22 thg 1, 2020

Radio FM 974 – Melbourne :Ba Tư: Mười Ba Năm Làm Báo Nói Láo

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 20/01/2020
    Có ít nhất hai người làm việc cho đài phát thanh chính quyền Ba Tư IRIB, tuyên bố họ đã từ bỏ việc làm, và một người thứ ba, cho biết đã bỏ việc từ nhiều ngày trước đây, sau khi nói rằng, bà đã nhân danh đất nước này, nói toàn là những điều láo khoét trong suốt 13 năm qua.  Bà Gelare Jabbari, viết lời xin lỗi đăng trên trang mạng Instagram “thật là rất đau đớn cho bà tin rằng, người dân Ba Tư đã bị giết, xin tha thứ cho bà khi bà biết việc này quá muộn và cũng xin tha thứ cho bà trong 13 năm qua bà đã nói láo với tất cả người nghe”. 

    Zhara Khatami, cũng là người phụ trách chương trình thời sự của đài IRIB vừa bỏ việc, cám ơn khán thính giả đã xem cô là một người làm việc kỳ cựu trong các chương trình phát hình cho tới ngày hôm nay, cô kết luận sẽ không bao giờ trở lại cộng tác với đài này nữa, bà cũng xin khán thính giả tha thứ. Người bạn đồng nghiệp của Zhara Khatami, Saba Rad thì nói “cám ơn mọi người đã ủng hộ cô trong những năm qua, cô loan báo sau 21 năm với truyền thanh truyền hình, cô không thể nào tiếp tục viêc làm này nữa được, cô không thể”. 
    Bản tuyên bố của các người này là một phần của sự khủng hoảng niềm tin đối với chính quyền Ba Tư, khi họ phủ nhận rằng chiếc phi cơ 752 hảng hàng không Ukrainian bị bắn rơi vì sự sai lầm của lính không quân thuộc sư đoàn Vệ Binh Cách Mạng (IRGC). Vụ khủng hoảng này đã đưa đến việc có một vài nhóm truyền thông vốn thân cận với chế độ cũng bắt đầu tường thuật các vụ xuống đường biểu tình của dân chúng hay ít nhất cũng đưa ra những lời cáo buộc là có dấu hiệu cho thấy chính quyền đang cố che đậy sự việc xảy ra. Tổ chức hiệp hội các ký giả Ba Tư có trụ sở chính tại thủ đô Tehran, trong một bản văn phổ biến rộng rãi nói rằng, đất nước này đang chứng kiến “một đám tang tín nhiệm của công chúng”, hủy hoại niềm tin đối với chính quyền vốn đang bị lung lay mà cơ quan truyền thông chính thức của Ba Tư có.
    Nói chuyện một cách giới hạn với đài BBC Radio Today, Ghanbar Naderi, một bình luận viên của đài truyền hình quốc gia Ba Tư, nhìn nhận “người dân chỉ tin vào chính quyền một chút xíu nhỏ nhoi, họ muốn có nhiều tự do hơn, chính quyền nói láo về chuyện bắn rớt phi cơ, người dân không còn tin họ nữa, điều này lục lượng Vệ binh Cách mạng IRGC biết rõ hơn ai hết”. Ông Naderi cũng nói thêm, hàng triệu người dân đã tràn xuống đường khi nghe tin tướng Qassem Suleinami bị giết chết, đây là một cơ hội đoàn kết hiếm có mà vệ binh Cách mạng đã bỏ lỡ, là một ký giả, họ cần có thể ngủ yên trong đêm, ông sẽ không bao giờ quên tìm ra sự thật, đây là một quốc gia lớn mạnh, đã phạm nhiều sai lầm, cái sai lầm không chấp nhận được, nếu vệ binh Cách mạng IRGC bắn rơi chiếc phi cơ dân sự, ông không có cách lựa chọn nào là lên án hành động này.
    Hiệp hội ký giả Ba Tư nói, phổ biến tin tức sai sự thật đã gây tác động lớn lên niềm tin và ý kiến của công chúng, hơn bao giờ hết nó cũng đã làm cho vị thế của truyền thông báo chí lung lay. Tình hình đã trở thành phức tạp, họ nói láo ngay cả chính mình và nhân viên của đài truyền hình chính phủ nhận ra rằng, uy tín của họ đã bị mất đi rồi, tuy nhiên cũng nên ghi nhận, một số cơ quan truyền thông tư bên ngoài phản bác tình hình này nhưng của chính quyền thì ủng hộ, do vậy nó đã cho người dân thấy rằng, họ không thể tin cậy các con số hay dữ kiện chính thức và ký giả phải tìm cách lấy lại niềm tin đã mất càng nhanh càng tốt. 
    Nhiều tờ báo ở Ba Tư xem ra khá giận dữ vì đã làm cho độc giả của họ phải quay qua tìm kiếm tin tức từ báo chí ngoại quốc về sự thật xảy ra cho vụ phi cơ bị bắn rớt. Thí dụ tờ báo canh tân Etermad đã luôn đòi hỏi từ cuối tuần trước để biết Vệ binh Cách mạng IRGC, là trong bao lâu họ biết là họ đã bắn chiếc phi cơ và viên chức cao cấp của chính quyền thật sự được báo cáo việc này cho tới ngày thứ Sáu vừa qua. Những bình luận của tờ báo này và trên trang Twitter tràn ngập nhiều lời phê phán nặng nề mà họ gọi là một sự nói láo có hệ thống của chính quyền và sự thiếu phối hợp kỹ càng giữa cơ quan hàng không dân sự quốc gia và Vệ binh Cách mạng, tờ Etermad lên tiếng bảo rằng, những người chịu trách nhiệm này không phải chỉ xin lỗi mà phải từ chức ngay tức khắc. 
    Giám đốc cơ quan hàng không dân sự Ba Tư, Ali Abedzadeh là người nhận lảnh hầu hết mọi sự chỉ trích khi ông nói, “câu chuyện chiếc phi cơ dân sự bị hỏa tiển bắn rớt không thể là thật trong bất cứ tình huống nào, dưới cái nhìn của khoa học gia, chuyện này không thể xảy ra được” nhưng sau đó, cơ quan này đưa ra lời xin lỗi vì đã cung cấp các tin tức sai lầm, và nói thêm, họ không chịu bất cứ áp lực nào hay khuyến cáo nào phải che giấu sự thật và họ cũng kh6ng có ý định làm điều này, họ chỉ cung cấp những gì mà họ tin vào và xin lỗi đã tin vào một sự sai lầm. Tổ chức Ký Giả Không Biên giới quốc tế xếp Ba Tư đứng hạng thứ 170 về tự do báo chí trong số 180 quốc gia, cơ qua này còn nói, sự kiểm soát tin tức và thông tin của chính quyền đang trong tình trạng tồi tệ, có ít nhất 860 ký giả và ký giả không chuyên nghiệp đã bị cầm tù hay xử tử từ năm 1979. Ký giả độc lập và ký giả không chuyên nghiệp và báo chí truyền thông độc lập luôn luôn bị khiêu khích, đe dọa và án giam cầm lâu năm do các tòa án cách mạng xử sau những phiên tòa bất công, những tờ báo có khuynh hướng cải cách đều đã bị thường xuyên đóng cửa. 
    Mức thang che đậy sự thật của chính quyền và việc tự nhận đáng tiếc sai lầm của các sĩ quan cao cấp Vệ binh Cách mạng IRGC vừa rồi, đã làm cho một số nhóm truyền thông báo chí dựa vào đó tấn công một loạt các sai trái đưa đến những cái chết của nhiều người dân Ba Tư, ngay cả các đại sứ Ba Tư ở ngoại quốc cũng buộc phải xin lỗi về những thông tin không chính xác mà họ đã loan báo về vụ phi cơ rớt. 
    Cùng lúc này, một trong các nử tài tử điện ảnh nổi tiếng Ba Tư lên tiếng chỉ trích nặng nề chính quyền Tehran trên trang mạng Instagram, cô ta nói với hơn 6 triệu người ái mộ mình rằng “chúng ta không phải là công dân mà là những con người đang bị giam cầm”. Taraneh Alidoosti, người tài tử này đã xuất hiện trong loạt phim được đề nghị giải Oscar và nổi tiếng trong các bộ phim tình cảm trên màn ảnh truyền hình Ba Tư, đã đưa ra bình luận này hôm Chủ nhật, ngày dân chúng Ba Tư bắt đầu xuống đường chống lại chế độ cầm quyền. Alidoosti cũng nói thêm, cô đã thay tấm hình trên trang mạng của mình bằng tấm hình mặc đồ đen, để tang cho những người biểu tình bị cảnh sát bắn chết trong tháng 11 vừa qua, không dính líu gì tời màu đen chính thức của chính quyền trong chuyện tang lễ tiếc thương cho tướng Qassem Suleimani, bị phi cơ Hoa kỳ bắn chết ngày 3 tháng Giêng. Alidoosti trước đây cũng đã lên tiếng phản đối tổng thống Trump Hoa kỳ, khi ông ra lệnh ngăn không cho cấp nhập cảnh thị thực cho người Ba Tư, năm 2017 cô tẩy chay lễ trao giải thưởng điện ảnh Oscar sau khi The Salesman, phim mà cô thủ vai chính, được đề nghị là phim ngoại quốc hay nhất, khi cô cho tổ chức Oscar có khuynh hướng kỳ thị.
     Cuối cùng, trước áp lực của thế giới qua bằng chứng không thể chối cãi và sự phản đối của dân chúng, trong đó có cả lời đòi hỏi, giáo chủ tối cao Ba Tư phải từ chức, tướng Amir Hajizadeh, tự lệnh lực lượng phòng không của Vệ binh IRGC xác nhận IRGC đã bắn rơi chiếc phi cơ Ukraine vì tưởng lầm là hỏa tiển của Hoa Kỳ, nhận trách nhiệm, chấp nhận mọi hình phạt, thêm nữa, không phải chỉ có vậy thôi, giáo chủ tối cao của Ba Tư, lần đầu tiên, trong lịch sử nước này chưa bao giờ chịu nhìn nhận sai lầm với một ai, bây giờ cũng lên tiếng chính thức chịu nhận họ đã phạm phải một sự sai lần đáng tiếc không cố ý và tuyên bố sẽ trừng trị đích đáng những người đã gây ra việc này.
    
Thuyên Huy
Thứ Hai 20.01.20

Xem CCTG ngày 13/1/2020 :Iraq: Quốc Hội Đuổi Mỹ Ra Mời Ba Tư Vào

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét