Mặt trời xuống thấp, người làm rẫy trong cánh đồng đã thưa-thớt. Ông tám Khương lau vội những giọt mồ hôi trên trán rồi vác cuốc về nhà. Khi đi tới bờ tre, ông thấy gần khu mộ sau nhà của chú Thành có đứa bé đang ngồi gục đầu khóc, ông biết ngay đó là cháu Châu, ông lằm-bằm: “Tội nghiệp thằng nhỏ, lại nhớ ba nó”, ông vội tiến đến khu mộ, nhỏ nhẹ lên tiếng:
-Châu hả con?
Đứa bé vội lấy tay quẹt nước mắt, đứng dậy chào ông tám. Ông tám Khương tiến đến gần Châu, âu-yếm vuốt đầu nó rồi ân-cần khuyên:
Chiều rồi, vào nhà đi con, cha con chết đã gần ba tháng, con đừng ra đây khóc nữa, vong-linh ba con không vui đâu. Thương ba con, con hãy cố-gắng học hành giỏi là ba con vui.
Châu đứng dậy, ôm ông Tám, nước mắt ràn-rụa nói:
-Con buồn quá ông tám ơi, mỗi lần giận con, thằng Tuấn, con Mai nói con ăn chực cơm của nhà nó và hai đứa nó không cho con chơi chung.
Nghe thằng nhỏ nói, tim ông tám Khương đau nhói, ông cố nuốt nước mắt hỏi:
-Con Mai mấy tuổi, thằng Tuấn mấy tuổi, con mấy tuổi?
-Dạ thưa ông Tám, con Mai sáu tuổi, thằng Tuấn tám tuổi và con mười hai tuổi.
Ông tám ôn-tồn khuyên:
-Ở cùng một xóm với nhau, ông tám cũng biết tuổi của Tuấn và Mai, ý của ông muốn tự con nói tuổi của chúng nó để con thấy rằng chúng nó nhỏ hơn con nhiều, chúng nó còn khờ dại con đừng buồn chúng nó. Con thấy không, chú thím Thành của con thương con, đâu có nói con ăn chực cơm, chú thím thấy con ra mộ ba con hoài, chú thím sẽ buồn lắm đấy. Vô nhà đi con, lo học-hành cho giỏi là chú thím con vui mà ông cũng vui nữa.
Châu ngoan-ngoãn đứng dậy chào ông tám rồi vô nhà. Ông tám cũng hối-hả vác cuốc tiến về hướng sau nhà ông. Vừa tới mấy cây ổi sau nhà, ông thấy bà tám đứng ở bên nhà bếp, hướng mắt ra cánh đồng, ý chừng đang đợi ông về. Vừa thấy ông, bà lên tiếng:
Sau hôm nay ông về trễ quá vậy, tôi đã dọn cơm xong, trông ông đến mỏi con mắt.
Vừa để cái cuốc vào nhà kho nhỏ, ông tám nói:
Thấy thằng Châu ngồi khóc bên mộ cha nó, tôi đau lòng quá, đến an-ủi và khuyên-lơn nó một chút nên về trễ.
Bà tám chép miệng than:
Tội cho thằng bé, mới mười hai tuổi mà cha mẹ đều chết, không có bà con thân quyến ở đây, thấy thương quá ông à. Tôi cũng trông thấy nó đứng khóc ở mộ ba nó mấy lần. Tôi thắc-mắc không hiểu vợ chồng chú Thành có thật lòng thương nó không hả ông.
Ông tám rửa tay chân xong, vừa bước đến bàn ăn vừa trả lời:
-Châu hả con?
Đứa bé vội lấy tay quẹt nước mắt, đứng dậy chào ông tám. Ông tám Khương tiến đến gần Châu, âu-yếm vuốt đầu nó rồi ân-cần khuyên:
Chiều rồi, vào nhà đi con, cha con chết đã gần ba tháng, con đừng ra đây khóc nữa, vong-linh ba con không vui đâu. Thương ba con, con hãy cố-gắng học hành giỏi là ba con vui.
Châu đứng dậy, ôm ông Tám, nước mắt ràn-rụa nói:
-Con buồn quá ông tám ơi, mỗi lần giận con, thằng Tuấn, con Mai nói con ăn chực cơm của nhà nó và hai đứa nó không cho con chơi chung.
Nghe thằng nhỏ nói, tim ông tám Khương đau nhói, ông cố nuốt nước mắt hỏi:
-Con Mai mấy tuổi, thằng Tuấn mấy tuổi, con mấy tuổi?
-Dạ thưa ông Tám, con Mai sáu tuổi, thằng Tuấn tám tuổi và con mười hai tuổi.
Ông tám ôn-tồn khuyên:
-Ở cùng một xóm với nhau, ông tám cũng biết tuổi của Tuấn và Mai, ý của ông muốn tự con nói tuổi của chúng nó để con thấy rằng chúng nó nhỏ hơn con nhiều, chúng nó còn khờ dại con đừng buồn chúng nó. Con thấy không, chú thím Thành của con thương con, đâu có nói con ăn chực cơm, chú thím thấy con ra mộ ba con hoài, chú thím sẽ buồn lắm đấy. Vô nhà đi con, lo học-hành cho giỏi là chú thím con vui mà ông cũng vui nữa.
Châu ngoan-ngoãn đứng dậy chào ông tám rồi vô nhà. Ông tám cũng hối-hả vác cuốc tiến về hướng sau nhà ông. Vừa tới mấy cây ổi sau nhà, ông thấy bà tám đứng ở bên nhà bếp, hướng mắt ra cánh đồng, ý chừng đang đợi ông về. Vừa thấy ông, bà lên tiếng:
Sau hôm nay ông về trễ quá vậy, tôi đã dọn cơm xong, trông ông đến mỏi con mắt.
Vừa để cái cuốc vào nhà kho nhỏ, ông tám nói:
Thấy thằng Châu ngồi khóc bên mộ cha nó, tôi đau lòng quá, đến an-ủi và khuyên-lơn nó một chút nên về trễ.
Bà tám chép miệng than:
Tội cho thằng bé, mới mười hai tuổi mà cha mẹ đều chết, không có bà con thân quyến ở đây, thấy thương quá ông à. Tôi cũng trông thấy nó đứng khóc ở mộ ba nó mấy lần. Tôi thắc-mắc không hiểu vợ chồng chú Thành có thật lòng thương nó không hả ông.
Ông tám rửa tay chân xong, vừa bước đến bàn ăn vừa trả lời:
-Theo tôi vợ chồng chú Thành rất thương nó, tôi biết chú thím Thành rõ lắm, họ là hạng người đạo đức, bà thấy không ở xóm mình ai cũng kính nễ gia đình đó và chú Thành đã cho tôi biết, ba thằng Châu là bạn thân của chú. Xưa kia, khi chú Thành đi học ở Tây ninh, chú cùng học với ba thằng Châu ở trường Lê văn Trung đó bà.
-Bà ba Khương thắc-mắc hỏi chồng:
-Cùng là bạn học, mà sao ba thằng Châu trông nghèo khổ quá hả ông?
Ông tám cười, lên giọng:
-Bà khéo hỏi. Như bà với dì Bông là chị em ruột, cùng một cha mẹ sinh ra, tại sao dì Bông có chồng giàu, còn bà gặp tôi, một nông dân nghèo xơ, nghèo xác vậy?
Nghe chồng nói, bà cười, kết luận:
- Tại số tôi là số nghèo, tôi mới thương ông đó.
Ông ba Khương nheo mắt cười hì-hì, ghẹo bà:
-Chớ không phải bà thương vì tôi đẹp trai và có duyên sao?
Hai ông bà cùng cười vui vẻ, như họ đang sống lại trong khoảnh khắc xa xưa, hồi còn son trẻ. Đoạn ông nói tiếp:
-Tôi nghe nói, xưa kia nhà ông nội thằng Châu ở Trảng bàng, thuộc gia-đình giàu có, bị đánh tư sản, gia-đình phải chịu cảnh ly-tán. Vì ba thằng Châu làm lục sự ở tòa án tỉnh nào đó, nên đi cải tạo mấy năm. Trong khi ông ta đi cải-tạo không bao lâu thì vợ bệnh nặng và chết, lúc đó thằng Châu mới ba tuổi.
-Bà tám Khương thở dài, buồn-bã hỏi tiếp:
-Tại sao ba thằng Châu không ở Trảng bàng với họ hàng mà trôi giạt về miền Hậu giang mình vậy ông?
Ông Khương vừa xúc cơm vào chén, vừa trả lời bà:
-Tôi nghe nói, sau ngày bị đánh tư sản mấy năm thì ông bà nội thằng Châu lần-lượt qua đời. Ba thằng Châu chỉ có một cô em gái, bây giờ cô ấy cũng khó khăn trong cuộc sống. Sau khi được ra khỏi trại tù cải tạo, cha thằng Châu không có việc gì làm, chú Thành là chủ lò đường, vì thương bạn thất nghiệp, chú mời ba thằng Châu về làm quản lý lò đường cho chú. Cha thằng Châu bán căn nhà ở Trảng bàng, dẫn thằng Châu về miền nầy, chú Thành chia rẻ cho bạn phần đất sát nhà chú, nhờ vậy cha thằng Châu cất được căn nhà nhỏ để có chỗ cho cha con họ tá-túc. Cũng may, nhờ vậy sau nầy thằng Châu có được căn nhà, không đến đỗi sống vô căn cư. Rủi cho ba thằng Châu, cất nhà ở chỉ được vài năm thì mắc bệnh ung-thư rồi qua đời, để lại thằng con côi cút, tôi thương nó quá bà à.
-Còn thắc-mắc, bà ba Khương hỏi tiếp:
-Nghe hôm ba thằng Châu mất, cô nó có về đây dự đám tang, sau không đem nó về nuôi giúp?
-Chuyện gia-đình người ta tôi không hiểu rõ. Tôi chỉ biết, cha thằng Châu viết di chút, gởi thằng Châu cho chú thím Thành nuôi dưỡng giùm và chôn cất ông ta ở phần đất sau nhà, mộ sát bên khu mộ gia đình của chú Thành cũng ấm-cúng và để tiện cho thằng Châu thăm viếng. Tôi nghĩ có lẽ cha thằng Châu biết “chọn mặt gởi vàng” đó bà.
-Bà tám Khương thêm ý kiến:
-Có lẽ sau nầy thằng Châu lớn lên, nó sẽ lấy cốt mẹ nó về đây cho cha thằng Châu không nằm lẻ-loi. Vợ chồng mà chôn mỗi người một nơi thấy tội-nghiệp quá.
***
Thím Thành là người tốt, thím coi Châu như con ruột, khi thím mua sắm quà cáp gì cho các con, thím cũng mua cho Châu. Thỉnh-thoảng thím Thành thấy Châu ra mộ cha khóc, tìm hiểu, thím biết con thím còn nhỏ, thường nói xúc phạm Châu. Thím la rầy chúng nó vài lần, nhưng mỗi khi giận Châu, Mai và Tuấn vẫn nói những lời khiến Châu phải tủi thân, ngậm-ngùi đến rơi nước mắt. Một hôm, thím Thành quyết-định không để tình trạng nầy xảy ra nữa, thím trình bày mọi lẽ cho chồng biết và thím đề-nghị với ông Thành:
-Các con sợ ông hơn tôi, ông tìm cách khuyên chúng nó, thấy thằng Châu tủi thân, tôi khổ tâm lắm ông à.
Sau bữa cơm chiều hôm đó, bà Thành đang lui-cui rửa chén ở nhà sau, trời bắt đầu tối, ông Thành bảo Châu, tuấn và Mai vào phòng khách, dưới ánh đèn điện sáng choang, chú bảo ba đứa ngồi đối diện với chú. Vẻ mặt chú trông nghiêm-nghị làm sao! Tụi nhỏ ngạc-nhiên không biết có chuyện gì xảy ra mà ba Thành làm cho chúng nó điều lo-lắng.
Khi ba đứa ngồi im, ông Thành bắt đầu hỏi:
-Tuấn và Mai, hai con nghe ba hỏi: Ba thí dụ như trong một hoàn cảnh nào đó, ba và mẹ đều chết, Tuấn và Mai phải chịu cảnh sống côi-cút như anh Châu, các con có buồn, có đau-khổ không?
Hai đứa nhỏ sốt-sắn trả lời:
-Dạ có, rất buồn.
Vẻ mặt Mai buồn xo, khi nghe ba hỏi như vậy, riêng Tuấn, Tuấn, Tuấn nói thêm ý nghĩ của mình:
-Nếu ba mẹ chết, ai nuôi chúng con? Chúng con sẽ khổ nhiều lắm.
Mai nhanh-nhẩu nói với vẻ nũng-nịu:
Con không muốn ba mẹ chết đâu, ba đừng nói như vậy.
Ông Thành nghiêm-nghị hỏi tiếp:
-Vậy Tuấn và Mai hãy trả lời, Anh Châu có muốn ba của anh Châu chết không?
Hai đứa đồng nói:
-Dạ không.
Nói đến đây ông đến đặt hai bàn tay lên đầu hai đứa con, ông rơm-rớm nước mắt, ôn-tồn nói:
-Hai con ơi, ba anh Châu chết, anh Châu buồn lắm, thấy các con còn đủ cha mẹ, có lẽ anh Châu cũng tủi thân đó hai con.
Nói đến đây, ông ngó Châu nói một câu rất cảm động:
-Ba muốn rằng, từ đây về sau, Châu cũng có ba mẹ như Tuấn và Mai, Châu gọi chú và thím bằng “Ba mẹ” như chúng nó gọi, con nhớ nghe chưa.
Nói đến đây, ông ôm đầu Châu, nghẹn-ngào nói:
-Xin lỗi con, vì mấy tháng nay ba bận ở nhà máy đường, đi sớm về tối, nên ba không biết Tuấn và Mai đối xử tệ với con.
Nghe ông Thành nói, Châu cảm-động, không nói nên lời, chỉ ôm ông khóc thút-thít. Tuấn và Mai cũng khóc theo. Ông Thành rơm-rớm nước mắt. Ông đứng dậy, kéo ba đứa nhỏ đứng sát bên nhau, ông đưa hai bàn tay ôm ba cái đầu của ba đứa trẻ thâu-yêu, nói trong nước mắt:
-Một lần nữa ba dặn, kể từ ngày hôm nay, ba đứa là anh em. Châu không gọi “Chú, thím” như trước nữa, mà gọi là “Ba và mẹ” như hai em, đồng thời Tuấn và Mai là hai em của con, con
là anh cả của chúng nó. Con phụ ba dạy dỗ các em. Tuấn và Mai phải vâng lời anh Châu, không được hổn với anh Châu. Các con phải hòa-thuận và thương-yêu lẫn nhau, như vậy ba mẹ mới vui lòng.
Nghe ông Thành nói, ba đứa bé cũng cảm động, khóc nức-nở. Tuấn và Mai ôm Châu, vui vẻ cùng gọi “Anh Châu, anh Châu của em”. Châu lau nước mắt, nắm tay hai em, tỏ ra vui mừng và nở nụ cười sung-sướng.
***
Ngày tháng trôi nhanh, thám-thoát Châu đã tốt-nghiệp đại học và có chỗ làm vững chắc. Ông bà Thành rất vui mừng lo bề gia-thất cho con. Thật may-mắn, ngày thành hôn của Châu là một ngày nắng ráo, đẹp trời. Nhà ông Thành được trang-hoàng thật đẹp. Ông Thành giao-thiệp rộng nên khách đến dự tiệc cưới của Châu khá đông. Có cô dượng của Châu đến dự đám cưới đông đủ. Sau thủ-tục cưới hỏi, vợ chồng ông Thành nhắc lại chuyện xưa và trình cho hai họ xem tờ di chúc của ba cháu Châu. Theo lời di chúc, ông nhờ người bạn thân nuôi hộ đứa bé và tài sản của người quá cố để lại là mười hai cây vàng, nhờ ông Thành giữ giùm đế phụ chi phí nuôi dưỡng bé Châu.
Ông Thành rơm-rớm nước mắt nói:
- Trời đã giúp tôi làm ăn thuận-lợi, vợ chồng tôi có khả năng lo chu-toàn trong việc nuôi dạy Châu, đứa con của người bạn rất thân của chúng tôi. Bây giờ Châu cũng là đứa con yêu quí của chúng tôi, trước mặt hai họ, tôi xin trao lại mười hai cây vàng cho vợ chồng Châu làm vốn.
Khi ông Thành nói đến đây, người vợ của ông Thành mở
hộp, trình số vàng cho hai họ xem, trong khi đó, ông Thành thân-mật dặn dò vợ chồng Châu:
-Đây là di vật của ba mẹ con để lại, hai người đã bỏ biết bao công lao khổ cực để có nó. Chúng con phải biết giữ gìn, khi phải cần dùng số vàng nầy để làm phương-tiện sinh sống, các con phải suy-nghĩ thật kỹ, hầu tránh thất bại và không tiêu xài phí-phạm, như vậy các con mới xứng-đáng là những đứa con hiếu-thảo.
Cô dâu và chú rể ứa nước mắt, đồng nói:
- Dạ, dạ, chúng con xin cám ơn và vâng lời dạy dỗ quí-báu của ba mẹ.
Những người khách đến dự đám cưới hôm đó đều vui mừng là Châu có người cha mẹ nuôi thật tốt, họ cảm động và ngưỡng-mộ tấm lòng cao-thượng của vợ chồng ông Thành.
Ôi! Cao quí thay tình bằng hữu!
Hồ thị Đậm (2017)
-Bà ba Khương thắc-mắc hỏi chồng:
-Cùng là bạn học, mà sao ba thằng Châu trông nghèo khổ quá hả ông?
Ông tám cười, lên giọng:
-Bà khéo hỏi. Như bà với dì Bông là chị em ruột, cùng một cha mẹ sinh ra, tại sao dì Bông có chồng giàu, còn bà gặp tôi, một nông dân nghèo xơ, nghèo xác vậy?
Nghe chồng nói, bà cười, kết luận:
- Tại số tôi là số nghèo, tôi mới thương ông đó.
Ông ba Khương nheo mắt cười hì-hì, ghẹo bà:
-Chớ không phải bà thương vì tôi đẹp trai và có duyên sao?
Hai ông bà cùng cười vui vẻ, như họ đang sống lại trong khoảnh khắc xa xưa, hồi còn son trẻ. Đoạn ông nói tiếp:
-Tôi nghe nói, xưa kia nhà ông nội thằng Châu ở Trảng bàng, thuộc gia-đình giàu có, bị đánh tư sản, gia-đình phải chịu cảnh ly-tán. Vì ba thằng Châu làm lục sự ở tòa án tỉnh nào đó, nên đi cải tạo mấy năm. Trong khi ông ta đi cải-tạo không bao lâu thì vợ bệnh nặng và chết, lúc đó thằng Châu mới ba tuổi.
-Bà tám Khương thở dài, buồn-bã hỏi tiếp:
-Tại sao ba thằng Châu không ở Trảng bàng với họ hàng mà trôi giạt về miền Hậu giang mình vậy ông?
Ông Khương vừa xúc cơm vào chén, vừa trả lời bà:
-Tôi nghe nói, sau ngày bị đánh tư sản mấy năm thì ông bà nội thằng Châu lần-lượt qua đời. Ba thằng Châu chỉ có một cô em gái, bây giờ cô ấy cũng khó khăn trong cuộc sống. Sau khi được ra khỏi trại tù cải tạo, cha thằng Châu không có việc gì làm, chú Thành là chủ lò đường, vì thương bạn thất nghiệp, chú mời ba thằng Châu về làm quản lý lò đường cho chú. Cha thằng Châu bán căn nhà ở Trảng bàng, dẫn thằng Châu về miền nầy, chú Thành chia rẻ cho bạn phần đất sát nhà chú, nhờ vậy cha thằng Châu cất được căn nhà nhỏ để có chỗ cho cha con họ tá-túc. Cũng may, nhờ vậy sau nầy thằng Châu có được căn nhà, không đến đỗi sống vô căn cư. Rủi cho ba thằng Châu, cất nhà ở chỉ được vài năm thì mắc bệnh ung-thư rồi qua đời, để lại thằng con côi cút, tôi thương nó quá bà à.
-Còn thắc-mắc, bà ba Khương hỏi tiếp:
-Nghe hôm ba thằng Châu mất, cô nó có về đây dự đám tang, sau không đem nó về nuôi giúp?
-Chuyện gia-đình người ta tôi không hiểu rõ. Tôi chỉ biết, cha thằng Châu viết di chút, gởi thằng Châu cho chú thím Thành nuôi dưỡng giùm và chôn cất ông ta ở phần đất sau nhà, mộ sát bên khu mộ gia đình của chú Thành cũng ấm-cúng và để tiện cho thằng Châu thăm viếng. Tôi nghĩ có lẽ cha thằng Châu biết “chọn mặt gởi vàng” đó bà.
-Bà tám Khương thêm ý kiến:
-Có lẽ sau nầy thằng Châu lớn lên, nó sẽ lấy cốt mẹ nó về đây cho cha thằng Châu không nằm lẻ-loi. Vợ chồng mà chôn mỗi người một nơi thấy tội-nghiệp quá.
***
Thím Thành là người tốt, thím coi Châu như con ruột, khi thím mua sắm quà cáp gì cho các con, thím cũng mua cho Châu. Thỉnh-thoảng thím Thành thấy Châu ra mộ cha khóc, tìm hiểu, thím biết con thím còn nhỏ, thường nói xúc phạm Châu. Thím la rầy chúng nó vài lần, nhưng mỗi khi giận Châu, Mai và Tuấn vẫn nói những lời khiến Châu phải tủi thân, ngậm-ngùi đến rơi nước mắt. Một hôm, thím Thành quyết-định không để tình trạng nầy xảy ra nữa, thím trình bày mọi lẽ cho chồng biết và thím đề-nghị với ông Thành:
-Các con sợ ông hơn tôi, ông tìm cách khuyên chúng nó, thấy thằng Châu tủi thân, tôi khổ tâm lắm ông à.
Sau bữa cơm chiều hôm đó, bà Thành đang lui-cui rửa chén ở nhà sau, trời bắt đầu tối, ông Thành bảo Châu, tuấn và Mai vào phòng khách, dưới ánh đèn điện sáng choang, chú bảo ba đứa ngồi đối diện với chú. Vẻ mặt chú trông nghiêm-nghị làm sao! Tụi nhỏ ngạc-nhiên không biết có chuyện gì xảy ra mà ba Thành làm cho chúng nó điều lo-lắng.
Khi ba đứa ngồi im, ông Thành bắt đầu hỏi:
-Tuấn và Mai, hai con nghe ba hỏi: Ba thí dụ như trong một hoàn cảnh nào đó, ba và mẹ đều chết, Tuấn và Mai phải chịu cảnh sống côi-cút như anh Châu, các con có buồn, có đau-khổ không?
Hai đứa nhỏ sốt-sắn trả lời:
-Dạ có, rất buồn.
Vẻ mặt Mai buồn xo, khi nghe ba hỏi như vậy, riêng Tuấn, Tuấn, Tuấn nói thêm ý nghĩ của mình:
-Nếu ba mẹ chết, ai nuôi chúng con? Chúng con sẽ khổ nhiều lắm.
Mai nhanh-nhẩu nói với vẻ nũng-nịu:
Con không muốn ba mẹ chết đâu, ba đừng nói như vậy.
Ông Thành nghiêm-nghị hỏi tiếp:
-Vậy Tuấn và Mai hãy trả lời, Anh Châu có muốn ba của anh Châu chết không?
Hai đứa đồng nói:
-Dạ không.
Nói đến đây ông đến đặt hai bàn tay lên đầu hai đứa con, ông rơm-rớm nước mắt, ôn-tồn nói:
-Hai con ơi, ba anh Châu chết, anh Châu buồn lắm, thấy các con còn đủ cha mẹ, có lẽ anh Châu cũng tủi thân đó hai con.
Nói đến đây, ông ngó Châu nói một câu rất cảm động:
-Ba muốn rằng, từ đây về sau, Châu cũng có ba mẹ như Tuấn và Mai, Châu gọi chú và thím bằng “Ba mẹ” như chúng nó gọi, con nhớ nghe chưa.
Nói đến đây, ông ôm đầu Châu, nghẹn-ngào nói:
-Xin lỗi con, vì mấy tháng nay ba bận ở nhà máy đường, đi sớm về tối, nên ba không biết Tuấn và Mai đối xử tệ với con.
Nghe ông Thành nói, Châu cảm-động, không nói nên lời, chỉ ôm ông khóc thút-thít. Tuấn và Mai cũng khóc theo. Ông Thành rơm-rớm nước mắt. Ông đứng dậy, kéo ba đứa nhỏ đứng sát bên nhau, ông đưa hai bàn tay ôm ba cái đầu của ba đứa trẻ thâu-yêu, nói trong nước mắt:
-Một lần nữa ba dặn, kể từ ngày hôm nay, ba đứa là anh em. Châu không gọi “Chú, thím” như trước nữa, mà gọi là “Ba và mẹ” như hai em, đồng thời Tuấn và Mai là hai em của con, con
là anh cả của chúng nó. Con phụ ba dạy dỗ các em. Tuấn và Mai phải vâng lời anh Châu, không được hổn với anh Châu. Các con phải hòa-thuận và thương-yêu lẫn nhau, như vậy ba mẹ mới vui lòng.
Nghe ông Thành nói, ba đứa bé cũng cảm động, khóc nức-nở. Tuấn và Mai ôm Châu, vui vẻ cùng gọi “Anh Châu, anh Châu của em”. Châu lau nước mắt, nắm tay hai em, tỏ ra vui mừng và nở nụ cười sung-sướng.
***
Ngày tháng trôi nhanh, thám-thoát Châu đã tốt-nghiệp đại học và có chỗ làm vững chắc. Ông bà Thành rất vui mừng lo bề gia-thất cho con. Thật may-mắn, ngày thành hôn của Châu là một ngày nắng ráo, đẹp trời. Nhà ông Thành được trang-hoàng thật đẹp. Ông Thành giao-thiệp rộng nên khách đến dự tiệc cưới của Châu khá đông. Có cô dượng của Châu đến dự đám cưới đông đủ. Sau thủ-tục cưới hỏi, vợ chồng ông Thành nhắc lại chuyện xưa và trình cho hai họ xem tờ di chúc của ba cháu Châu. Theo lời di chúc, ông nhờ người bạn thân nuôi hộ đứa bé và tài sản của người quá cố để lại là mười hai cây vàng, nhờ ông Thành giữ giùm đế phụ chi phí nuôi dưỡng bé Châu.
Ông Thành rơm-rớm nước mắt nói:
- Trời đã giúp tôi làm ăn thuận-lợi, vợ chồng tôi có khả năng lo chu-toàn trong việc nuôi dạy Châu, đứa con của người bạn rất thân của chúng tôi. Bây giờ Châu cũng là đứa con yêu quí của chúng tôi, trước mặt hai họ, tôi xin trao lại mười hai cây vàng cho vợ chồng Châu làm vốn.
Khi ông Thành nói đến đây, người vợ của ông Thành mở
hộp, trình số vàng cho hai họ xem, trong khi đó, ông Thành thân-mật dặn dò vợ chồng Châu:
-Đây là di vật của ba mẹ con để lại, hai người đã bỏ biết bao công lao khổ cực để có nó. Chúng con phải biết giữ gìn, khi phải cần dùng số vàng nầy để làm phương-tiện sinh sống, các con phải suy-nghĩ thật kỹ, hầu tránh thất bại và không tiêu xài phí-phạm, như vậy các con mới xứng-đáng là những đứa con hiếu-thảo.
Cô dâu và chú rể ứa nước mắt, đồng nói:
- Dạ, dạ, chúng con xin cám ơn và vâng lời dạy dỗ quí-báu của ba mẹ.
Những người khách đến dự đám cưới hôm đó đều vui mừng là Châu có người cha mẹ nuôi thật tốt, họ cảm động và ngưỡng-mộ tấm lòng cao-thượng của vợ chồng ông Thành.
Ôi! Cao quí thay tình bằng hữu!
Hồ thị Đậm (2017)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét