16 thg 9, 2021

BÀN VỀ KHÁI NIỆM ‘HỌC THUẬT’ (Diễn Đàn Khai Phóng )

Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng

Học thuật là gì? Đây là câu hỏi chưa có lời giải đáp thoả đáng; bởi vì, cho đến nay, ngay cả danh từ ‘khái niệm’cũng chưa được giới trí thức định nghĩa cụ thể, rõ ràng. Từ cách tiếp cận triết học ngôn ngữ, bài viết phân tích làm rõ tính chất tri thức không khoa học, không liêm chính học thuật; bản chất tri thức chưa khoa học, chưa liêm chính học thuật;thực chất tri thức khoa học, liêm chính học thuật; đồng thời, nêu ra định nghĩa, mặt hạn chế nhận thức khái niệm, học thuật và khuyến nghị cách thức khắc phục.

Thực chất, định nghĩa khái niệm, học thuật

1. Để nhận thức, định nghĩa khái niệm học thuật, trước hết cần phải làm rõ thực chất danh từ khái niệm trong ngôn ngữ học; bởi vì, học thuật là một khái niệm. Trong tiếng Anh, danh từ khái niệm có hình thức là ‘concept’; tiếng Nga là ‘концепция’; tiếng Việt là “khái niệm” – danh từ được tạo thành bởi các “chữ biểu âm latinh hoá”1 là ‘khái’ và ‘niệm’. Khái nói về loài động vật “Hổ”2; tức là, khái trong danh từ khái niệm biểu hiện bản chất quy luật phát triển của sự vật vật thể ở bên trong thế giới. Niệm nói về hiện tượng “làm phép”3; tức là, niệm trong danh từ khái niệm biểu hiện tính chất hiện thực khách quan của hiện tượng phi vật thể ở bên ngoài thế giới.Từ khái và niệm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành nên “khái niệm” – danh từ biểu hiện thực chất mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới.

Sự vật vật thể ở bên trong thế giới biểu hiện bản chất từ “động” (động từ) – khái niệm chưa khoa học; hiện tượng phi vật thể ở bên ngoài thế giới biểu hiện tính chất từ “tính” (tính từ) – khái niệm không khoa học; còn sự vật, hiện tượng thực thể tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới biểu hiện thực chất từ “động, tính, danh” (động từ, tính từ, danh từ) – khái niệm khoa học. Theo đó, mô hình cấu trúc của khái niệm khoa học được biểu thị như sau: động từ – danh từ – tính từ.

2. Trong tiếng Việt, học thuật là danh từ khái niệm. Khái niệm học thuật bao hàm các từ ‘học’ và ‘thuật’. Học biểu hiện bản chất quy luật phát triển của sự vật vật thể, vật chất sống ở bên trong thế giới–tri thức chưa khoa học; thuật biểu hiện tính chất hiện thực khách quan của hiện tượng phi vật thể, tinh thần sống ở bên ngoài thế giới –tri thức không khoa học. Từ học và thuật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên danh từ “học thuật” – khái niệm biểu hiện thực chất “tri thức khoa học về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật hiện tượng thực thể, vật chất, tinh thần, ý thức sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới”4

Sự vật vật thể, vật chất sống biểu hiện bản chất nội dung động từ, tri thức chưa khoa học, chưa chân thật, chưa liêm chính học thuật; hiện tượng phi vật thể, tinh thần sống biểu hiện tính chất hình thức tính từ, tri thức không khoa học, không chân thật, không liêm chính học thuật; còn sự vật, hiện tượng thực thể, vật chất, tinh thần, ý thức sống biểu hiện thực chất nguyên lý toàn diện cả động từ, danh từ, tính từ, tri thức khoa học, chân thật, liêm chính học thuật. Tức là, tri thức khoa học gắn liền với động từ, danh từ, tính từ, “liêm chính học thuật” – khái niệm biểu hiện thực chất sự chân thật của con người trong học tập, nghiên cứu tri thức về thế giới tự nhiên và xã hội. Đối lập với liêm chính học thuật là “không liêm chính học thuật” – khái niệm biểu hiện thực chất sự giả dối của con người trong học tập, nghiên cứu tri thức về thế giới tự nhiên và xã hội. Theo đó, ngôn ngữ học bao hàm ba mặt chủ yếu như sau: tính từ biểu hiện tính chất hình thức – tri thức không khoa học, không liêm chính học thuật; động từ biểu hiện bản chất nội dung – tri thức chưa khoa học, chưa liêm chính học thuật; còn động từ, danh từ, tính từ biểu hiện thực chất nguyên lý – tri thức khoa học, liêm chính học thuật. Mô hình cấu trúc mối liên hệ giữa chúng được biểu thị như sau: động từ, chưa liêm chính học thuật – động từ, danh từ, tính từ, liêm chính học thuật – tính từ, không liêm chính học thuật.

Hạn chế nhận thức khái niệm, học thuật

1. Trên thế giới, nhận thức khái niệm học thuật còn hạn chế; bởi vì, nhiều công dân nói chung, người lãnh đạo, nghiên cứu nói riêng ở các quốc gia nhận thức chưa rõ tri thức khoa học về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể, vật chất, tinh thần, ý thức sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới; mối liên hệ giữa các mặt tính chất hình thức tính từ, bản chất nội dung động từ, thực chất nguyên lý động từ, danh từ, tính từ của khái niệm nói chung, học thuật nói riêng. Nhận thức chưa rõ hay chưa đúng đắn khái niệm học thuật được nhìn nhận là nguyên nhân dẫn đến thói dối trá trong lãnh đạo, làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học; làm cho nhiều công dân, người lãnh đạo, nghiên cứu không phân biệt rõ đâu là“sai” (giả dối) – tri thức không khoa học, không liêm chính học thuật; đâu là “chưa đúng” (chưa chân thật) – tri thức chưa khoa học, chưa liêm chính học thuật; đâu là “đúng” (chân thật) – tri thức khoa học, liêm chính học thuật.

Thực tế hiện nay cho thấy rằng, nhiều danh từ khái niệm, học thuật trong đời sống xã hội ở các quốc gia vẫn chưa được nhận thức rõ ràng; chẳng hạn, như các khái niệm: lãnh đạo, chính sách, nhà nước, xã hội, giai cấp, phát triển; đặc biệt là chưa nhận thức, phân biệt rõ sự khác nhau giữa khái niệm ‘tăng trưởng’ và ‘phát triển’. Trong nền kinh tế thị trường, tăng trưởng về ‘lượng’ biểu hiện tính chất tri thức không khoa học, không phát triển; tăng trưởng về ‘chất’ biểu hiện bản chất tri thức chưa khoa học, chưa phát triển; còn tăng trưởng về ‘chất lượng’ biểu hiện thực chất tri thức khoa học, phát triển. Tức là, trong nền kinh tế thị trường, thì tăng trưởng kinh tế về ‘số lượng’ đối lập với phát triển văn hoá, không phát triển xã hội bền vững. Nói cách khác, tăng trưởng theo “mô hình Kinh tế Thị trường Xã hội”5 mà không kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, xã hội bền vững sẽ làm huỷ hoại môi trường sống của thế giới.

Nhận thức chưa đúng đắn thực chất khái niệm, học thuật được nhìn nhận là nguyên nhân sâu xa dẫn đến xung đột về tư tưởng, hành động khủng bố, bạo lực giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng, chiến tranh giữa các quốc gia; dẫn đến tệ nạn đạo văn, đánh tráo khái niệm, “ăn cắp công nghệ” 6, hay giả dối về khoa học, như có học giả còn phản đối cả “việc nghiên cứu vắc-xin chống covid-19”7. Ngoài ra, chính việc nhận thức chưa đúng đắn khái niệm tăng trưởng, phát triển đã dẫn đến môi trường sống của thế giới tự nhiên và xã hội loài người bị huỷ diệt, “hành tinh của chúng ta đang phát tín hiệu đỏ, cảnh báo lỗi hệ thống”8, cạn kiệt ngồn tài nguyên thiên nhiên, đe doạ sự sống loài người, bởi vì lòng tham vật chất, tăng trưởng kinh tế, mà không quan tâm, chú trọng phát triển văn hoá, xã hội bền vững.

2. Ở Việt Nam, nhận thức khái niệm học thuật còn nhiều hạn chế. Trong Từ điển Tiếng Việt, danh từ ‘khái niệm’ chỉ được những người nghiên cứu nhìn nhận một cách chung chung là “ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng”9 chứ chưa nhìn nhận rõ là tri thức khoa học về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới; còn khái niệm ‘học thuật’ được nhìn nhận một cách chung chung là “tri thức khoa học do học tập, nghiên cứu mà có”10, chứ chưa nhìn nhận rõ là tri thức khoa học về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể, vật chất, tinh thần, ý thức sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Do chưa nhận thức rõ thực chất danh từ khái niệm, học thuật, nên dẫn đến hậu quả là làm cho nhiều công dân, người nghiên cứu chưa nhận thức, phân biệt rõ đâu là tính chất “trái” – tri thức không khoa học, không liêm chính học thuật; đâu là bản chất “chưa phải” – tri thức chưa khoa học, chưa liêm chính học thuật; đâu là thực chất“phải” – tri thức khoa học, liêm chính học thuật.

Nhận thức chưa đúng đắn thực chất khái niệm, học thuật ở Việt Nam đã và đang tác động tiêu cực đối với đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; dẫn đến mâu thuẫn, tranh cãi nhiều năm nay về tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý của nhiều khái niệm trong giao tiếp, làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học; thiếu tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, chính kiến của nhau, hay không bảo đảm môi trường tự do học thuật, tự do sáng tạo, khai sáng dân trí, khai phóng giáo dục quốc dân; dẫn đến nạn quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, hối lộ nghiêm trọng cả trong xây dựng, thực hiện chính sách của giới lãnh đạo, chính quyền; thậm chí dẫn đến xung đột về tư tưởng, hành động bạo lực, chia rẽ, mất đoàn kết giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Đặc biệt, hạn chế này còn dẫn đến thói “giả tạo trong giáo dục và nghiên cứu khoa học”11, hay “hiện tượng “đạo văn” và tham nhũng “học thuật” đã nổi lên như một vấn nạn”12, không tạo nên động lực phát triển đất nước bền vững.

Làm thế nào để nhận thức đúng đắn khái niệm, học thuật?

Để nhận thức đúng đắn khái niệm, học thuật, tác giả bài viết khuyến nghị rằng, công dân nói chung, người lãnh đạo, nghiên cứu nói riêng cần phải đổi mới tư duy, hiểu biết rõ các tri thức chủ yếu của khái niệm như sau:

i) Tính chất hình thức tính từ; hiện thực khách quan; hiện tượng phi vật thể ở bên ngoài ngoại diên; mục tiêu; tri thức không khoa học, không liêm chính học thuật.

ii) Bản chất nội dung động từ; quy luật phát triển; sự vật vật thể ở bên trong nội hàm; phương pháp thực hiện mục tiêu; tri thức chưa khoa học, chưa liêm chính học thuật.

iii) Thực chất nguyên lý động từ, danh từ, tính từ; quy luật, hiện thực phát triển khách quan; sự vật, hiện tượng thực thể tồn tại ở giữa bên trong nội hàm và bên ngoài ngoại diên; nguyên tắc bảo đảm đạt được mục tiêu; tri thức khoa học, liêm chính học thuật.

Ví dụ cụ thể nhận thức đúng đắn một số khái niệm, học thuật như sau:

1. Trước hết, để phân biệt rõ đâu là sự ‘đúng đắn’, đâu là điều ‘sai trái’ diễn ra trong đời sống xã hội, cần nhận thức ba mặt chủ yếu như sau: sai trái ở bên ngoài, biểu hiện tính chất tính từ, hình thức,mục tiêu, không phát triển – tri thức không khoa học, không chân thật, không liêm chính học thuật; chưa đúng ở bên trong biểu hiện bản chất động từ, nội dung, phương pháp, chưa phát triển – tri thức chưa khoa học, chưa chân thật, chưa liêm chính học thuật; còn đúng đắn tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong, biểu hiện thực chất động từ, danh từ, tính từ, nguyên lý, nguyên tắc, phát triển – tri thức khoa học, chân thật, liêm chính học thuật. 

2. Khái niệm ‘vật chất’, ‘tinh thần’, ‘ý thức’ và mối liên hệ giữa chúng cần nhận thức như sau: vật chất biểu hiện bản chất quy luật phát triển của sự vật vật thể, vật chất sống ở bên trong thế giới, tri thức chưa khoa học, chưa liêm chính học thuật; tinh thần biểu hiện tính chất hiện thực khách quan của hiện tượng phi vật thể, tinh thần sống ở bên ngoài thế giới, tri thức không khoa học, không liêm chính học thuật; còn vật chất, tinh thần, ý thức biểu hiện thực chất quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể, vật chất, tinh thần, ý thức sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới, tri thức khoa học, liêm chính học thuật.

3. Khái niệm ‘chính sách’ cần nhận thức như sau: thuật ngữ ‘sách’ biểu hiện tính chất xây dựng mục tiêu không phát triển– tri thức không khoa học, không liêm chính học thuật; thuật ngữ ‘chính’ biểu hiện bản chất đề ra phương pháp điều hành bằng luật thực hiện mục tiêu chưa phát triển – tri thức chưa khoa học, chưa liêm chính học thuật; còn khái niệm chính sách biểu hiện thực chất xác định nguyên tắc xây dựng, điều hành, thực thi luật pháp bảo đảm đạt được mục tiêu phát triển – tri thức khoa học, liêm chính học thuật. Tức là, khái niệm chính sách biểu hiện thực chất tri thức khoa học về xác định nguyên tắc xây dựng, điều hành, thực thi luật pháp bảo đảm đạt được mục tiêu phát triển hay chính sách phát triển trong quốc gia, xã hội loài người; trong nền kinh tế thị trường, đối lập với chính sách phát triển là chính sách tăng trưởng về “lượng” – tri thức không khoa học.

4. Khái niệm ‘nhà nước’ cần nhận thức như sau: thuật ngữ ‘nhà’ biểu hiện bản chất nội dung, quyền hành pháp của chính phủ hay chính quyền trung ương; thuật ngữ ‘nước’ biểu hiện tính chất hình thức, quyền lập pháp của nghị viện hay quốc hội; khái niệm nhà nước biểu hiện thực chất nguyên lý toàn diện cả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc hội, chính phủ, toà án, viện công tố hay viện kiểm sát trong tổ chức chính quyền, mà “đứng đầu là chính phủ, quản lý công việc chung của một nước”13. Tức là, khái niệm nhà nước biểu hiện thực chất tri thức khoa học về “chính quyền dân sự”14 của một “nước” (quốc gia)15 trong xã hội loài người; trong quốc gia, đối lập với chính quyền dân sự là “chính quyền quân sự” – tri thức không khoa học.

5. Khái niệm ‘giai cấp’, ‘toàn dân’ cần nhận thức như sau: thuật ngữ ‘giai’, ‘toàn’ biểu hiện bản chất nhóm (tập thể) trong các cộng đồng người; thuật ngữ ‘cấp’, ‘dân’ biểu hiện tính chất cá nhân (cá thể) trong các nhóm; khái niệm giai cấp, toàn dân biểu hiện thực chất tri thức khoa học về cá nhân, nhóm, cộng đồng (xã hội) người trong các quốc gia. Tức là, giai cấp hay toàn dân là nói về “nhân dân” – khái niệm biểu hiện thực chất tri thức khoa học về các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Mô hình cấu trúc của nhân dân trong quốc gia, xã hội loài người được biểu thị như sau: bản chất nhóm – thực chất cá nhân, nhóm, cộng đồng – tính chất cá nhân. Nói cách khác, trong xã hội loài người “không thể có cá nhân, nhóm, cộng đồng này cai trị cá nhân, nhóm, cộng đồng người khác”16; mọi cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người đều có quyền sống độc lập, tư do, mưu cầu hạnh phúc, được bảo đảm công bằng, bình đẳng, công lý; không thể có tình trạng người này ‘đứng trên’ người kia trong đời sống cộng đồng.

6. Khái niệm “tư bản chủ nghĩa”17 hay “cộng sản”18 là sai trái; bởi vì, các khái niệm này biểu hiện tính chất hình thức “tính từ” – tri thức không khoa học, không liêm chính học thuật. Tương tự, các khái niệm “cá nhân chủ nghĩa”19, “hình thức chủ nghĩa”20, hay “xã hội chủ nghĩa”21, “cộng sản chủ nghĩa”22 đều là sai trái; bởi vì, chúng chỉ là các “tính từ” – không liêm chính học thuật. Nói cách khác, mọi khái niệm gắn với thuật ngữ ‘chủ nghĩa’ đều sai trái, tri thức không khoa học.Tức là, hiện nay có rất nhiều điều, mục, chẳng hạn, như: mục 1 và 2 của Điều 2, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 ghi nhận “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, tên “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã biểu hiện sự sai trái, giả dối về học thuật; bởi vì, chúng bao hàm tính từ “xã hội chủ nghĩa” – khái niệm biểu hiện tri thức không khoa học, không liêm chính học thuật.

7. Khái niệm ‘phòng chống’ dịch bệnh Covid-19 cần nhận thức như sau: thuật ngữ ‘chống’ biểu hiện tính chất hình thức, mục tiêu ngăn chặn dịch bệnh – tri thức không khoa học, không chân thật, không liêm chính học thuật; thuật ngữ ‘phòng’ biểu hiện bản chất nội dung, phương pháp điều hành bằng luật thực hiện mục tiêu ngăn ngừa (phòng ngừa) dịch bệnh – tri thức chưa khoa học, chưa chân thật, chưa liêm chính học thuật; còn khái niệm phòng chống biểu hiện thực chất nguyên lý, nguyên tắc xây dựng, điều hành, thực thi luật pháp bảo đảm đạt được mục tiêu vừa ngăn chặn, vừa phòng ngừa dịch bệnh – tri thức khoa học, chân thật, liêm chính học thuật.

Tức là, giới lãnh đạo ở quốc gia nào xây dựng mục tiêu ‘chống’ dịch bệnh, như: xây dựng chính sách xa rời thực tế, chủ quan, duy ý chí, không phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, thiếu tính khả thi, thì họ là những người không chân thật, giải quyết chống dịch không khoa học; giới lãnh đạo ở quốc gia nào đề ra phương pháp ‘phòng’ dịch bệnh, như: điều hành thực hiện chính sách mang tính mệnh lệnh, hành chính, áp đặt, thiếu dân chủ, không lo khai thác nguồn vắc-xin ngay từ đầu, không làm tốt và mở rộng tiêm phòng, không thực hiện tốt “5K” (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế),thì họ là những người chưa chân thật, giải quyết phòng dịch chưa khoa học; còn giới lãnh đạo ở quốc gia nào xác định nguyên tắc phòng chống dịch bệnh, như: xây dựng, điều hành, thực thi luật pháp bảo đảm đạt được mục tiêu phòng chống trên tinh thần dân chủ, minh bạch, công khai, chủ động nghiên cứu, sản xuất, khai thác nguồn vắc-xin có chất lượng ngay từ đầu, mở rộng tiêm phòng, vừa thực hiện tốt5K, vừa bảo đảm an sinh xã hội, chữa trị an toàn, hiệu quả, thì họ là những người chân thật, giải quyết phòng chống dịch bệnh khoa học.

Kết luận

1. Khái niệm học thuật biểu hiện thực chất tri thức về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của ngôn ngữ học như sau: bản chất “học” – nội dung động từ, tri thức chưa khoa học, chưa liêm chính học thuật; tính chất “thuật” – hình thức tính từ, tri thức không khoa học, không liêm chính học thuật; thực chất “học thuật” – nguyên lý động từ, danh từ, tính từ, tri thức khoa học, liêm chính học thuật. Liêm chính học thuật là khái niệm gắn liền với tri thức khoa học và phát triển bền vững; tức là, không liêm chính học thuật sẽ không thể có tri thức khoa học, không thể có “phát triển bền vững” – khái niệm biểu hiện thực chất “sự cân đối, cân bằng, hài hoà” lâu bền về “môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng công lý” vững chắc về “quyền lợi, giá trị, tinh thần của các cá nhân, nhóm, cộng đồng, quốc gia trong xã hội loài người”23.

2. Từ cách tiếp cận triết học ngôn ngữ cho thấy rằng, xã hội loài người không thể tồn tại hình thức “giai cấp” mà chỉ tồn tại các cá nhân, cá thể, nhóm, tập thể, cộng đồng người sinh sống bình đẳng trong lãnh thổ quốc gia có chủ quyền.Một số khái niệm, học thuật, như:‘chế độ xã hội chủ nghĩa’,‘sở hữu toàn dân’, ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’, hay ‘giai cấp công nhân’, ‘giai cấp vô sản’, ‘giai cấp tư sản’ đang được sử dụng trong ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay đều biểu hiện tri thức không khoa học, không liêm chính học thuật; tức là, các khái niệm này đã biểu hiện sự giả dối về học thuật.

3. Khái niệm liêm chính học thuật biểu hiện thực chất ý thức sống chân thật của con người trong giao tiếp, làm việc, học tập và nghiên cứu khoa học. Tức là, giới lãnh đạo ở các quốc gia không tôn trọng sự thật, không liêm chính học thuật, không có ý thức sống chân thật, thiếu tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, thì quốc gia, thế giới tự nhiên và xã hội loài người không thể phát triển bền vững. Do vậy, vấn đề tự do nói chung, tự do học thuật nói riêng cần phải được khẳng định rõ trong hiến pháp, các đạo luật quốc gia phù hợp với Hiến chương, công ước của Liên Hợp Quốc; bởi vì, đây chính là cơ sở khoa học, nền tảng pháp lý, nhân văn để hình thành luật pháp quốc tế đúng đắn, khách quan, bảo đảm cho một thế giới hoà bình, thịnh vượng, phát triển bền vững, dân chủ, công bằng, bình đẳng và văn minh.

Nguyễn Hữu Đổng

./.

Tài liệu trích dẫn:

1. Nguyễn Hải Hoành. Một vài tìm tòi về ngôn ngữ. https://tiasang.com.vn/-van-hoa/Mot-vai-tim-toi-ve-ngon-ngu-25266. Truy cập ngày 11/06/2020.

2, 3, 9, 10, 13, 15, 17, 18, 19, 20, 21, 22. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr. 491, 730, 491, 454, 701, 811, 1070, 212, 100, 442, 1140, 212.

4, 16. Nguyễn Hữu Đổng. Bàn thêm về khái niệm ‘lịch sử’.https://diendankhaiphong.org/category/lich-su/. Truy cập ngày 27/07/2021.

5. Tôn Thất Thông CHLB Đức. Lý giải về sở hữu tư liệu sản xuất. https://diendankhaiphong.org/ly-giai-ve-so-huu-tu-lieu-san-xuat/. Truy cập ngày 20/08/2016.

6. Bảo Duy. FBI bắt nhà khoa học Trung Quốc ăn cắp công nghệ 1 tỉ đô la. https://tuoitre.vn/fbi-bat-nha-khoa-hoc-trung-quoc-an-cap-cong-nghe-1-ti-dola-20191113072237847.htm. Truy cập ngày 13/11/2019.

7. Đại việt (Gizmodo). Những lời nói dối chấn động giới khoa học 50 năm qua. https://zingnews.vn/nhung-loi-noi-doi-chan-dong-gioi-khoa-hoc-50-nam-qua-post1162170.html. Truy cập ngày 12/12/2020.

8. Thảo Lê. WWF: Hành tinh chúng ta đang phát tín hiệu đỏ. https://nhandan.com.vn/vi-moi-truong-xanh/wwf-hanh-tinh-chung-ta-dang-phat-tin-hieu-do-616259/. Truy cập ngày 10/9/2020.

11. Mỹ Quyên. Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học: Như cây không có gốc rễ. https://thanhnien.vn/giao-duc/thanh-tich-ao-trong-nghien-cuu-khoa-hoc-nhu-cay-khong-co-goc-re-1270653.html. Truy cập ngày 26/08/2020.

12. Phương Anh giới thiệu. Liêm chính trong học thuật. https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/liem-chinh-trong-hoc-thuat-3193. Truy cập ngày 14/06/2010.

14. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (1993), Viện Ngôn ngữ học. Từ điển Anh-Việt.Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1719.

23. Nguyễn Hữu Đổng. Con gà hay quả trứng gà có trước? https://diendankhaiphong.org/con-ga-hay-qua-trung-ga-co-truoc/. Truy cập ngày 04/08/2021.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét