CÁCH THỨC HỌA THƠ ĐƯỜNG LUẬT (I)
Làm thơ Đường là một thú vui tiêu khiển nhưng đặc biệt hơn nữa là xướng họa thơ Đường mới gây nhiều hào hứng thú vị. Ta có thể xướng họa nhiều thể thơ khác nhưng thơ Đường là phổ biến và đặc sắc nhất. Trong lịch sử văn học Việt Nam có nhiều giai thoại về xướng họa thơ Đường do một nhóm hay một cá nhân khởi xướng, đáng kể nhất là Hội Tao Đàn của vua Lê Thánh Tông thành lập hôi thế kỷ 15. Nhà vua là người có tài thơ văn, đứng ra thành lập Hội Tao Đàn tập họp 28 ngôi sao sáng mà đại nguyên soái chính là nhà vua. Nhà vua nổ lực trong một thời gian ngắn làm được 9 bài, sau đó các hội viên họa lại, tập hợp thành quyển "Quỳnh Uyển Cửu Ca"( rất tiếc tài lệu nầy bị thất lạc hay bị thiêu hủy). Thời Pháp thuộc có hai danh sĩ là Tôn Thọ Tường và Phan văn Trị tung ra một loạt bài xướng họa làm chấn động giới sĩ phu yêu nước, một người thì theo Pháp (Tôn Thọ Tường), người kia thì chống lại chủ trương đó (Phan Văn Trị).
Thơ xướng họa lúc đầu do cá nhân sáng tác một bài thơ rồi thách thi hữu trong nhóm họa, bài thách gọi là bài xướng. Sau nầy nhờ phương tiện truyền thông nhanh chóng có người làm thơ đăng báo yêu cầu độc giả họa. Phong trào nầy phát triển được nhiều người hưởng ứng, trong một thời gian dài thập niên 60, sau đó chìm đi.
Xướng họa là gì ?
Một người khởi xứơng làm một bài bát cú hay tứ tuyệt rồi một người hay nhiều người lấy vận bài đó làm bài khác họa lại để trả lời theo ý người đó hoặc nói ngược lại. Bài họa cũng phải có điệu có cách. Người xướng dùng điệu nào thì người họa cũng dùng điệu ấy: bài xướng phá lục hay làm theo lối thủ vỹ ngâm, lối hồi văn, lối điệp tự hồi văn, lối thủ vỹ quán châu, lối triệt hạ...thì bài họa cũng phải theo các lối tương ứng ấy. Đặc biệt có khi họ dùng lối khoáng thủ (8 chữ đầu của 8 câu ráp lại đọc từ trên xuống dưới thành một câu có ý nghĩa riêng), hoặc 8 chữ đầu dùng chỉ một chữ đặt ở đầu cặp trạng và luận mà thôi, thì mỗi người họa phải theo đúng kiểu cách như vậy mới đúng điệu. Cần lưu ý khi người xướng dùng chữ vận có nghĩa gì thì người họa phải dùng chữ vận có nghia đó. Ví dụ khi người xướng dùng chữ vận xanh (màu xanh), vàn (do từ Hán Việt “vạn” đọc trại: mười ngàn) thì người họa khi tới mấy chữ đó phải dùng chữ chỉ màu xanh, và vàn chỉ 10 ngàn chứ không thể dùng chữ xanh với nghĩa xanh xao hay chữ vàn với nghĩa vô vàn được. Còn nếu không, thì bài họa kém giá trị ! Có khi bài xướng dùng vận chết ( tử vận) : với tiếng đơn, mình theo nghia tiếng đơn đó mà họa; với tiếng đôi như: bâng khuâng, lẳng lơ, lần khân, khúc khiu, sật sừ, thiên thai, ríu rí...thì mình có thể dùng tiếng đôi đó mà họa lại cho ăn với ý bài xướng, trái lại mình lấy một tiếng vần mà dùng sai nghĩa thì bài họa không ăn với bài xướng ( biên khảo của Diên Hương, tác giả sách “Phép làm thơ”, nhà sách Khai Trí xuất bản năm 1961). Vì dụ:
Bài xướng :
Hỏi thăm quan tuần mất cướp :
Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông,
Nó lại lôi ông đến giữa đồng.
Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ!
Thân già da cóc, có đau không?
Bây giờ mới khẽ sầy da trán,
Ngày trước đi đâu mất mảy lông.
Thôi cũng đừng nên ky cóp nữa.
Kẻo mang tiếng dại với phường ngông!
Nguyễn Khuyến
Bài này tác giả gửi cho ông Tuần phủ Đích là bạn học, người làng Tiên Khoán, huyện Bình Lục (Hà Nam). Ông Đích vốn có tính keo kiệt bủn xỉn với bạn bè, do đó thường bị Nguyễn Khuyến giễu cợt đả kích. Về sau ông Đích được bổ làm Ngự sử ở Kinh, lại hiềm khích riêng với ông. Lúc ông Đích hưu quan về nhà, chỉ lo làm giàu, rồi bị cướp, ông nhân đó gửi bài này “hỏi thăm”. Ông Đích cũng có bài hoạ lại:
Ông thăm tôi cũng giã ơn ông,
Nó có lôi tôi đến giữa đồng.
Cũng tưởng vun thu phòng lúc thiếu,
Nào ngờ ky cóp lại như không.
Chém cha thằng quỷ đen tai mắt,
Chẳng nể ông già bạc tóc lông.
Ông hỏi thăm tôi, tôi biết vậy,
Thương ông tuổi tác, cháu thời ngông.
Nhận xét:
Trong câu thứ 2 chữ cuối bài xướng: "giữa đồng"( tử vận), được lập lại y nguyên ở bài họa mà nghĩa cũng hợp với nghĩa trong câu của bài xướng, nên chấp nhận !
Ví dụ bài xướng họa kinh điển tả một cảnh:
Vọng phu thạch
Hình đá ai đem đặt biển đông,
Giống hình nhi nữ dạng ngồi trông.
Da dồi phấn tuyết phơi màu trắng,
Tóc gội dầu mưa giũ bụi hồng.
Ngày ngắm gương ô soi đáy nước,
Đêm cài lược thỏ chải trên không.
Đến nay hỏi đã bao nhiêu tuổi,
Trạc trạc bền gan chẳng lấy chồng.
Tôn Thọ Tường
Cũng tả cảnh đó, bài họa của Song Thanh:
Nhìn con chạnh tủi lệ sầu đông
Hóa đá trơ hình dạng ngóng trông
Đêm hứng sương chan đầu điểm bạc
Ngày phơi nắng ráng má tô hồng
Gió lay những tưởng thuyền ai ghé
Trăng dọi nao dè bến nước không
Sương tuyết chi sờn gan sắt đá
Khư khư một dạ chẳng hai chồng.
Song Thanh
Cũng đề bài trên, sau đây là bài họa nghịch:
Nghe nói vọng phu núi phía đông
Chân đi chưa tới mắt chưa trông
Bạc đen bịa lắm tình quân tử
Tiêt` nghĩa buồn cho phận má hồng
Ôm trẻ dầm sương ai biết có
Trông chồng thành đá kẻ rằng không
Trơ trơ một khối từ sơ tạo
Thêu dệt ra chi chuyện ngóng chồng.
Thường Tiên
Đôi khi một người làm bài chưa xong rồi ngưng thì một hoặc 2,3 người khác làm tiếp cho trọn bài trọn ý. Cách thông thường là làm theo thể liên hoàn, hoặc lấy 2,3 chữ cuối câu chót, hoặc nguyên câu chót của bài trước mà làm câu phá của bài sau. Còn vần thì lấy vần bài trước hoặc lấy vần trong đề. Đến câu chót thì kết thúc theo lối thủ vỹ ngâm, hoặc lấy 2 chữ cuối câu đầu bài trước đem làm hai chữ chót bài sau hết.
Tóm lại :
Bài thơ thất ngôn bát cú thường được lựa chọn. Nếu một bài theo đúng luật: âm, vận, thanh, đối, có chủ đề và nội dung hay, tryền cảm thì được mọi ngừơi chấp nhận làm bài xướng để họa theo. Bài họa cũng phải là bài Đường luật, đúng cách: niêm, vận, luật, đối, như bài xướng, nội dung cũng biểu đạt những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ với mức độ theo các khía cạnh khác với bài xướng có khi phản bác lại lập luận của bài xướng. Bài họa phải giữ đúng vần quy định của bài xướng và tránh lỗi "khắc lục" . Nếu bài hoạ có nội dung khác bài xướng thì không thể gọi là bài họa mà chỉ là mượn vần của bài xướng mà thôi. Nhận định nầy ngày nay, theo trào lưu thơ mới, nên khó chấp nhận được vì bị câu thúc, gây nhàm chán cho nên người ta có xu hướng "họa phóng" để giải bày những suy nghĩ khác với ý của bài xướng.
Cách họa:
Có 2 cách họa thơ Đường luật là: Họa Hạn Vận và Họa Phóng Vận
1. HỌA HẠN VẬN:
Họa hạn vận là phải theo sự hạn định trước, không được thêm bớt. Hạn có nghĩa là hạn chế. Người ta ra đề và cho vần nào thì mình phải dùng vần ấy. Thể Họa Hạn Vận nầy khác với thể Họa Phóng Vận, vì họa hạn vận không có bài xướng để dựa theo, do đó, ta phải:
- Diễn tả ý thơ theo đầu đề đã ra sẵn.
- Dùng đúng 5 vần hạn định (trong 8 câu) và phải hạ vần đúng theo thứ tự đã hạn định mà người ta đưa ra cho mình.
Thí dụ: Cuộc thi thơ do học giả Phan Kế Bính tổ chức như sau:
a. Ðầu đề (nội dung) là:
"Trống treo ai dám đánh thùng
Bậu không ai dám dở mùng chun vô".
b. Năm vần hạn định theo thứ tự là: xô - cô - vô - ô - rô.
Bài thơ sát với đầu đề, hạ đúng 5 vần hạn định, được giải nhất mà tác giả lại là một thiền sư chân tu, như sau:
Nào phải là ai dám giục xô
Thuận tình trước hết tự nơi cô
Có cho mới dám trao dùi đánh
Không hẹn nào ai đẩy cửa vô
Mảng sướng kể gì thân lễ nghĩa
Ham vui quên hết chuyện dâm ô
Thói hư thuần thước xưa còn lạc
Đừng học làm chi giống nhảy rô .
Còn có một lối hoạ hạn vận rất khó, xin kể lại một câu chuyện như sau: Mùa Hè năm 1926, trong dịp thi sĩ Đào Sĩ Nhã đến thăm gia đình họ Phan ở Hưng Yên. Ông khách Đào Sĩ Nhã thách lão thi sĩ Phan Mạnh Danh làm một bài thơ Nôm Đường luật với các điều kiện sau:
- Đầu đề: Xuân Khuê
- Hạn 5 vần: chờ - hờ - thưa - tơ - thơ
- Phải dùng 19 chữ: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, trăm, ngàn, vạn, đôi, cặp, nửa, trượng, thước, tấc. Sau đây là bài thơ Nôm hoạ hạn vận của lão thi sĩ Phan Mạnh Danh:
Xuân Khuê
Một mong hai đợi bốn ba chờ
Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ
Nửa gối năm canh gà gáy giục
Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa
Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ
Chín khúc bên lòng vạn mối tơ
Ngàn trượng thành sầu đo thước khó
Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ .
Phan Mạnh Danh)
2. HỌA PHÓNG VẬN
Họa Phóng Vận là phỏng theo vần của bài xướng để họa lại mà các vần trong bài họa phải theo y như các vần trong bài xướng, còn ý nghĩa thì hoặc phụ theo cho rộng thêm, hoặc trái hẳn lại (phản đề).
Họa phóng vận còn chia ra 4 hình thức là: Họa Nguyên Vận, Họa Đảo Vận, Họa Hoán Vận và Hoạ Tá Vận.
a. Họa Nguyên Vận: là họa đúng 5 vần của bài xướng và hạ vần cũng đúng y theo thứ tự như cách hạ vần của bài xướng. Trong cách họa nguyên vận thường thì có bao hàm họa ý (hoặc đối ý) và đối luật với bài xướng. Nếu không đối luật được thì cũng có thể họa luật.
b. Họa Đảo Vận: là họa ngược thứ tự của 5 vần từ dưới lên trên, thay vì họa nguyên vận là họa từ trên xuống còn họa đảo vận là họa từ dưới lên.
c. Họa Hoán Vận: là thay đổi thứ tự vị trí các vần của bài xướng tùy theo ý người họa, sắp xếp lại sao cho vần điệu nghe êm tai hơn cách sắp xếp của bài xướng.
d. Họa Tá Vận: Tá vận là mượn vần. Họa tá vận là bài họa chỉ mượn 5 vần của bài xướng để làm một bài khác mà nội dung hoàn toàn không liên quan gì đến bài xướng cả. Cách họa này ngày nay hầu hết được người ta áp dụng vì dễ làm .
---------------------------------------------------------------------
(Còn tiếp phần II)
Tổng hợp, biên soạn: Nguyễn Cang, Hương Lệ Oanh, Trần Lâm PhátTài liệu tham khảo:1. Phép làm thơ của Diên Hương, nhà xuất bản Khai Trí năm 1961.
2. Khảo luận thơ của Lam Giang, nhà xuất bản Sơn Quang năm 1967.
3. Tài liệu thơ văn trên net.
Làm thơ Đường là một thú vui tiêu khiển nhưng đặc biệt hơn nữa là xướng họa thơ Đường mới gây nhiều hào hứng thú vị. Ta có thể xướng họa nhiều thể thơ khác nhưng thơ Đường là phổ biến và đặc sắc nhất. Trong lịch sử văn học Việt Nam có nhiều giai thoại về xướng họa thơ Đường do một nhóm hay một cá nhân khởi xướng, đáng kể nhất là Hội Tao Đàn của vua Lê Thánh Tông thành lập hôi thế kỷ 15. Nhà vua là người có tài thơ văn, đứng ra thành lập Hội Tao Đàn tập họp 28 ngôi sao sáng mà đại nguyên soái chính là nhà vua. Nhà vua nổ lực trong một thời gian ngắn làm được 9 bài, sau đó các hội viên họa lại, tập hợp thành quyển "Quỳnh Uyển Cửu Ca"( rất tiếc tài lệu nầy bị thất lạc hay bị thiêu hủy). Thời Pháp thuộc có hai danh sĩ là Tôn Thọ Tường và Phan văn Trị tung ra một loạt bài xướng họa làm chấn động giới sĩ phu yêu nước, một người thì theo Pháp (Tôn Thọ Tường), người kia thì chống lại chủ trương đó (Phan Văn Trị).
Thơ xướng họa lúc đầu do cá nhân sáng tác một bài thơ rồi thách thi hữu trong nhóm họa, bài thách gọi là bài xướng. Sau nầy nhờ phương tiện truyền thông nhanh chóng có người làm thơ đăng báo yêu cầu độc giả họa. Phong trào nầy phát triển được nhiều người hưởng ứng, trong một thời gian dài thập niên 60, sau đó chìm đi.
Xướng họa là gì ?
Một người khởi xứơng làm một bài bát cú hay tứ tuyệt rồi một người hay nhiều người lấy vận bài đó làm bài khác họa lại để trả lời theo ý người đó hoặc nói ngược lại. Bài họa cũng phải có điệu có cách. Người xướng dùng điệu nào thì người họa cũng dùng điệu ấy: bài xướng phá lục hay làm theo lối thủ vỹ ngâm, lối hồi văn, lối điệp tự hồi văn, lối thủ vỹ quán châu, lối triệt hạ...thì bài họa cũng phải theo các lối tương ứng ấy. Đặc biệt có khi họ dùng lối khoáng thủ (8 chữ đầu của 8 câu ráp lại đọc từ trên xuống dưới thành một câu có ý nghĩa riêng), hoặc 8 chữ đầu dùng chỉ một chữ đặt ở đầu cặp trạng và luận mà thôi, thì mỗi người họa phải theo đúng kiểu cách như vậy mới đúng điệu. Cần lưu ý khi người xướng dùng chữ vận có nghĩa gì thì người họa phải dùng chữ vận có nghia đó. Ví dụ khi người xướng dùng chữ vận xanh (màu xanh), vàn (do từ Hán Việt “vạn” đọc trại: mười ngàn) thì người họa khi tới mấy chữ đó phải dùng chữ chỉ màu xanh, và vàn chỉ 10 ngàn chứ không thể dùng chữ xanh với nghĩa xanh xao hay chữ vàn với nghĩa vô vàn được. Còn nếu không, thì bài họa kém giá trị ! Có khi bài xướng dùng vận chết ( tử vận) : với tiếng đơn, mình theo nghia tiếng đơn đó mà họa; với tiếng đôi như: bâng khuâng, lẳng lơ, lần khân, khúc khiu, sật sừ, thiên thai, ríu rí...thì mình có thể dùng tiếng đôi đó mà họa lại cho ăn với ý bài xướng, trái lại mình lấy một tiếng vần mà dùng sai nghĩa thì bài họa không ăn với bài xướng ( biên khảo của Diên Hương, tác giả sách “Phép làm thơ”, nhà sách Khai Trí xuất bản năm 1961). Vì dụ:
Bài xướng :
Hỏi thăm quan tuần mất cướp :
Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông,
Nó lại lôi ông đến giữa đồng.
Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ!
Thân già da cóc, có đau không?
Bây giờ mới khẽ sầy da trán,
Ngày trước đi đâu mất mảy lông.
Thôi cũng đừng nên ky cóp nữa.
Kẻo mang tiếng dại với phường ngông!
Nguyễn Khuyến
Bài này tác giả gửi cho ông Tuần phủ Đích là bạn học, người làng Tiên Khoán, huyện Bình Lục (Hà Nam). Ông Đích vốn có tính keo kiệt bủn xỉn với bạn bè, do đó thường bị Nguyễn Khuyến giễu cợt đả kích. Về sau ông Đích được bổ làm Ngự sử ở Kinh, lại hiềm khích riêng với ông. Lúc ông Đích hưu quan về nhà, chỉ lo làm giàu, rồi bị cướp, ông nhân đó gửi bài này “hỏi thăm”. Ông Đích cũng có bài hoạ lại:
Ông thăm tôi cũng giã ơn ông,
Nó có lôi tôi đến giữa đồng.
Cũng tưởng vun thu phòng lúc thiếu,
Nào ngờ ky cóp lại như không.
Chém cha thằng quỷ đen tai mắt,
Chẳng nể ông già bạc tóc lông.
Ông hỏi thăm tôi, tôi biết vậy,
Thương ông tuổi tác, cháu thời ngông.
Nhận xét:
Trong câu thứ 2 chữ cuối bài xướng: "giữa đồng"( tử vận), được lập lại y nguyên ở bài họa mà nghĩa cũng hợp với nghĩa trong câu của bài xướng, nên chấp nhận !
Ví dụ bài xướng họa kinh điển tả một cảnh:
Vọng phu thạch
Hình đá ai đem đặt biển đông,
Giống hình nhi nữ dạng ngồi trông.
Da dồi phấn tuyết phơi màu trắng,
Tóc gội dầu mưa giũ bụi hồng.
Ngày ngắm gương ô soi đáy nước,
Đêm cài lược thỏ chải trên không.
Đến nay hỏi đã bao nhiêu tuổi,
Trạc trạc bền gan chẳng lấy chồng.
Tôn Thọ Tường
Cũng tả cảnh đó, bài họa của Song Thanh:
Nhìn con chạnh tủi lệ sầu đông
Hóa đá trơ hình dạng ngóng trông
Đêm hứng sương chan đầu điểm bạc
Ngày phơi nắng ráng má tô hồng
Gió lay những tưởng thuyền ai ghé
Trăng dọi nao dè bến nước không
Sương tuyết chi sờn gan sắt đá
Khư khư một dạ chẳng hai chồng.
Song Thanh
Cũng đề bài trên, sau đây là bài họa nghịch:
Nghe nói vọng phu núi phía đông
Chân đi chưa tới mắt chưa trông
Bạc đen bịa lắm tình quân tử
Tiêt` nghĩa buồn cho phận má hồng
Ôm trẻ dầm sương ai biết có
Trông chồng thành đá kẻ rằng không
Trơ trơ một khối từ sơ tạo
Thêu dệt ra chi chuyện ngóng chồng.
Thường Tiên
Đôi khi một người làm bài chưa xong rồi ngưng thì một hoặc 2,3 người khác làm tiếp cho trọn bài trọn ý. Cách thông thường là làm theo thể liên hoàn, hoặc lấy 2,3 chữ cuối câu chót, hoặc nguyên câu chót của bài trước mà làm câu phá của bài sau. Còn vần thì lấy vần bài trước hoặc lấy vần trong đề. Đến câu chót thì kết thúc theo lối thủ vỹ ngâm, hoặc lấy 2 chữ cuối câu đầu bài trước đem làm hai chữ chót bài sau hết.
Tóm lại :
Bài thơ thất ngôn bát cú thường được lựa chọn. Nếu một bài theo đúng luật: âm, vận, thanh, đối, có chủ đề và nội dung hay, tryền cảm thì được mọi ngừơi chấp nhận làm bài xướng để họa theo. Bài họa cũng phải là bài Đường luật, đúng cách: niêm, vận, luật, đối, như bài xướng, nội dung cũng biểu đạt những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ với mức độ theo các khía cạnh khác với bài xướng có khi phản bác lại lập luận của bài xướng. Bài họa phải giữ đúng vần quy định của bài xướng và tránh lỗi "khắc lục" . Nếu bài hoạ có nội dung khác bài xướng thì không thể gọi là bài họa mà chỉ là mượn vần của bài xướng mà thôi. Nhận định nầy ngày nay, theo trào lưu thơ mới, nên khó chấp nhận được vì bị câu thúc, gây nhàm chán cho nên người ta có xu hướng "họa phóng" để giải bày những suy nghĩ khác với ý của bài xướng.
Cách họa:
Có 2 cách họa thơ Đường luật là: Họa Hạn Vận và Họa Phóng Vận
1. HỌA HẠN VẬN:
Họa hạn vận là phải theo sự hạn định trước, không được thêm bớt. Hạn có nghĩa là hạn chế. Người ta ra đề và cho vần nào thì mình phải dùng vần ấy. Thể Họa Hạn Vận nầy khác với thể Họa Phóng Vận, vì họa hạn vận không có bài xướng để dựa theo, do đó, ta phải:
- Diễn tả ý thơ theo đầu đề đã ra sẵn.
- Dùng đúng 5 vần hạn định (trong 8 câu) và phải hạ vần đúng theo thứ tự đã hạn định mà người ta đưa ra cho mình.
Thí dụ: Cuộc thi thơ do học giả Phan Kế Bính tổ chức như sau:
a. Ðầu đề (nội dung) là:
"Trống treo ai dám đánh thùng
Bậu không ai dám dở mùng chun vô".
b. Năm vần hạn định theo thứ tự là: xô - cô - vô - ô - rô.
Bài thơ sát với đầu đề, hạ đúng 5 vần hạn định, được giải nhất mà tác giả lại là một thiền sư chân tu, như sau:
Nào phải là ai dám giục xô
Thuận tình trước hết tự nơi cô
Có cho mới dám trao dùi đánh
Không hẹn nào ai đẩy cửa vô
Mảng sướng kể gì thân lễ nghĩa
Ham vui quên hết chuyện dâm ô
Thói hư thuần thước xưa còn lạc
Đừng học làm chi giống nhảy rô .
Còn có một lối hoạ hạn vận rất khó, xin kể lại một câu chuyện như sau: Mùa Hè năm 1926, trong dịp thi sĩ Đào Sĩ Nhã đến thăm gia đình họ Phan ở Hưng Yên. Ông khách Đào Sĩ Nhã thách lão thi sĩ Phan Mạnh Danh làm một bài thơ Nôm Đường luật với các điều kiện sau:
- Đầu đề: Xuân Khuê
- Hạn 5 vần: chờ - hờ - thưa - tơ - thơ
- Phải dùng 19 chữ: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, trăm, ngàn, vạn, đôi, cặp, nửa, trượng, thước, tấc. Sau đây là bài thơ Nôm hoạ hạn vận của lão thi sĩ Phan Mạnh Danh:
Xuân Khuê
Một mong hai đợi bốn ba chờ
Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ
Nửa gối năm canh gà gáy giục
Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa
Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ
Chín khúc bên lòng vạn mối tơ
Ngàn trượng thành sầu đo thước khó
Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ .
Phan Mạnh Danh)
2. HỌA PHÓNG VẬN
Họa Phóng Vận là phỏng theo vần của bài xướng để họa lại mà các vần trong bài họa phải theo y như các vần trong bài xướng, còn ý nghĩa thì hoặc phụ theo cho rộng thêm, hoặc trái hẳn lại (phản đề).
Họa phóng vận còn chia ra 4 hình thức là: Họa Nguyên Vận, Họa Đảo Vận, Họa Hoán Vận và Hoạ Tá Vận.
a. Họa Nguyên Vận: là họa đúng 5 vần của bài xướng và hạ vần cũng đúng y theo thứ tự như cách hạ vần của bài xướng. Trong cách họa nguyên vận thường thì có bao hàm họa ý (hoặc đối ý) và đối luật với bài xướng. Nếu không đối luật được thì cũng có thể họa luật.
b. Họa Đảo Vận: là họa ngược thứ tự của 5 vần từ dưới lên trên, thay vì họa nguyên vận là họa từ trên xuống còn họa đảo vận là họa từ dưới lên.
c. Họa Hoán Vận: là thay đổi thứ tự vị trí các vần của bài xướng tùy theo ý người họa, sắp xếp lại sao cho vần điệu nghe êm tai hơn cách sắp xếp của bài xướng.
d. Họa Tá Vận: Tá vận là mượn vần. Họa tá vận là bài họa chỉ mượn 5 vần của bài xướng để làm một bài khác mà nội dung hoàn toàn không liên quan gì đến bài xướng cả. Cách họa này ngày nay hầu hết được người ta áp dụng vì dễ làm .
---------------------------------------------------------------------
(Còn tiếp phần II)
Tổng hợp, biên soạn: Nguyễn Cang, Hương Lệ Oanh, Trần Lâm PhátTài liệu tham khảo:1. Phép làm thơ của Diên Hương, nhà xuất bản Khai Trí năm 1961.
2. Khảo luận thơ của Lam Giang, nhà xuất bản Sơn Quang năm 1967.
3. Tài liệu thơ văn trên net.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét