Vắc xin đang là vấn đề nóng bỏng. Rất nhiều người đã hiểu cách hoạt động của nó, nhưng cũng còn không ít người vẫn còn hoang mang, nhất là câu hỏi: Mỗi loại vắc xin có một tỉ lệ hiệu ứng khác nhau, vậy con số % về hiệu ứng có nghĩa là gì? Thí dụ: Moderna có hiệu ứng 94% sau khi tiêm hai liều. Con số 94% nghĩa là gì? Xin dùng hình dưới đây và bằng một ngôn ngữ giản dị để cắt nghĩa:
Người đã được tiêm vắc xin giống như đã có một màn chắn bảo vệ cơ thể (thực ra là bảo vệ tế bào) để “đuổi” vi rút đi chỗ khác khi cơ thể có tiếp xúc với chúng. Tuy nhiên, màn chắn không kín hoàn toàn mà, như Moderna, chỉ phủ được 94% cơ thể và vẫn còn lại 6% thuộc lỗ hổng mà qua đó, vi rút có thể xâm nhập cơ thể.
Kết luận 1: Thí dụ MỖI người được chích Moderna hai liều, khi có tiếp xúc với vi rút, thì nguy cơ bị nhiễm (chưa phải là dương tính!) chỉ là 100 – 94 = 6%. Với các vắc xin có hiệu ứng thấp hơn, thí dụ 60%, thì nguy cơ bị nhiễm khi có tiếp xúc cũng chỉ là 100 - 60 = 40%. Cho nên, ngoại trừ lo lắng về phản ứng phụ lâu dài sau này, việc chích vắc xin chỉ có lợi, ngay cả với những vắc xin có hiệu ứng thấp.
Câu hỏi tiếp: Khi bị nhiễm, nguy cơ dương tính sẽ như thế nào? Con số % hiệu ứng nói trên có tác dụng gì hay không? Bị lây nhiễm là hiện tượng thiên nhiên, tùy theo lỗ hổng của màn chắn ở trên rộng hay hẹp. Nhưng dù bị nhiễm, vi rút có sống sót và tạo nên tình trạng dương tính hay không thì tùy vào sức kháng cự tự nhiên của cơ thể và tùy tải lượng vi rút đã xâm nhập. Sức kháng cự càng mạnh hoặc/và tải lượng vi rút càng ít thì nguy cơ dương tính càng thấp. Với các vắc xin có hiệu ứng % cao, tải lượng vi rút xâm nhập tất nhiên sẽ ít hơn, điều kiện tốt để cơ thể tự kháng cự được.
Kết luận 2: Cho dù bị lây nhiễm vi rút, vẫn có khả năng không bị dương tính. Điều này tùy thuộc vào sức kháng cự của cơ thể, vốn dĩ còn được tăng cường bởi vắc xin. Cho nên, giữ gìn sức khỏe, ăn ngủ điều độ, thể dục thể thao có tác dụng nâng cao sức kháng cự, và qua đó “đuổi” được vi rút ra khỏi cơ thể.
Từ đó có thêm câu hỏi: Khi đã bị dương tính, vắc xin có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng hay không? Xin trả lời dứt khoát: tác dụng rất lớn! Thống kê của Viện Robert Koch (RKI) của Đức cho thấy một hình ảnh khá rõ ràng đối với những người đã được chủng hai liều của một trong 4 loại vắc xin BioNTech/Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson (các loại khác cũng sẽ có tác dụng tương tự).
Kết luận 3: Với những người đã tiêm chủng các loại vắc xin trên: 1) chưa thấy trường hợp tử vong; 2) rất hiếm trường hợp bị triệu chứng nặng cần được chăm sóc đặc biệt; 3) tuyệt đại đa số không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không cần bác sĩ chăm sóc và trở về âm tính sau 1-2 tuần cách ly tự chữa trị.
Vậy thì, còn ngần ngại gì để phân vân tiêm chủng hay không? Nếu không có loại vắc xin tốt, thì loại nào cũng có ích lợi, lợi nhiều hay ít thì tùy hiệu ứng của vắc xin. CÓ VẪN CÒN HƠN KHÔNG!
N.H.P
(Xin cám ơn bạn NHP về giải thích rõ ràng và dễ hiểu.
Xin nhờ phây thủ tiếp tục phổ biến cho mọi người)
Đọc thêm các bài khác về COVID trên https://diendankhaiphong.org.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét