Ăn xong tôi thu dọn chén đũa, cô bé người Mỹ lập tức đứng dậy: “Cháu có thể giúp cô không ạ?”, còn con gái tôi ngồi yên.
Con
gái chị Tiền Nguyệt Hàng, sống tại thành phố Nam Kinh, Trung Quốc theo
học tại một trường có trao đổi học sinh với một trường trung học ở Mỹ.
Dịp đó, một nữ sinh người Mỹ 15 tuổi đã đến sống ở nhà chị. Vỏn vẹn một
tuần, cô bé ngoại quốc đã gây những ấn tượng sâu sắc với người mẹ. Và
đây là chia sẻ của chị:
Lần bất ngờ đầu tiên
Cô
bé người Mỹ có làn da trắng sáng, dáng người cao gầy và cao hơn hẳn con
gái tôi một cái đầu. Lần đầu tiên gặp, cô bé đã rất tự nhiên, cười và
chào tôi bằng câu tiếng Trung mới học được, tôi thấy ở cô bé này có sự
lôi cuốn kỳ lạ.
Người
mẹ đăng lên trang cá nhân bức ảnh con mình và cô bạn gái người Mỹ đến ở
nhờ một tuần. Bài viết được chị Tiền Nguyệt Hàng đưa lên trang cá nhân
từ năm 2016, nhưng gần đây được nhiều tờ báo mạng Trung Quốc chia sẻ
rộng rãi, vì tính hữu ích của nó.
|
Bữa
sáng đầu tiên, tôi làm bánh bao và hoành thánh Dương Châu. Tôi có chuẩn
bị sẵn dao dĩa nhưng cô bé người Mỹ đã dùng đũa, nói là muốn "nhập gia
tùy tục". Sau khi sắp ăn xong, cô bé nói: "Đây là bữa sáng ngon nhất mà
cháu từng ăn, rất cảm ơn cô ạ!", tôi đã vô cùng bất ngờ. Mười mấy năm
nấu cho con gái mình ăn, tôi chưa bao giờ nhận được lời khen từ cháu.
Nhận được lời khen thật sự rất tuyệt vời, khoảng cách giữa chúng tôi
dường như được co ngắn lại.
Lần bất ngờ thứ hai
Đến
bữa tối, tôi nấu những món được đánh giá là ngon nhất như trứng chiên
cà chua, sườn xào chua ngọt, chúng tôi vừa ăn vừa trò chuyện rất vui vẻ.
Như thường lệ, ăn xong tôi thu dọn chén đũa, cô bé người Mỹ lập tức
đứng dậy: "Cháu có thể giúp cô không ạ?"
Đây
là lần thứ hai tôi bất ngờ nhưng cũng vội nói "Không cần đâu, hai đứa
cứ trò chuyện đi". Tự dưng tôi nhìn sang con gái mình, cháu đã quen với
sự bận rộn của mẹ bao năm nay rồi, còn cô bé người Mỹ kia lại biết suy
nghĩ cho người khác, lập tức phản ứng theo bản năng như một thói quen.
Lần bất ngờ thứ 3
Ngày
hôm sau, tôi nhìn thấy cuốn hộ chiếu của cô bé người Mỹ đã rất cũ nên
tò mò hỏi: "Cháu đã đi qua bao nhiêu nước rồi?" Câu trả lời của cô bé
khiến tôi bất ngờ: "Đây là cuốn hộ chiếu thứ 3 của cháu, cháu đã đi
khoảng 30 nước rồi".
Nhìn
thấy sự ngạc nhiên của tôi, cô bé giải thích: "Vào các kỳ nghỉ, trường
sẽ tổ chức cho chúng cháu vừa đi du lịch vừa đi học. Đây là lần đầu tiên
cháu đến Trung Quốc". Tôi âm thầm ngưỡng mộ, đồng thời hỏi thêm: "Đi
nhiều như thế, việc học phải làm sao?". Tôi hỏi như vậy bởi con gái tôi
vào kỳ nghỉ cũng phải chạy khắp các lớp học thêm.
"Bình
thường việc học của chúng cháu rất nặng, mỗi ngày về nhà làm bài tập
suốt 5 tiếng". "5 tiếng" này khiến con gái tôi bị sốc. Tôi bắt đầu hiểu
được gia cảnh của cô bé: Bố làm ở công ty riêng, mẹ ở nhà nội trợ.
Trong
cuộc trò chuyện của mình, cô bé luôn nhấn mạnh mẹ mình rất vất vả, phải
đảm đương tất cả mọi việc trong nhà cùng với chăm sóc bãi cỏ, bảo dưỡng
hồ bơi... "Để giúp đỡ mẹ, anh trai cháu rửa chén bát và đỡ mẹ làm vệ
sinh nhà cửa. Còn cháu chịu trách nhiệm chăm sóc vật nuôi trong nhà là
hai chú chó và ba chú mèo". Cả nhà ai cũng có nhiệm vụ riêng, rất rõ
ràng.
Còn
gia đình tôi thì bố mẹ đi làm. Mẹ còn phải lo sinh hoạt cho cả nhà, con
gái ngoài việc học ra không phải động tay làm bất cứ việc gì. Rõ ràng
là có sự khác biệt rất lớn về nghĩa vụ và trách nhiệm trong gia đình.
Lần bất ngờ thứ 4
Đây
là bữa cơm cuối của cô bé người Mỹ với gia đình chúng tôi. Để kỷ niệm
ngày này, vợ chồng tôi quyết định đưa cô bé và con gái đến nhà hàng sang
trọng nhất của Nam Kinh để thưởng thức "gà hầm", một trong những món ăn
nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Thế
nhưng sau khi biết món ăn này được làm từ vi cá mập thì cô bé người Mỹ
đã kiên quyết từ chối: "Cháu không chấp nhận được món ăn này, động vật
cần được bảo vệ". Vợ chồng tôi lúc này chỉ biết nhìn nhau, tự dưng thấy
mình sao không bằng một đứa học sinh 15 tuổi, cảm giác nể phục khiến mồ
hôi tôi túa ra như tắm.
Lần bất ngờ thứ 5
Sau
bữa ăn, con gái tôi còn hẹn thêm 2 người bạn nữa để đến một khu vui
chơi gần đó. Lúc trở về, con gái nói với tôi: "Mẹ ơi người Mỹ quá giỏi.
Vào đến khu vui chơi, hai đứa bạn con nhìn thấy trò gì là sà vào chơi
ngay. Còn bạn người Mỹ thì kéo con đi quan sát một vòng xem có những trò
chơi nào có lợi thế nhất rồi mới chọn chơi. Vì thế bạn ấy thắng rất
nhiều đồng xu, sau khi chia cho chúng con bớt rồi mới đi tìm những trò
chơi khác".
Lần
này tôi quả thật chấn động. Một cô bé còn nhỏ như vậy mà đã biết làm
thế nào để có được lợi ích lớn nhất, lúc nào cũng suy nghĩ rất kỹ lưỡng,
quả thật là đáng nể phục. Con gái nói một câu khiến tôi phải suy nghĩ
mãi: "Mẹ ơi, cứ thế này thì chúng ta chỉ có thể làm công cho họ mãi mà
thôi".
Từ câu chuyện của cô bé người Mỹ, tôi đã nhận ra cách nuôi dạy con của mình có rất nhiều vấn đề.
Quá
mức yêu chiều, quá mức bao bọc, liên tục can dự khiến con gái tôi trở
nên vô dụng và vô tình. Kiểu giáo dục máy móc như hiện tại đã làm mất đi
tinh thần tự lập, hạn chế sự sáng tạo của con trẻ.
Tự
do là bản tính của trẻ nhỏ, tự nhiên là thiên tính của các cháu, kìm
hãm bản tính và thiên tính là kìm hãm sức sống và động lực trưởng thành
của trẻ. Vậy nền giáo dục nào mới thật sự có thể bồi dưỡng được nhân tài
có sức sáng tạo đây?.
* ( Dam Ho chuyển )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét