Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng
Chiến tranh là gì? Chiến tranh có nguồn gốc từ đâu? Đây là các vấn đề chưa được những người nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam lý giải về thực chất. Từ cách tư duy khoa học, tác giả bài viết cho rằng, chiến tranh biểu hiện thực chất hành động bạo lực của các cộng đồng người; nguồn gốc chiến tranh xuất phát từ ý thức hệ tư tưởng độc tài, tham quyền, cuộc sống không chân thật, đi ngược lại lẽ phải, sự thực và công lý của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Bài viết của tác giả dưới đây chủ yếu phân tích làm rõ thực chất, nhận thức và nguyên nhân nhận thức sai lầm nguồn gốc chiến tranh; chỉ ra nguồn gốc chiến tranh Nga – Ukraine hiện nay; đồng thời, đề xuất giải pháp thay đổi tư duy không khoa học sang tư duy khoa học về quyền lực chính trị, phát triển nhằm ngăn ngừa chiến tranh.
Chiến tranh là gì?
Chiến tranh được nhiều người nghiên cứu quan tâm, phân tích theo các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đều đã chỉ đề cập các mặt: tính chất mục tiêu,“hình thức chiến tranh”– tri thức không khoa học; bản chất phương pháp thực hiện mục tiêu,“nội dung chiến tranh”– tri thức chưa khoa học; chứ không đề cập mặt thực chất nguyên tắc thực hiện mục tiêu,“nguyên lý chiến tranh”– tri thức khoa học. Tức là, chiến tranh chưa được phân tích làm rõ về thực chất của nó.
Chiến tranh bao hàm các thuật ngữ ‘chiến’ và ‘tranh’.Chiến biểu hiện hành vi bạo lực của các nhóm (tập thể) người; tranh biểu hiện tư tưởng đối lập về chính kiến của các cá nhân (cá thể); còn chiến tranh biểu hiện hành động bạo lực của các cộng đồng (xã hội) người. Tư tưởng đối lập của các cá nhân biểu hiện tính chất hình thức chiến tranh; hành vi bạo lực của các nhóm biểu hiện bản chất nội dung chiến tranh; hành động bạo lực của các cộng đồng biểu hiện thực chất nguyên lý chiến tranh. Tức là, chiến tranh biểu hiện thực chất hành động bạo lực của các cộng đồng người. Tư tưởng đối lập của các cá nhân không phải là chiến tranh; hành vi bạo lực của các nhóm chưa phải là chiến tranh; còn hành động bạo lực của các cộng đồng là chiến tranh. Chiến tranh dẫn đến sự tàn phá, huỷ diệt môi trường sống, cản trở sự phát triển tự nhiên, xã hội, con người, quốc gia.
Nguồn gốc chiến tranh
Nguồn gốc bao hàm các thuật ngữ ‘nguồn’ và ‘gốc’. Nguồn biểu hiện bản chất quy luật phát triển của sự sống sinh ra ở bên trong thế giới, tri thức chưa khoa học;gốcbiểu hiện tính chất hiện thực khách quan của sức sống mất đi ở bên ngoài thế giới, tri thức không khoa học.Nguồn và gốc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành “nguồn gốc” – khái niệm biểu hiện thực chất tri thức khoa học về cuộc sống sinh ra, mất đi tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Mô hình cấu trúc của khái niệm nguồn gốc được biểu thị như sau: bản chất sự sống sinh ra ở bên trong thế giới – thực chất cuộc sống sinh ra, mất đi ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới – tính chất sức sống mất đi ở bên ngoài thế giới.
Nguồn gốc và chiến tranh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành nguồn gốc chiến tranh. Điều đó cho thấy rằng, về thực chất, xã hội loài người vào thời kỳ đầu tiên khi mới xuất hiện là chưa có chiến tranh. Con người sống với nhau hoà thuận, cùng nhau duy trì cuộc sống trong thế giới tự nhiên. Khi hình thành các nhóm bộ lạc, cộng đồng (dân tộc), quốc gia, con người sống với nhau bắt đầu nảy sinh các mâu thuẫn, xung đột về tinh thần sống (sức sống) không thật của các cá nhân, vật chất sống (sự sống) chưa thật của các nhóm, và ý thức sống (cuộc sống) chân thật của các cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.
Sự sống chưa thật trong cộng đồng biểu hiện bản chất hành vi bạo lực, độc quyền của các nhóm có lòng tham tiền bạc, của cải, tài nguyên; sức sống không thật trong nhóm biểu hiện tính chất tư tưởng độc tài, thù địch của các cá nhân có lòng tham giá trị, danh vọng, quyền lực; cuộc sống chân thật trong quốc gia, xã hội loài người biểu hiện thực chất quan điểm, hành động nhân văn của các cá nhân, nhóm, cộng đồng có ý thức sống tiến bộ, bảo vệ lẽ phải, sự thực và công lý. Tức là, chiến tranh có nguồn gốc từ ý thức hệ tư tưởng độc tài, tham quyền, cuộc sống không chân thật, đi ngược lại lẽ phải, sự thực và công lý của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.
Nhận thức sai lầm nguồn gốc chiến tranh
Nhiều thế kỷ qua, xã hội loài người đã nhận thức sai lầm khái niệm học thuật, trong đó có khái niệm nguồn gốc chiến tranh; tức là, nhiều người nghiên cứu trên thế giới đã không làm rõ mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan giữa bản chất sự sống chưa thật của các nhóm, tính chất sức sống không thật của các cá nhân và thực chất cuộc sống chân thật của các cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.
Nhận thức sai lầm khái niệm học thuật, nguồn gốc chiến tranh là nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều người thiếu hiểu biết sự thật về “quyền lực” – khái niệm biểu hiện bản chất sự sống chưa thật của các nhóm, tính chất sức sống không thật của các cá nhân, thực chất cuộc sống chân thật của các cộng đồng người. Tức là, quyền lực không phải là “sức mạnh” để “thực hiện ý chí” [1] của con người như các học giả trên thế giới đã quan niệm trong nhiều thế kỷ qua; hay quyền lực không gắn với các loại “quyền lực cứng” (bạo lực) [2],“quyền lực mềm” (của cải),“quyền lực tri thức” (trí tuệ) như nhà tương lai học người Mỹ (Alvin Toffler) đã từng quan niệm trong thế kỷ 20. Nhận thức sai lầm về khái niệm nói chung, quyền lực nói riêng là một trong các nguyên nhân cơ bản dẫn đến ý thức hệ tư tưởng độc tài,độc quyền,cuộc sống không chân thật, hành động bạo lực của các cá nhân, nhóm, cộng đồng; nội chiến giữa các cộng đồng trong quốc gia; chiến tranh điêu tàn giữa các quốc gia qua hàng nghìn năm lịch sử cả ở phương Đông, phương Tây, từ quá khứ đến hiện tại, đe doạ cuộc sống của loài người trên trái đất.
Ở Việt Nam, nhiều người nghiên cứu đã nhận thức sai lầm nguồn gốc chiến tranh, không phân tích làm rõ tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý của thuật ngữ, khái niệm nói chung, nguồn gốc, chiến tranh nói riêng. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, 2005), khái niệm chiến tranh được nhìn nhận chung chung là sự “xung đột vũ trang giữa các giai cấp, các dân tộc hoặc các nước nhằm thực hiện mục đích chính trị, kinh tế nhất định”, chứ không nhìn nhận cụ thể là cuộc sống bạo lực của các cộng đồng người; còn khái niệm nguồn gốc được nhìn nhận chung chung là “nơi từ đó nảy sinh ra”, chứ không nhìn nhận cụ thể là cuộc sống sinh ra, mất đi tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới.
Nhận thức không đúng khái niệm, nguồn gốc, chiến tranh làm cho nhiều người không hiểu rõ nguồn gốc chiến tranh do đâu mà có; không hiểu rõ khái niệm quyền lực, hay không phân biệt rõ đâu là sai thật sự (sức sống – lực) ở bên ngoài thế giới, đâu là chưa đúng sự thật (sự sống – quyền) ở bên trong thế giới, đâu là đúng thật (cuộc sống – quyền lực) tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới, dạng mô hình cấu trúc: bản chất quyền,sự sống – thực chất quyền lực, cuộc sống – tính chất lực, sức sống. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ý thức hệ tư tưởng, quan điểm, hành động sai lầm, như: phân chia “đẳng cấp”, “giai cấp”, thành phần giai cấp “bóc lột” (tư sản),“bị bóc lột” (vô sản), “cấp trên” (người trên), “cấp dưới” (kẻ dưới), đấu tranh “giai cấp”, chống “diễn biến hoà bình”, bỏ tù người chống đối “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; haydẫn đến cuộc nội chiến giữa chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở miền Bắc theo chủ nghĩa cộng sản và chính quyền Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam không theo chủ nghĩa cộng sản (phi cộng sản) với sự hậu thuẫn của một số nước lớn có ý thức hệ tư tưởng khác nhau, gây nên sự hận thù, chết chóc, đau thương cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam hàng thập kỷ,v.v..
Nguyên nhân nhận thức sai lầm nguồn gốc chiến tranh
Từ cách tư duy khoa học, tác giả bài viết cho rằng, nhận thức sai lầm nguồn gốc chiến tranh chủ yếu là do những người nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã không phân tích rõ ràng, chỉ ra các mặt tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý của chiến tranh xâm lược theo mô hình cấu trúc: bản chất nội dung chiến tranh – thực chất nguyên lý chiến tranh – tính chất hình thức chiến tranh. Mô hình này gắn liền với mô hình cuộc sống, quyền lực, hạnh phúc như sau: bản chất sự sống, quyền lực chưa hạnh phúc – thực chất cuộc sống, quyền lực hạnh phúc – tính chất sức sống,“quyền lực không hạnh phúc” [3]. Tức là, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhận thức sai lầm nguồn gốc chiến tranh là do những người nghiên cứu đã không phân tích thấu đáo, chỉ ra mô hình khái niệm nói chung, cuộc sống,chính trị, phát triển, “quyền lực và hạnh phúc” [4] nói riêng.
Nguồn gốc chiến tranh Nga – Ukraine hiện nay
Chiến tranh Nga – Ukraine hiện nay biểu hiện thực chất cuộc xâm lược trắng trợn “bất chấp luật pháp quốc tế, ngấm ngầm ủng hộ lực lượng ly khai thân Nga” [5] bằng cách sử dụng vũ lực theo kiểu “ra đòn trước” [6] của quân đội Nga theo ‘lệnh’ của Vladimir Vladimirovich Putin vào chủ quyền lãnh thổ Ukraine. Nguồn gốc của cuộc chiến này xuất phát từ ý thức hệ tư tưởng độc tài, cuộc sống không chân thật, mưu đồ giành quyền lực cho cá nhân và “theo đuổi quyền lực cho nước Nga” (mưu cầu quyền lực) [7], đi ngược lại lẽ phải, sự thực và công lý của tổng thống Putin – người luôn đứng đầu danh sách “quyền lực nhất theo bình chọn của tạp chí Forbes” [8] vào các năm 2013, 2014, 2015 và 2016.
Tức là, nguồn gốc chiến tranh Nga – Ukraine chủ yếu là do sự tham quyền (tham sống), sợ chết, ý thức sống giả dối của Putin; đồng thời, do ông và nhiều người nghiên cứu, lãnh đạo, nhiều tổ chức chính trị, xã hội trên thế giới, trong đó có Tạp chí Forbes đã không hiểu rằng quyền lực chính là cuộc sống chân thật của các cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Nói cách khác, cá nhân tổng thống Putin và nhóm thân cận của ông ta là những kẻ tham quyền, thiếu ý thức sống chân thật đã gây ra cuộc chiến tranh này, cướp đoạt “quyền lực đích thực” [9] (cuộc sống hạnh phúc chân thật) của cộng đồng các dân tộc (nhân dân) Nga và Ukraine.
Làm gì để thế giới không còn chiến tranh?
Để thế giới không còn chiến tranh, theo tác giả bài viết, trước hết, mỗi công dân ở các quốc gia, đặc biệt là những người nghiên cứu, lãnh đạo cần phải thay đổi tư duy sai lầm về khái niệm nói chung,quyền lực chính trị, phát triển nói riêng đã tồn tại nhiều thế kỷ qua. Tư duy quyền lực chính trị biểu hiện ở ba mặt chủ yếu như sau: tư duy quyền lực chính trị không khoa học (sai), chưa khoa học (chưa đúng), khoa học (đúng).
Tư duy quyền lực chính trị không khoa học biểu hiện bộ máy lập pháp (quốc hội hay nghị viện) trong chính quyền dân sự của quốc gia không chân thật xây dựng các mục tiêu chính sách phát triển; tư duy quyền lực chính trị chưa khoa học biểu hiện bộ máy hành pháp (chính phủ) trong chính quyền dân sự của quốc gia chưa chân thật đề ra phương pháp điều hành bằng luật thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển; còn tư duy quyền lực chính trị khoa học biểu hiện bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp (toà án, viện công tố hay viện kiểm sát) trong chính quyền dân sự của quốc gia chân thật xác định nguyên tắc xây dựng, điều hành, thực thi hiến pháp, luật bảo đảm đạt được các mục tiêu chính sách phát triển tự nhiên, xã hội, con người, quốc gia.
Điều đó có nghĩa là,để thế giới không còn chiến tranh,các quốc gia cần phải xây dựng bộ máy lập pháp độc lập, hành pháp đối lập, tư pháp trung lập tồn tại ở giữa trong chính quyền dân sự theo mô hình cấu trúc: hành pháp đối lập – tư pháp trung lập– lập pháp độc lập; đồng thời, bộ máy này cần phải chân thật xác định nguyên tắc xây dựng, điều hành, thực thi hiến pháp, luật bảo đảm đạt được các mục tiêu chính sách phát triển bền vững thế giới tự nhiên và xã hội loài người.
Dưới đây, tác giả bài viết đưa ra ví dụ tư duy khoa học một số thuật ngữ, khái niệm gắn liền với nguồn gốc chiến tranh, quy luật, hiện thực phát triển khách quan của thế giới tự nhiên và xã hội loài người như sau:
Tư duy khoa học thuật ngữ ‘nguồn’. Nguồn gắn liền với nguồn gốc chiến tranh. Tuy nhiên, hiện nay thuật ngữ nguồn chưa được những người nghiên cứu phân tích làm rõ mối liên hệ giữa các mặt của nó như sau: hình thức nguồn gắn với sự không sống ở bên ngoài thế giới; nội dung nguồn gắn với sự chưa sống ở bên trong thế giới; nguyên lý nguồn gắn với sự sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Tức là, nhiều thế kỷ qua, thuật ngữ nguồn chỉ được nhìn nhận về hình thức, nội dung, chứ chưa nhìn nhận về nguyên lý ở giữa hình thức và nội dung. Do đó, tư duy khoa học thuật ngữ nguồn phụ thuộc vào sự hiểu biết rõ tính chất nguồn “ở bên ngoài thế giới” (sự không sống) – tri thức không khoa học; bản chất nguồn “ở bên trong thế giới” (sự chưa sống) – tri thức chưa khoa học; thực chất nguồn tồn tại “ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới” (sự sống) – tri thức khoa học.
Tư duy khoa học thuật ngữ ‘gốc’. Gốc gắn liền với nguồn gốc chiến tranh. Tuy nhiên, hiện nay thuật ngữ gốc chưa được những người nghiên cứu phân tích làm rõ mối liên hệ giữa các mặt của nó như sau: hình thức gốc gắn với tính chất không khoa học; nội dung gốc gắn với bản chất chưa khoa học; nguyên lý gốc gắn với thực chất khoa học. Tức là, nhiều thế kỷ qua, thuật ngữ gốc chỉ được nhìn nhận về hình thức, nội dung, chứ chưa nhìn nhận về nguyên lý ở giữa hình thức và nội dung. Do đó, tư duy khoa học thuật ngữ gốc phụ thuộc vào sự hiểu biết rõ tính chất gốc (sự không sống) – tri thức không khoa học; bản chất gốc (sự chưa sống) – tri thức chưa khoa học; thực chất gốc (sự sống) – tri thức khoa học.
Tư duy khoa học khái niệm ‘phát triển’. Phát triển gắn liền với quy luật, hiện thực phát triển khách quan hay cuộc sống hạnh phúc chân thật của các cộng đồng, dân tộc, quốc gia trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người.Tuy nhiên, hiện nay khái niệm phát triển chưa được những người nghiên cứu làm rõ tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý của nó.Trong Từ điển Tiếng Việt, phát triển chỉ được nhìn nhận chung chung ở tính chất “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”, chứ không được nhìn nhận cụ thể ở bản chất chưa cân đối về môi sinh của các tập thể loài vật trong tự nhiên, chưa công bằng về quyền lợi vật chất của các nhóm trong cộng đồng người; tính chất không cân bằng về môi trường của các cá thể loài vật trong tự nhiên, không bình đẳng về giá trị tinh thần của các cá nhân trong nhóm; thực chất “sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [10]. Do đó, tư duy khoa học khái niệm phát triển phụ thuộc vào sự hiểu biết rõ tính chất hiện thực khách quan của xã hội, bản chất quy luật phát triển của tự nhiên, thực chất quy luật, hiện thực phát triển khách quan của thế giới tự nhiên và xã hội loài người.
Kết luận
Chiến tranh có nguồn gốc xuất phát từ ý thức hệ tư tưởng độc tài, tham quyền, cuộc sống thiếu nhân văn, vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại lẽ phải, sự thực và công lý của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Thế giới không thể loại bỏ chiến tranh khi những người nghiên cứu không làm sáng tỏ sự thật về khái niệm nói chung, quyền lực chính trị, phát triển, nguồn gốc chiến tranh nói riêng. Nhận thức đúng sự thật về chiến tranh, nguồn gốc chiến tranh là vấn đề cấp thiết trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Đây được coi là cơ sở khoa học để công dân, đặc biệt là những người nghiên cứu, lãnh đạo ở các quốc gia hiểu biết rõ nguyên tắc xây dựng, điều hành, thực thi hiến pháp, luật đúng đắn bảo đảm phát triển thế giới bền vững, tức là bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.
………………..
Tài liệu trích dẫn:
[1] Joseph S. Nye Jr. Dịch giả Lê Trường An. Quyền lực mềm – Ý niệm mới về thành công trong chính trị thế giới. Nhà xuất bản Tri thức, năm 2017.
[2] Alvin Toffler. Thăng trầm quyền lực. Dịch giả: Khổng Đức – Tăng Hỷ. Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2002.
[3], [4], [9] Dương Kỳ Anh. Quan niệm về quyền lực và hạnh phúc của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. https://vietnamnet.vn/quan-niem-ve-quyen-luc-va-hanh-phuc-cua-thien-su-thich-nhat-hanh-810855.html.Truy cập ngày 22/01/2022.
[5]Andreas Kappeler. Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông. Lược sử Ukraine (4): Cách mạng Majdan và cuộc can thiệp vũ trang của Nga. https://diendankhaiphong.org/2022/04/10/luoc-su-ukraine-4-cach-mang-majdan-va-cuoc-can-thiep-vu-trang-cua-nga/. Truy cập ngày 10/04/2022.
[6] Quỳnh Trân. ‘Putin – Logic của quyền lực’ –chân dung chân thực của tổng thống Nga Vladimir Putin.https://thanhnien.vn/putin-logic-cua-quyen-luc-chan-dung-chan-thuc-cua-tong-thong-nga-vladimir-putin-post1445565.html. Truy cập ngày 05/04/2022.
[7] Lê Hồng Hiệp. (Thực hiện: Phan đăng. Trình bày: Đoàn Chi). “Bản năng gốc” của các quốc gia luôn là mưu cầu quyền lực. https://cand.com.vn/eMagazine/tien-si-le-hong-hiep-ban-nang-goc-cua-cac-quoc-gia-luon-la-muu-cau-quyen-luc-i648231/. Truy cập ngày 09/04/2022.
[8] Hoài Linh. Putin và hành trình trở thành tổng thống vĩ đại nhất nước Nga. https://vietnamnet.vn/putin-va-hanh-trinh-tro-thanh-tong-thong-vi-dai-nhat-nuoc-nga-436153.html.
[10] Nguyễn Hữu Đổng. Triết học là gì? https://diendankhaiphong.org/triet-hoc-la-gi/. Truy cập ngày 21/03/2022.https://diendankhaiphong.org/chien-tranh-co-nguon-goc-o-dau/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét