quạ kêu tên chúng, và những tấm mộ bia lặng lẽ trò chuyện về chúng, bằng thứ ngôn ngữ riêng của đá. Một ngày nào đó, người chết sẽ sống dậy, nhưng những bí mật của họ sẽ tồn tại với ĐấngToàn Năng và Lời Phán Xét của ngài cho đến ngày tận thế.
[1] Một thành phố lớn ở Ba Lan
[2] Tiếng Do Thái cổ
[3] Rabbi, một chức sắc tôn giáo được bổ nhiệm để trông coi một cộng đồng Do Thái (tương tự như một linh mục trong một họ đạo Thiên Chúa giáo)
[4] Teacher’s helper
[5] Shulhan Aruch: Luật Do Thái cổ
[6] Sabbath, một Lễ tôn giáo quan trọng của người Do Thái
[7] Unholy = báng bổ thần thánh
[8] Tôi lượt bỏ một số đoạn nhân vật Alchonon (Hurmizah) kể về những bà vợ mà hắn bịa ra và cách họ đùa cợt với nhau để làm vui Taibele.
[9] Nguyên văn: groschen, một loại đồng xu sử dụng vào thời Trung ổ ở Âu châu
[10] Pentecost: Hội mùa của người Do Thái
[11] grivirik
[12] Nguyên văn tiếng Anh: We itch and we scratch
[13] Những nhân vật trong Thánh Kinh Do Tháo giáo
[14] Kinh ca ngợi Thượng Đế của người Do Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét