6 thg 6, 2015

2 Nhân viên Y tế Hàn quốc đã nhiễm MERS-COV


Đăng bởi:Trần Lưu04/06/2015 14:18

HEALTH+ | Ngày 4/6, Bộ Y tế Hàn Quốc đã xác nhận thêm 5 trường hợp mắc Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), trong đó có 2 nhân viên y tế đã tham gia điều trị cho bệnh nhân trước đó.

Sự kiện : Dịch bệnh MERS-CoV
Nhân viên y tế Hàn Quốc đã nhiễm virus chết người MERS-CoV
2 nhân viên y tế đã nhiễm virus chết người MERS-Cov (Ảnh minh họa)

​Những câu hỏi quan trọng nhất về dịch MERS

Virus MERS-CoV dễ nhầm với bệnh cúm

Mục sở thị giám sát dịch Mers-Cov tại sân bay Nội Bài

Lo ngại Mers-CoV, Hàn Quốc đóng cửa nhiều trường học

Được biết, ngoài những nhân viên y tế này, trong số các ca bệnh mới có một người đã nằm chung phòng bệnh với một bệnh nhân. Trước đó, 2 này người đã từng đến một cơ sở y tế nơi tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên.
Tính đến ngày 4/6, Hàn Quốc đã ghi nhận 35 trường hợp dương tính với MERS, trong đó đã có 2 trường hợp tử vong được xác nhận là do MERS. Sự gia tăng nhanh chóng của dịch bênh này đang làm tăng mạnh mối lo ngại trong cộng đồng trong khi chính quyền nước này đang nỗ lực kiềm chế dịch bệnh bằng cách truy tìm những người có tiếp xúc với các bệnh nhân.
Chính quyền Seoul đang nỗ lực để ngăn sự lây lan của căn bệnh này bằng cách cách ly theo dõi những người từng tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm MERS.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết MERS được xác nhận lây nhiễm trên người lần đầu tiên hồi năm 2012. Theo WHO, các trường hợp mới có thể nâng tổng ca nhiễm MERS toàn cầu lên 1.179 người với ít nhất 442 ca tử vong.

Virus MERS-CoV dễ nhầm với bệnh cúm

Đăng bởi:Trần Lưu04/06/2015 11:21

HEALTH+ | Đây là nhận định của PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh tại buổi làm việc với WHO về công tác phòng chống và điều trị dịch bệnh MERS-Cov trong các bệnh viện ngày 3/6.

Sự kiện : Dịch bệnh MERS-CoV
Virus MERS-CoV dễ nhầm với bệnh cúm
Dịch MERS-CoV có các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn, khó phân biệt với một số bệnh cúm

Mục sở thị giám sát dịch Mers-Cov tại sân bay Nội Bài

Thủ tướng chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Mers-Cov

Việt Nam chủ động sẵn sàng đối phó với dịch bệnh MERS- CoV

Dịch bệnh Mers-CoV: Nguy cơ lây lan sang Việt Nam rất lớn

Tại buổi họp PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, các bệnh dịch nguy hiểm ở Việt Nam thường được phát hiện từ bệnh viện như dịch SARS, H5N1… Đối với bệnh dịch MERS-CoV có đặc điểm thời gian ủ bệnh lâu (khoảng 2 tuần), các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn, khó phân biệt với một số bệnh cúm, bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác. Do đó, công tác khai thác thông tin, các yếu tố dịch tễ của người bệnh từ vùng có dịch, công tác khám chữa bệnh, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh trong bệnh viện đóng vai trò quan trọng.
Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, từ dịch SARS cho thấy kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý ca bệnh rất quan trọng. Các cán bộ y tế, người chăm sóc là những người có nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh, nên cần tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn như rửa tay, đeo khẩu trang thường xuyên khi tiếp xúc với người bệnh có triệu chứng sốt, ho.
Virus MERS-CoV dễ nhầm với bệnh cúm - Ảnh 1PGS.TS Lương Ngọc Khuê làm việc với WHO tại Việt Nam
Bên cạnh đó, tại các khoa Khám bệnh cần có những hình ảnh tuyên truyền về những triệu chứng của bệnh MERS-CoV để nhiều người biết và chủ động khai báo thông tin với cán bộ y tế. Đồng thời các bệnh viện cần tăng cường năng lực quản lý lâm sàng các cabệnh truyền nhiễm và có danh sách những bệnh viện có đủ năng lực quản lý ca bệnh để tập trung điều trị người bị nhiễm MERS-CoV.
Trong ngày 4/6, Cục quản lý Khám, chữa bệnh sẽ đi kiểm tra hoạt động của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch tại một số bệnh viện như: Chợ Rẫy và Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Đoàn sẽ kiểm công tác chuyên môn, công tác cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, vấn đề mai táng, vệ sinh…. trong bệnh viện; Chỉ đạo các bệnh viện tổ chức các lớp tập huấn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị MERS-CoV, cùng với tập huấn điều trị các bệnh truyền nhiễm khác. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Cục Y tế dự phòng sẽ cùng nhau phối hợp để cập nhật tình hình dịch bệnh cũng như quản lý những người có nguy cơ từ vùng dịch về để quản lý và điều trị kịp thời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét