Việc nghiên cứu trước đây về phát
triển trẻ em thường bỏ qua người cha. Nhưng các nghiên cứu mới phát hiện
ra rằng những người chăm sóc không phải là mẹ đóng một vai trò quan
trọng trong cách cư xử, hạnh phúc, thậm chí là kỹ năng nhận thức của
trẻ.Đàn ông của bộ lạc Aka ở Cộng hòa Trung Phi thường chăm sóc
con nhỏ trong khi các bà mẹ đi săn. Họ dọn dẹp, dỗ trẻ và chơi với
chúng, và dành nhiều thời gian bế chúng hơn những người cha ở bất kỳ xã
hội nào khác. Sự tận tâm này mang lại cho họ danh hiệu "những người cha
tốt nhất thế giới" từ những người bình luận trên mạng- là điều ít nhiều
mỉa mai vì người Aka được xếp hạng là bình đẳng và thích xa lánh. 7Tuy nhiên, điều đó cho thấy quan niệm rộng lớn hơn về "người cha tốt" đã thay đổi như thế nào theo thời gian. Ngày
nay, nhiều ông bố được ca ngợi vì giàu tình cảm, thích chăm chút và làm
việc. Nhiều nghiên cứu đang làm thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về
cách mà các ông bố có thể định hình cuộc sống của con cái ngay từ đầu,
và thách thức những những quan niệm cũ về cách làm cha mẹ và giới tính.
Bản quyền hình ảnhGabriele Galimberti / INSTITUTEImage caption
Vì Michael Chamorro Suarez làm việc đêm tại tiệm
bánh pizza của mình ở Cahuita, Costa Rica, nên anh có thể dành thời gian
cho con cái vào ban ngày
Điều này rất ấn tượng khi mà cho đến những năm 1970,
vai trò của người cha đối với sự phát triển của trẻ em hoàn toàn không
được nghiên cứu nhiều. Công việc quan trọng nhất của họ được xem là hỗ
trợ về kinh tế cho người mẹ, người mẹ chỗ dựa tình cảm cho đứa trẻ.
"Nghiên
cứu tập trung nhiều vào tầm quan trọng của mối quan hệ với người mẹ và
ít chú ý đến các quan hệ xã hội khác," Michael Lamb, một nhà tâm lý học
tại Đại Học Cambridge, người nghiên cứu về những người cha từ những năm
1970, nói. "Trong đó quan hệ rõ ràng nhất là quan hệ cha con- một mối
quan hệ được xem là quan trọng hơn khi trẻ lớn hơn lên, nhưng luôn bị
xem là thứ yếu trong mối quan hệ mẹ con." Hay như Marian
Bakermans-Kranenburg của Vrije Universiteit Amsterdam, người đang thực
hiện một loạt nghiên cứu về người cha mới và về quan hệ trong gia đình,
có nói: "Trong cha mẹ thì cha chiếm 1/2, nhưng 99% nghiên cứu nuôi dạy
con cái tập trung vào người mẹ.
Bản quyền hình ảnhGabriele Galimberti / INSTITUTEImage caption
Sống gần sông ở Haiti, một trong những hoạt động yêu
thích của Jhonny Labossière với con gái là đùa nghịch trong nước.
Giờ đây, nghiên cứu mới chỉ ra rằng thế giới xã hội của trẻ em là phong phú và phức tạp hơn so với suy nghĩ trước đây.
Đó
không chỉ là việc người cha nhảy vào cuộc. Ông bà, cha mẹ đồng giới,
cha mẹ kế/ghẻ và cha mẹ đơn thân cũng đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu
được điều gì thực sự khiến đứa trẻ phát triển mạnh - và nó không chỉ là
về việc một người chăm sóc. "Một phần của lập luận mà tôi đã cố
gắng đưa ra trong 45 năm qua là trên thực tế có rất nhiều yếu tố quan
trọng," Lamb nói. Chúng ta muốn thừa nhận sự khác biệt về tầm quan trọng
của chúng, nhưng chúng ta cũng cần nhận ra điều đó - để trích dẫn câu
nói râp khuôn - đúng là 'phải cần cả làng để dạy một đứa trẻ', và có
rất nhiều mối quan hệ quan trọng hình thành nên sự phát triển của đứa
trẻ."
Bản quyền hình ảnhGabriele Galimberti/INSTITUTEImage caption
Jordi Luque, nhà góp ý cho các nhà hàng, ở
Barcelona, thường đưa con trai Rai 4 tuổi đi theo để nếm thử, đó là một
cách để giáo dục con về những món ăn ngon.
Một loạt các nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò
nuôi dạy trẻ linh hoạt như thế nào. Nhà tâm lý học Ruth Feldman của Đại
Học Bar Bar-Ilan, Israel, phát hiện ra rằng, giống như người mẹ, người
cha cũng trải nghiệm sự tăng nội tiết tố khi chăm sóc con nhỏ, nó giúp
cho quá trình gắn kết. Khi cha là người chăm sóc chính, bộ não của họ
cũng thích nghi với nhiệm vụ đó. Và sự liên quan tình cảm là quan
trọng. Các đứa trẻ có những người cha chăm sóc có tình cảm sẽ thể hiện
sự phát triển tinh thần tốt hơn khi chập chững biết đi và sau này ít có
vấn đề về cách cư xử, so với những đứa trẻ có bố hay xa lánh hơn. Trẻ
lớn hơn cũng có lợi. Những trẻ có cha, hoặc người thay cha, hỗ trợ nhiều
hơn về cảm xúc, sẽ có xu hướng hài lòng hơn với cuộc sống và có mối
quan hệ tốt hơn với giáo viên và những đứa trẻ khác. "Các yếu tố
dẫn đến sự hình thành các mối quan hệ là hoàn toàn giống nhau đối với
người mẹ và người cha," Lamb nói. "Điều đó thực sự phụ thuộc vào tình
thương, việc biết nhu cầu của đứa trẻ, đáp ứng nhu cầu đó, tạo ra sự
thoải mái và sự hỗ trợ mà đứa trẻ cần đến."
Bản quyền hình ảnhGabriele Galimberti / INSTITUTEImage caption
Rizwan Shaikh và các con gái của mình ở trong nhà họ
tại khu ổ chuột Wadala của Mumbai, Ấn Độ; ông hy vọng Zafinah 3 tuổi sẽ
trở thành bác sĩ.
Nghiên cứu trước đây phát hiện ra rằng các bà mẹ và
các ông bố thường có xu hướng tương tác khác nhau với trẻ nhỏ: các bà mẹ
gắn kết nhiều hơn thông qua việc chăm sóc nhẹ nhàng, trong khi ông bố
thường gắn kết thông qua chơi đùa. Nhưng điều đó, Lamb nói, ít liên quan
đến giới tính và nhiều hơn là với việc phân chia chăm sóc trẻ. Các
nghiên cứu về các cặp vợ chồng đồng tính và các ông bố nghỉ ở nhà đã
chỉ ra rằng, không phụ thuộc vào giới tính, người cha/mẹ đi làm ban ngày
và về nhà vào buổi tối, thì người đó có xu hướng chơi trò chơi bạo hơn,
như bế trẻ lên cao và xoay văng tròn xung quanh. Còn người ở nhà chăm
sóc em bé cả ngày thì tương tác với trẻ điềm tĩnh hơn. Ở các cặp
vợ chồng dị tính, người cha/mẹ chăm sóc hầu hết thời gian trong ngày
thường vẫn là người mẹ vì một loạt lý do kinh tế và xã hội. Một lý
do là việc nghỉ phép của cha/mẹ. Trong khi tất cả các nước OECD, ngoại
trừ Mỹ, áp dụng nghỉ thai sản rộng rãi, có hưởng lương bằng quỹ công,
thì chỉ 1/2 số nước có chế độ bố nghỉ phép chăm trẻ ít nhất là 2 tháng.
Trong khi đó, với khoảng cách tiền lương giới tính vẫn còn, thì hợp lý
hơn về kinh tế là phụ nữ ở nhà hơn là đàn ông. Ở tất cả các nước OECD,
phụ nữ kiếm được ít hơn 13,8% so với nam giới (dựa trên thu nhập trung
bình). Điều này giúp giải thích tại sao chỉ riêng vấn đề nghỉ phép
của cha/mẹ sẽ không phải là câu trả lời. Ở Anh, có nghỉ phép chia sẻ
giữa cha/mẹ, chỉ 2% các cặp vợ chồng thực hiện.
Bản quyền hình ảnhGabriele Galimberti / INSTITUTEImage caption
Là một nhạc sĩ sống ở Florence, Ý, nhạc cụ của
Davide Woods, đã trở thành đồ chơi cho các con của anh là Noah và Ian.
Trên thực tế, ngay cả với người Aka được ca ngợi,
thì phụ nữ vẫn làm phần lớn việc chăm sóc trẻ em. Họ săn bắn và nuôi súc
vật mà vẫn địu con bên mình. Nhưng đến nay chưa ai tuyên bố họ là những
bà mẹ tốt nhất thế giới. Nhưng nghiên cứu chi tiết việc người cha
tham gia ngay từ đầu có thể có nhiều cái lợi. Và các trò chơi, bất kể
là nhẹ nhàng hay dữ dội, là đặc biệt có lợi. "Chơi đùa là ngôn
ngữ của thời thơ ấu: đó là một cách để trẻ em khám phá thế giới, đó là
cách để chúng xây dựng mối quan hệ với những đứa trẻ khác," Paul
Ramchandani, người nghiên cứu việc chơi đùa trong giáo dục, phát triển
và học tập tại Đại Học Cambridge, nói. Ông và nhóm của mình đã quan sát
những người cha chơi với con mình trong những tháng đầu đời, sau đó theo
dõi sự phát triển của những đứa trẻ này. Họ phát hiện ra rằng các tương
tác sớm giữa cha-con là quan trọng hơn rất nhiều so với trước đây giả
định. Những đứa trẻ có bố hoạt động và tham gia nhiều hơn trong
khi chơi sẽ có ít khó khăn hơn về cư xử khi 1 tuổi so với những đứa trẻ
có bố ở xa hoặc ít gần chúng. Chúng cũng làm tốt hơn ở các bài kiểm tra
nhận thức khi 2 tuổi, thí dụ như ở khả năng nhận dạng hình dạng vật thể.
Những kết quả này là độc lập với mối quan hệ của người mẹ với đứa trẻ. Ramowderani
báo trước rằng các kết quả này không nên được hiểu là một liên kết nhân
quả rõ ràng. Thay vì ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con cái
họ, việc ở xa con của người cha, thí dụ, có thể là dấu hiệu của những
khó khăn khác trong gia đình. Tuy nhiên, ông coi nghiên cứu này là một
sự khuyến khích để chơi với con mình từ lâu trước khi chúng có thể bò và
nói: "Một số người cha không làm điều đó khi con còn rất nhỏ bởi vì họ
không chắc chắn về những gì nên làm, hoặc không chắc chắn làm thế có
đúng không." Tất nhiên, những bà mẹ mới sinh có thể cảm thấy do dự tương
tự. Nhưng Ramowderani nói rằng nó có thể đơn giản như là việc để
đứa bé ngồi trên đùi mình, cùng nhìn nhau và quan sát những gì bé thích. "Việc
tham gia vào là quan trọng nhất, vì nếu bạn thực hành thì bạn sẽ giỏi
hơn. Đó không phải là thứ gì tự nhiên đến với mọi người. Một số người
thực sự giỏi việc này, nhưng phần lớn cần sự luyện tập," ông nói. Theo
nhiều cách, ngày nay các ông bố tham gia vào nuôi dạy trẻ nhiều hơn bao
giờ hết. Có các nhóm chơi đùa bố-con, các lớp học mát-xa dành riêng cho
các ông bố, và các video trực tuyến cực kỳ ưa thích về nhảy tập thể
cha-con.
Bản quyền hình ảnhGabriele Galimberti / INSTITUTEImage caption
Takeshi Masuma làm việc 40 giờ một tuần với tư cách
là một kế toán viên ở Tokyo. Trong thời gian ít ỏi rảnh rỗi với các con
gái của mình, anh thích đưa chúng đi hát karaoke.
Tuy nhiên, hãy ghé thăm trong tuần một nhóm em bé
điển hình trong một khu phố tương đối tiến bộ ở London, và bức tranh sẽ
thay đổi ngay. Vâng, thường có 1 hoặc 2 ông bố ở đó, và họ cũng giỏi như
các bà mẹ. Nhưng phần lớn việc nuôi dạy con cái dường như vẫn thuộc về
phụ nữ. Trên khắp thế giới, phụ nữ dành thời gian gấp 10 lần cho công
việc chăm sóc không được trả lương - bao gồm cả chăm sóc trẻ em - so với
nam giới. "Tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở ngã ba về cách quan niệm
về người bố," Anna Machin, một nhà nhân chủng học và tác giả của 'Cuộc
Đời Người Cha', một cuốn sách về cách làm cha hiện đại. Machin lập
luận rằng mặc dù hầu hết các ông bố muốn hoạt động nhiều hơn ở nhà,
nhưng nơi làm việc thực sự không thích hợp cho điều này. "Đó là điểm gây
căng thẳng cho đàn ông vào lúc này: giữa cần và muốn chăm sóc, và cả sự
cần tiếp tục cung cấp," bà nói. Trước áp lực tài chính mà nhiều
gia đình phải đối mặt, Machin lo ngại thực tế sẽ có thể có một sự quay
ngược trở lại với trách nhiệm truyền thống: "Bây giờ nếu bạn là một
người cha, nếu bạn muốn tham gia nuôi dạy trẻ, bạn phải chút ít là người
tiên phong ở nơi làm việc. Bạn phải đi ngược lại tất cả văn hóa 'đàn
ông quay trở lại làm việc'. Bạn phải là người thực hiện, 'Thật ra, tôi
muốn khẳng định quyền của mình'. "Và đó là một điều hoàn toàn khó."
Bản quyền hình ảnhGabriele Galimberti / INSTITUTEImage caption
Renate, 8 tuổi, rất thích giúp đỡ cha là Eriks
Oficier, một thợ mộc ở Kuldiga, Latvia, và đến giúp bất cứ khi nào cháu
không phải đi học.
Một sự phân chia bình đẳng hơn có thể có nhiều lợi
ích lâu dài. Các nhà nghiên cứu do các nhà xã hội học Helen Norman và
Colette Fagan tại Đại học Manchester dẫn đầu đã phát hiện ra rằng những
người cha có nhiều khả năng sẽ tham gia dạy dỗ khi đứa trẻ 3 tuổi nếu
như họ chia sẻ ngang bằng nhau việc chăm sóc con khi đứa trẻ 9 tháng
tuổi. Ở Scotland, một nghiên cứu hơn 2.500 gia đình cho thấy các mối
quan hệ hỗ trợ cha-con cũng quan trọng như mối quan hệ mẹ-con. Ở một dấu
hiệu khác của sự thay đổi, nghiên cứu bao gồm những người thay thế cha
như cha dượng, mà tác động của họ thường được đặt sang một bên. "Mọi
người đều có ghi chép, và điều đó góp phần gìn giữ hoặc làm tăng hồ sơ
của những người cha trong một loạt các cuộc thảo luận chính sách," Paul
Bradshaw, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Xã Hội Scotland thực hiện nghiên
cứu thay mặt cho chính phủ Scotland, nói. Có lẽ một ngày nào đó,
một man giám đốc điều hành địu một đứa con sẽ là một cảnh tượng thông
thường như cảnh một nhóm đàn ông Aka địu con trở về sau chuyến đi săn.
Trong khi chờ đợi, các ông bố có thể cứ thoải mái với thực tế là có vô
số cách để trở thành một người cha tốt. "Một trong những điểm
chúng tôi đã học được là không có một mô hình về người cha lý tưởng.
Không có một công thức về những gì người cha cần phải làm hoặc những
cách cư xử nào mà người cha phải theo," Lamb nói. Cuối cùng, ông
nói, đó là việc phải luôn có cảm xúc, và đáp ứng nhu cầu của đứa trẻ.
"Những người khác nhau làm điều đó theo những cách khác nhau. Người ta
tranh luận nhiều về vấn đề 'các ông bố hãy làm điều cần làm theo một
cách nam tính?' Câu trả lời là không, không cần phải thế. "Họ cần
phải làm điều đó theo cách họ nghĩ là đúng, điều đó thật lòng hơn, điều
đó cho phép họ tham gia đầy đủ và mạch lạc vào mối quan hệ với con
mình." Bài tiếng Anh trên BBC Future
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét