Fernando Corbato, “cha đẻ” của
mật khẩu máy tính, vừa qua đời. Trước khi có ý tưởng sáng tạo của người
đàn ông này, nhiều người dùng Internet khi đó vẫn có thể tự do truy cập
dữ liệu của người khác trong cùng một hệ thống mạng.
Fernando Corbató, cha đẻ đằng sau mật
khẩu máy tính, đã qua đời hôm thứ 6 tuần trước (12/7) tại một viện dưỡng
lão ở bang Massachusetts (Mỹ) do biến chứng của bệnh tiểu đường. Ông
hưởng thọ 93 tuổi. Trước đó ông đang là giáo sư danh dự tại Viện Công
nghệ Massachusetts (MIT), Soha dẫn nguồn từ New York Times cho hay.
Trong sự nghiệp của mình, TS Corbato đã
góp phần tạo ra nhiều tiến bộ quan trọng trong ngành khoa học máy tính.
Đáng chú ý nhất phải kể đến trong các phát kiến của ông là mật khẩu, Zing dẫn theo The Next Web cho biết.
Mật khẩu được ứng dụng lần đầu trên Hệ
thống Chia sẻ Thời gian Máy tính (CTSS). Nó cho phép nhiều người cùng
truy cập và sử dụng một máy tính và bảo mật bằng mật khẩu.
Sáng kiến này đã giúp đẩy nhanh tốc độ
làm việc của các lập trình viên. Thay vì phải đợi đồng nghiệp làm xong
công việc mới được sử dụng được máy tính như trước, thì giờ đây với tài
khoản riêng (kèm mật khẩu riêng), khi người này nghỉ, người khác có thể
sử dụng chung máy tính đó, mà vẫn đảm bảo được việc bảo mật thông tin và
dữ liệu. Cùng lúc, CTSS cũng giúp tiết kiệm chi phí đầu tư máy tính.
“Hệ thống chia sẻ thời gian đã thay đổi
hoàn toàn cách người ta sử dụng máy vi tính”, Stephen Crocker, một nhà
nghiên cứu máy tính và là người tiên phong trong lĩnh vực Internet, nhận
định.
Sau khi tham gia dự án CTSS, Corbato bắt
đầu tạo ra Multics, ngôn ngữ lập trình có ảnh hưởng rất lớn đến các máy
tính ngày nay. Tuy rằng thất bại về mặt thương mại, nhưng dự án này đã
truyền cảm hứng cho việc sáng tạo ra Unix – tiền thân của hệ điều hành
Linux ngày nay (bên cạnh hai hệ điều hành phổ biến nhất là Windows và
MacOS).
Công trình của Corbato cũng truyền cảm hứng cho MIT ra mắt Project MAC, tiền thân của Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính.
Năm 1990, Tiến sĩ Corbató nhận giải
thưởng A.M. Turing, một giải thưởng tương đương với giải Nobel trong
lĩnh vực máy tính, theo Soha.
Quang Khánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét