Theo BBC, một nghiên cứu gần đây của ba trường đại học Mỹ đã đưa ra kết luận rằng trái đất đang bước vào một giai đoạn tuyệt chủng mới, và con người là một trong những sinh vật đầu tiên bị diệt vong.
Báo cáo này được thực hiện bởi ba trường đại học Stanford, Princeton và Berkeley, tiếp sau một báo cáo khác của trường đại học Duke vào năm ngoái, và được đăng trên tạp chí khoa học Science Advances.
Báo cáo chỉ ra một số các nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng có thể là do thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và tình trạng phá rừng.
Một trong các tác giả của bản báo cáo mới đây cho biết, “Chúng ta đang bước vào sự kiện đại tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu.”
Sự kiện cuối cùng gần đây nhất đã diễn ra cách đây 65 triệu năm, khi loài khủng long bị tuyệt chủng với giả thuyết là do một thiên thạch lớn đã va vào trái đất.
Ông Gerardo Ceballos, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, nói rằng, “Nếu điều này tiếp tục xảy ra, sẽ mất nhiều triệu năm để hồi phục sự sống và loài người chúng ta có khả năng sẽ biến mất sớm.”
Các nhà khoa họa phát hiện rằng tỷ lệ tuyệt chủng hiện nay cao hơn 100 lần so với các thời kỳ khi trái đất chưa trải qua một sự kiện đại tuyệt chủng. Báo cáo cho thấy rằng các loài động vật có xương sống đã biến mất với tốc độ nhanh hơn mức bình thường 114 lần.
Trong khi đó, báo cáo của đại học Duke vào năm ngoái, cũng cảnh báo rằng loài người đang tiến vào giai đoạn đại tuyệt chủng lần thứ sáu, lại cho biết tỷ lệ tuyệt chủng hiện nay cao hơn 1.000 lần so với các thời kỳ trong quá khứ.
Theo Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN), hàng năm có ít nhất 50 loài động vật đã tiến đến gần sự tuyệt chủng. Ngoài ra, khoảng 41% các loài lưỡng cư và 25% loài động vật có vú cũng đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Báo cáo của ba trường đại học Mỹ cho biết cần phải có những hành động nhanh chóng và cần thiết để thực hiện việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm tránh thảm họa tuyệt chủng.
Bình Minh tổng hợp.
(từ Daikynguyen)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét