6 thg 7, 2019

SÁCH HỌC TIẾNG VIỆT - Hồ thị Đậm

                                                                           Tiểu sử giảng viên
        Hồ thị Đậm, sanh ngày 16-6-1938, tại Long Khánh (Tân châu, Châu  đốc, nay thuộc tỉnh An giang). Giáo viên “Tiểu học”; sau được chuyển ngạch “Giáo học bổ túc”. Dạy ở Việt nam 22 năm. Định cư ở Mỹ năm 1992 theo diện con bảo lãnh. Hiện ngụ tại: 14004 Sring Mill Rd, Louisville, KY. 40219, Qua Mỹ, làm thợ may ở hãng Enro Shirt Company và Louisville Bedding. Làm việc ở hai hãng may được hơn 10 năm thì về hưu.                             
     Sau khi về hưu, giữ cháu và dạy chữ Việt miễn phí cho trẻ em Việt nam ở trong xóm, cuối tuần dạy Chữ Việt công quả ở trường Lạc Việt ở Louisville, KY. (Vẫn duy trì lớp học tại gia.) Năm nay sức khỏe kém, nên xin nghỉ dạy.
                                            Đã thực hiện:   
                                  *Quyển:Truyện ngắn “Tình người”.
                                  * Ba quyể́n sách giáo khoa:
                                     -Sách giáo khoa lớp “Mẫu giáo”, có cuốn bài tập riêng.
                                     -Sách “Học tiếng Việt 1 
                                     -Sách “Học tiếng Việt 2.


                            Bản tóm lược đề tài: Cách ghép vần chữ Việt.
        (Tôi xin phép nhắc lại cách ghép vần của: “BỘ QUỐC GIA GIÁO DỤC” thời VIỆT NAM CỘNG HÒA hay tuyệt vời mà chúng ta bỏ quên hơn 40 năm nay)
                            Từ xa xưa chúng ta dạy trẻ nhỏ học vỡ lòng chữ Quốc ngữ dựa theo phương pháp “Tổng hợp”, còn gọi là phương pháp” “Đánh vần”. Nghĩa là chúng ta dạy nguyên âm và phụ âm trước, rồi dạy ráp vần sau. 
                            Năm 1969, BỘ GIÁO DỤC có xuất bản quyển: “Em học vần lớp năm”. Theo sách nầy, BỘ GIÁO DỤC đã bỏ cách ghép vần cũ, dạy theo phương-pháp: “Phân tách” và “Tổng hợp”, gọi là: “PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP”. Theo phương pháp ghép vần mới, giáo viên chỉ cần dạy học sinh những vần đơn giản, còn 39 vần khó học khó nhớ không cần dạy, chúng ta dạy các em phân tách chữ ra làm hai phần (ngay trước vần đơn giản mà các em đã học), dạy các em hòa âm là các em biết đọc chữ Việt). Ở Việt nam, trước năm 1969, thầy cô giáo phải dạy sáu tháng học sinh mới đọc chữ Việt được. Sau năm 1969, nhờ áp dụng phương pháp ghép vần quý báu hỗn hợp, thầy cô chỉ cần dạy 3 tháng là các em biết đọc chữ Việt. Nhờ phương pháp ghép vần mới, các em học chữ Việt dễ dàng, nhanh chóng và viết chánh tả cũng dễ hơn.

                                 39 vần sau đây chúng ta không cần dạy:
                  Oa (hoa hồng), oe (sức khỏe), oac (nói khoác), oat (khoảng-khoát), oai (bà ngoại), oay (loay-hoay), oach (kế hoạch), oao (kêu ngoao-ngoao), oeo (ngoẹo cổ), oem (ngoem-ngoém), oen (cái khoen), oet (khoét lỗ), oam (nước vỗ oàm-oạp), oan (ngoan-ngoãn), oang (khoảng-khoát), oanh (khoanh tay), oăc (dấu ngoặc), oăt (ngoắt tay), oăm (sâu hoắm), oăn (thoăn-thắt), oăng (liến-thoắng), oap (oàm-oạp), (trí tuệ), uy (cô Thủy), (thuở xưa), uân (mùa xuân), uâng (bâng-khuâng)  uât (che khuất), uya (đêm khuya), uyu  (khuỷu tay), uây (khuấy động), uôm (nhuốm bệnh), uyên (họ Nguyễn). uyêt (tuyết trắng), uêch (nguệch-ngoạc), uênh (huênh hoang), uych (chạy huỳnh-huỵch), uyt (suýt-soát) uơn (hạ nguơn).
  Những vần sau đây các em không cần học vần: -oa, oe, uê, uơ uy 
                                     Chúng ta chỉ cần phân tách chữ và hòa âm:
           Thí dụ chữ
  hoa🡺 ho-a= hoa;                -khỏe🡺 kho-e= khỏe
               huệ 🡺 hu-ê=huệ,                -huơ🡺hu-ơ = huơ
               Thủy🡺 thu-y=thủy
        Sau khi thầy cô giáo dạy xong những vần đơn giản, như: Ao, oi ôi, iu, iêu, iên, iêng, ưu, uc, ut, uôc, uôt, ya, yên, yu,…Thầy cô dạy các em phân tách chữ ra, (Phân tách chỗ nào? -Trước ngay vần đơn giản, dạy học sinh hòa âm là các em đọc được tất cả chữ Việt)  


                        Ba bài tập đọc có những vần khó đọc, khó nhớ
Bài:1                                    Đống đất sét
       Đống đất choán một khoảnh sân lò gốm. Tí và Mai ngoẹo cổ đứng nhìn. Ông chủ lò ngoắt Tí và Mai lại gần. Ông khoét hai cục đất cho Tí và Mai. Tí khoanh tay thưa: “Cám ơn ông!” Mai bắt chước làm theo anh. Tí lấy ngón tay ngoáy cục đất rồi nói: “Đất nầy nhuyễn quá Mai ơi!:”
                                     Một nhóm giáo viên (Em học vần lớp năm)


CÁCH ĐỌC CHỮ               
    -Khoảnh🡺 kho-anh=khoảnh           -khoanh🡺 kho-anh =khoanh                                                                                         -Ngoẹo 🡺 ngo-eo =ngoẹo               -ngoáy 🡺 ngo-ay =ngoá                    -ngoắt 🡺 ngo-ăt=ngoắt      
             -nhuyễn 🡺 nhu-yễn=nhuyễn
                     -khoét 🡺 kho-et=khoét


BÀI: 2                       Tại nhà bác hai Hoằng
       Bác hai Hoằng là bạn của ba Tí. Thuở nhỏ, hai người học trường Phước tuy. Nhà bác khoảng-khoát, mát mẻ. Bác chỉ có một người con tên Xuân. Bác tiếp ba Tí trong phòng khách. Xuân rủ Tí và Mai ra ngoài sân chơi. Xuân khoe kéc lông xanh, mỏ đỏ hoét, oành-oạch kêu “Te-te”, nhưng Tí thích nhứt con cưởng bông.
                                                                    Một nhóm giáo viên (Em học vần lớp năm)
CÁCH ĐỌC CHỮ:                 
-Hoằng🡺 ho-ăng=hoằng                   -ngoài 🡺ngo-ai =ngoài                
 -Tuy🡺 tu-y =tuy                                  -khoe 🡺 kho-e =khoe
                  -Thuở 🡺  thu-ơ =thu                         -hoét🡺 ho-et=hoét           
                  -khoảng🡺 kho-ang=kh                  -oành🡺o-anh=oành
                  -khoát🡺 kho-at=k                            -oach🡺o-ach=oạch
                  -Xuân 🡺 xu-ân=xuân                                                      
                   
BÀI: 3                          Cháu xin về với ba
       Hơn tám giờ tối, mưa mới tạnh. Ễnh ương kêu uềnh-oang khắp vườn. Tiếng hát từ xa vọng lại:
                                    “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều,
                               Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau”
          Tí lại ngồi bên cha thỏ thẻ: “Con nhớ mẹ và em Mai quá ba à!” Bác hai Hoằng xen vô trêu Tí: “Khuya nay ba cháu về Sài-gòn, cháu ở lại chơi vài bữa nghe!” Tí thưa: “Cháu xin về với ba!”
                                        Một nhóm giáo viên (Em học vần lớp năm)


CÁCH ĐỌC CHỮ 
               -uềnh 🡺 u-ềnh=uề                -khuâng 🡺khu-âng=khuâng               
             -oang 🡺o-ang =oang                   -khuya 🡺 khu-ya= khuya
                      -hoằng 🡺o-ăng =hoằng


                                Louisville, ngày 24-6-2019
                                    Hồ thị Đậm


              

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét