14 thg 9, 2021

MỘT BỨC THƯ TỪ HOÀNG SA KHIẾN TRUNG QUỐC

 Văn khố Quốc gia Anh: Phát hiện bức thư nhà Thanh phủ nhận chủ quyền quần đảo Hoàng Sa 

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021


Ông Bill Hayton là một học giả người Anh và từng là nhà báo. Trong Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh, ông đã tìm thấy một bức thư do Tổng lý Nha môn nhà Thanh viết vào ngày 8/8/1899 cho Quân đoàn Anh ở Bắc Kinh. Bức thư đề cập rõ ràng rằng, Hoàng Sa là “những đảo hoang” (abandoned islands) và không thuộc về Trung Quốc.

Sau khi tài liệu lịch sử bán chính thức được tiết lộ đã thu hút sự chú ý của quốc tế, vì Trung Quốc luôn đòi chủ quyền các đảo ở Biển Đông, thậm chí còn tích cực bành trướng quân sự.

Theo tài liệu ông Bill Hayton gửi cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) và đăng hôm 7/9, bức thư bản phiên dịch được tìm thấy trong Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh (British National Archives) có thể cung cấp một bằng chứng khác để chứng minh rằng, yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử đối với quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông là không đáng tin.

Ông Bill Hayton là tác giả cuốn “The Invention of China” (Tạm dịch: Phát minh của Trung Quốc) năm 2020 và cuốn "The South China Sea" (tạm dịch: Biển Đông) năm 2014. 

Ông đã tìm thấy bức thư này khi đọc về “Vụ tàu chở đồng Bellona” (Bellona Copper Case) trong kho lưu trữ. Khi đó, con tàu "Bellona" của Đức bị đắm gần quần đảo Hoàng Sa, nhưng hàng hóa đồng mà nó vận chuyển đã bị ngư dân Trung Quốc đánh cắp. Anh Quốc đã thay mặt Đức yêu cầu triều đình nhà Thanh bồi thường, nhưng Tổng lý Nha môn (tương đương với Bộ Ngoại giao) của nhà Thanh tuyên bố rằng quần đảo này thuộc “biển cả" (high seas) và không phải là lãnh thổ của Trung Quốc, vì vậy chính phủ Trung Quốc từ chối bồi thường.

Ngoài bức thư này, ông Hayton cho biết, ông còn tìm thấy bản sao lục một bức thư khác do Tổng đốc Lưỡng Quảng (tức Quảng Đông và Quảng Tây) khi đó viết cho Lãnh sự Anh Byron Brenan tại Quảng Châu vào ngày 14/4/1898, trong đó cũng đề cập “Vụ tàu chở đồng Bellona”. Vào thời điểm đó, Tổng đốc Đàm Trung Lân (Tan Zhonglin) đã viết rằng chính phủ Trung Quốc không thể bảo vệ những con tàu bị chìm vì chúng ở nơi “biển xanh sâu thẳm” (the deep blue sea), cho nên triều đình nhà Thanh không thể chấp nhận yêu cầu bồi thường.

Ngoài ra, trong một bức thư gửi Bộ trưởng phụ trách thuộc địa Pháp năm 1930, Toàn quyền Đông Dương cũng đề cập đến “Vụ tàu chở đồng Bellona”, bức thư dẫn lời Tổng đốc Quảng Châu Trung Quốc nói rằng, quần đảo Hoàng Sa là “những đảo hoang”, “không thuộc về Trung Quốc hay Việt Nam”,  “không có cơ quan đặc biệt nào chịu trách nhiệm kiểm soát chúng” (no special authority was responsible for policing them).

Ông Hayton nói rằng, bức thư này chỉ là bản dịch tiếng Anh, tài liệu tiếng Trung chưa được tìm thấy, rất có thể nó đã bị thất lạc hoặc hư hỏng. 

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Nhã, một nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam, cho rằng bức thư mới được phát hiện này có thể lại là một bằng chứng có giá trị nữa cho thấy Trung Quốc không nắm giữ quyền sở hữu Hoàng Sa từ thời xưa - điều mà họ vẫn luôn khẳng định.

Ông Stein Tonnesson, một nhà sử học Na Uy và nhà nghiên cứu về Biển Đông, cho rằng bức thư có thể giúp xác thực các nguồn thông tin khác rằng khi đó nhà Thanh không coi Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.

Theo Australian Financial Review, mặc dù Tòa án Quốc tế đã căn cứ theo “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển” năm 2016 và phán quyết rằng, Trung Quốc không sở hữu các nguồn tài nguyên của Biển Đông; tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh lại từ chối chấp nhận phán quyết trên và khẳng định, Biển Đông nằm trong phạm vi "đường chín đoạn" và thuộc lãnh hải của Trung Quốc.


(Từ Trung Le Huu lehuutrung33@gmail.c

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét