5 thg 4, 2025

9 huyền thoại văn chương chưa từng nhận giải Nobel

 Vanvn- Có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học, một số nhà văn xứng đáng được vinh danh tại giải Nobel nhưng dường như họ lại “vô duyên” với giải thưởng danh giá này.

Nhà văn Leo Tolstoy

Leo Tolstoy:

 Là bậc thầy người Nga đứng sau Chiến tranh và hòa bình và Anna Karenina, các tác phẩm của Leo Tolstoy đào sâu vào cảm xúc con người và xã hội với chiều sâu vô song. Các tiểu thuyết của ông khám phá chủ đề tình yêu, chiến tranh, đạo đức và ý nghĩa của cuộc sống. Mặc dù được ca ngợi trên toàn thế giới, Tolstoy chưa bao giờ giành được giải Nobel, khiến độc giả luôn tự hỏi vì sao một huyền thoại văn học như vậy lại bị bỏ qua.

William Somerset Maugham: 

Nổi tiếng với những quan sát dí dỏm và cách kể chuyện sắc sảo, Somerset Maugham đã viết nên những tác phẩm vượt thời gian như Human Bondage và The Razor’s Edge. Khám phá về những khiếm khuyết và ham muốn của con người khiến các cuốn sách của ông trở nên gần gũi. Việc ông không có tên trong danh sách những người đoạt giải Nobel vẫn là một bí ẩn đối với nhiều người đam mê văn học.

Jorge Luis Borges

Borges là một nhà văn người Argentina, ông viết những truyện ngắn phức tạp như Fiction, kết hợp triết học, siêu hình học và trí tưởng tượng của mình. Tác phẩm của ông đã đẩy lùi ranh giới mà văn học có thể đạt được, nhưng dường như ông đã bị giải Nobel bỏ qua, có thể là do quan điểm chính trị gây tranh cãi của mình.

Robert Frost: 

Thơ ca của Robert Frost, chẳng hạn như The Road Not Taken và Stopping by Woods on a Snowy Evening, đã nắm bắt tinh tế vẻ đẹp và sự phức tạp của cuộc sống nông thôn. Khả năng truyền tải những chân lý sâu sắc thông qua ngôn ngữ đơn giản của ông đã chạm đến hàng triệu trái tim. Việc ông bị loại khỏi danh sách Nobel gây ngạc nhiên.

Nhà văn Jame Joyce- Ảnh: Speakup.

James Joyce

Joyce là tác giả người Ireland của Ulysses và Dubliners, ông đã cách mạng hóa nền văn học hiện đại bằng kỹ thuật dòng ý thức của mình. Các tác phẩm của ông thách thức hệ thống kể chuyện truyền thống. Dẫu vậy, Joyce không được giải Nobel, có thể do những tranh cãi xung quanh tác phẩm của ông.

Nhà văn Ấn Độ RK Narayan- Ảnh: Thehindu.

RK Narayan

RK Narayan nổi tiếng vì đã mang cuộc sống Ấn Độ đến với độc giả trên toàn thế giới. Những câu chuyện hấp dẫn của ông lấy bối cảnh tại thị trấn hư cấu Malgudi. Các tiểu thuyết, như The Guide và Swami and Friends, đã nắm bắt được vẻ đẹp của cuộc sống bình thường với sự dí dỏm và ấm áp. Cách kể chuyện nhẹ nhàng của Narayan xứng đáng được công nhận rộng rãi hơn trên toàn cầu.

Henrik Ibsen:

Được gọi là “cha đẻ của kịch hiện đại”, Henrik Ibsen đã mang đến cho thế giới những vở kịch như Nhà Búp bê và Hedda Gabler. Việc ông khám phá các chuẩn mực xã hội và quyền tự do cá nhân đã thay đổi sân khấu mãi mãi. Mặc dù có những tác phẩm tiên phong, giải Nobel đã không đến với ông, để lại một khoảng trống không thể xóa nhòa trong lịch sử của giải.

Vladimir Nabokov:

Tác giả của Lolita và Lửa nhạt, Nabokov là một thiên tài văn học đã kết hợp nghệ thuật và trí tuệ trong tác phẩm của mình. Cách chơi chữ và những câu chuyện phức tạp đã thể hiện sự thông minh của ông, nhưng những chủ đề gây tranh cãi có thể là lý do khiến ông không giành được giải Nobel.

Arthur Miller: 

Các vở kịch của Arthur Miller bao gồm, Cái chết của người chào hàng và The Crucible, đã khắc họa cuộc đấu tranh của người dân thường và những tình huống khó xử về mặt đạo đức của xã hội. Các tác phẩm của ông có giá trị sâu sắc, nhưng ủy ban Nobel chưa bao giờ công nhận những đóng góp to lớn của ông cho kịch và văn học.

NGỌC HÂN

Theo Znews

4 thg 4, 2025

TỰ SỰ NHÂN KỶ NIỆM NGÀY SINH - ĐVL


TỰ SỰ

NHÂN KỶ NIỆM NGÀY SINH

Lạ thật mỗi lần ngồi tính tuổi
Chạnh lòng khi nhắc tới ngày sinh
Bởi biết thân còm chồng chất nợ
Nợ khắp nhân gian nợ cả mình
Thiên hạ, giả như… đòi xiết của
Xin để lại đây… một chút tình!
Một chút “mồng tơi” chưa rớt kịp
Để làm vốn liếng lúc bình sinh
Cảm tạ đất trời, mong chỉ vậy
Lại quả nhiêu thôi, hãy niệm tình!
Hứa chằng mượn vay gì thêm nữa
Cho lòng thanh thản mỗi bình minh
Và… mỗi Hạ về ngồi tính tuổi
Bớt ngần ngại nhớ tới… ngày sinh!

TIN BUỒN VÀ PHÂN ƯU (Thân Mẫu CGC.Lê thị Ngợi Tạ Thế 3/4/2025 tại Long An)

 

Chúng tôi nhận đươc Tin Buồn:: 

 Thân mẫu Đồng Nghiêp Lê thị Ngợi :

 Cụ Bà:PHAN THỊ NÀO

Đã mênh chung ngày mùng 6 tháng 3 Quí Ty  ( 3/4/2025 )

Hưởng Thương Thọ 90 tuổi

Xin thành kính chia buồn cùng Tang Quyến,

Cầu Nguyên Hương Hồn Cụ Được Phiêu Diêu Miền Cưc Lạc

Đồng Nghiêp Cưu Giáo Chức SPSG.



Happiness - Hạnh Phúc - Bonneur ❤️

 A man said to the Buddha, "I want

Happiness."
Buddha said, first remove "I", that’s
ego,
then remove "want", that’s desire.
See now you are left with only
Happiness.
Có thể đây không phải là một lời dạy của Đức Phật, nhưng đoạn văn này đã cho tôi cảm hứng để phỏng dịch sang Việt ngữ và Pháp ngữ để chia sẻ theo thể thơ Hài-cú
(Haiku) như sau:
"Tôi muốn hạnh phúc"
Dẹp đi cái tôi, bản ngã; bỏ ham muốn. Còn lại: hạnh phúc.
"Je veux du bonheur."
Enlève "Je", l’ego, "veux", et le desir; As du bonheur.
đào anh Dũng
4/2015


Ngọc Cân – trấy Tiểu Đợi: Kẻ Mất Người Còn (T.Vấn và Bạn Hửu )

                                   Cõi Người Ta (5) – Tranh: THANH CHÂU
 

John nằm ở nhà quàn đã mấy ngày. Ở nhà thằng Ben đi lui đi tới, không nói năng gì; con Amy nằm vùi trong phòng. Việc phải làm hàng ngày của nông trại Niel tự làm hết.

Emma không bất ngờ trước sự ra đi của chồng, John đã tự hủy hoại mình từng ngày một, vợ con không đủ giữ anh lại trên miệng hố, càng về sau anh càng xa cách. Ma túy, rượu cuốn hốt vùi dập anh trong ma lực của nó. Phải vậy không, hay đó là liều an thần giúp anh sống dược đến giờ. Giá mình lấy cái cấm đoán ra để bắt cai nghiện từ sớm, dựng rào chắn, thì có tốt hơn không? Không, mình không làm vậy được. John, chàng sinh viên hippie phóng khoáng yêu đời chịu chơi mà mình mê trước ngày động viên qua Vietnam sẽ tự tử lâu rồi. Mình lôi được anh về nông trại này đã là một hy vọng.

Tự cho là mình rắn rỏi, nhưng Emma biết mình đang hụt hẫng, mất thăng bằng; cứ một lúc lấy giấy mịn chùi hai đuôi mắt nhám đọng nước mắt khô. Mấy người hàng xóm đem thức ăn qua từng bữa, tín hữu trong nhà thờ và Niel lo đám tang, có vẻ như Niel là người chủ động sắp xếp mọi chuyện; chỉ hỏi ý Emma hay kêu ký chi phiếu khi cần.

Emma có đưa tiền kêu Ben giao lại để Niel mua bộ vét, nhưng Niel từ chối; Emma ngại là Niel vận áo quần thường ngày trong tang lễ, nhưng không cho phép mình suy nghĩ hay thúc dục thêm. Hôm ở bịnh viện nói “rât tiếc” khi anh xốc cánh tay Emma để đứng vững; từ đó anh không nói lời chia buồn nào.

Buổi tối viếng tang ở nhà quàn, Niel và Ben đã ở đó từ trước. Khi xe người hàng xóm chở Emma, Amy tới, hai mẹ con nhìn nhau khi thấy Niel, trông anh đĩnh đạc trong bộ vét đen, cà-vạt, giày mới toanh; máy hình đeo trước bụng, dáng dấp tác phong rõ là cựu quân nhân. Emma không cầm được nước mắt. Niel chụp hình khách bạn lúc họ chia buồn với ba mẹ con, lúc họ đến nhìn John trong áo quan.

– Xin thành thật chia buồn Emma, John’s a good man!… Ben, Amy, your dad is a kind soul!

– Xin cám ơn… xin cám ơn…

– Xin thành thật chia buồn Emma, John’s a good man!… Ben, Amy, your dad is a kind soul!

– Xin cám ơn… xin cám ơn…

………

Người đàn ông tóc chấm vai, râu một bên má xẩm hơn bên kia; chống gậy đi chậm từ cửa tới. Thân hình to lớn của ông di chuyển tới đâu, cả phòng nghe tiếng gậy chống và chân bước trên nền thảm tới đó. Ba mẹ con nhìn nhau.

Emma bước tới hai bước, đưa tay ra đón ông, đúng là đón. Cả phòng thở phào. Là Bill, chủ đất gần nhà, từng là bạn của Emma lúc nhỏ. Hai nhà đã tuyệt giao trước khi có Ben, thậm chí tránh mặt nhau ở nhà thờ.

– Cám ơn… ông đã tới, Bill… chắc John nằm kia đang nói “I’m very sorry, Bill”.

– Không đâu, Emma. Là tôi, tôi muốn nói, ông nhìn về hướng linh cửu “I’m very sorry, John! My belated apology! Rest in Peace, dude!”. “Emma, Ben, Amy, I’m truly sorry for your loss!”.

– Thank you, Bill! Thanks, take it easy, what’s past is past!

Bill đưa tay xoa má trái, nơi râu xẩm vì má trủng.

– Emma, cô có thể nói “rất tiếc” nhưng tôi xin cô cho phép tôi nói vài lời trong thánh lễ ở nhà thờ được không?

Emma vừa đảo mắt nhìn những người có mặt:

– Vâng, chúng tôi rất hân hạnh, Bill.

– Cám ơn, give me a hug, Emma.

Bill bước qua một bên, lui tới trò chuyện.

Emma ra dấu, Niel tới sau lưng Ben.

– Anh có bấm được hình vừa nãy không?

– Nhiều hơn bình thường, tiếc là không có máy quay 8mm. John có kể chuyện ở tù vì đánh Bill. Đúng là giây phút lịch sử!

– Chuyện hôm nay bất ngờ cho mọi người.

***

Trong nhà thờ Fellowship Baptist, nhạc vang lên hoà âm êm dịu, cái rì rào của tín hữu nghe như tự nén, ẩn khuất, nói lên sự trang trọng. Mục sư Dean đem lời thánh trong 3:27 khai lễ. Lần lượt mấy tín hữu lên đọc trích đoạn Kinh thánh. Emma nghe chương Romans, thực sự thấy được vỗ về cho John và cho mình “Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng con”; tiếp đến là mấy chương trích từ Isaiah, Matthew, Philippians.

Sau phần các tín hữu cùng hát những bài thánh ca; những khách bạn, thân nhân có sẵn điếu văn lên đọc. Cuộc đời, cái tài, cái tật, kỷ niệm vui buồn với John làm mọi người nhìn về quan tài mà tưởng như John đang đứng đó cười tươi. Emma bật khóc, lau mắt cố trấn tỉnh.

Người cuối cùng, Bill chống gậy đến đứng với John khá lâu, trước khi quay về chỗ đọc điếu văn:

…………….

… lúc trẻ tôi là một hippie, nghe nói John cũng hippie, mỗi nguời một phương; John dân thành phố đâu đó, tôi ở ngay đây như một số vị biết. Khi Emma đưa hắn về xứ này, tôi biết hắn là GI từ Nam về, tôi không có ý giao thiệp gì với hắn, cũng như có dấu hỏi về cái đầu của Emma “why? Why him?”; ghen tức.

Trời xui đất khiến, tôi gặp hắn dưới phố; tôi đã có mấy shots rượu trong người, thấy anh ta bước ngông nghênh như trên mây, tôi chịu không nổi, la vào mặt hắn:

“Hey! Baby killer! Baby killer!” Thằng giết con nít!. Hắn sững người, trừng mắt nhìn, có vẻ không hiểu. Tôi tiếp:

“How many people did you kill over there?” Mày đã giết bao nhiêu người bên đó?

Hắn cung tay dộng một cú trời giáng vào mặt tôi, đây…đây má bên trái này. Tôi đau điếng, phun một miệng đầy máu có hai cái răng, không biết còn mấy cái đu đưa bên trong. Hắn quay người vừa đi vừa chạy như ma đuổi.

Người ta đưa tôi đi nha sĩ. Cảnh sát chận bắt nhốt anh ta. Tòa phán anh bồi thường $1,000 và quất anh ta đâu 3 tháng.

Vốn đã không giao thiệp với anh, thế này thì hai nhà tuyệt giao.

Về sau này, nhất là sau khi chúng ta rút khỏi  Việt Nam, tôi hiểu ra anh cũng chỉ là một công dân thượng tôn pháp luật, có lệnh động viên thì anh lên đường như mọi thanh niên khác, kể cả hippies. Cuộc chiến đúng hay sai không phải là vấn đề của anh.

Càng về sau, nhìn hàng triệu người chấp nhận cái chết để vượt biên, hàng trăm ngàn người chịu khổ sai, tôi bàng hoàng thấy John coi như đã có đóng góp phần mình trong một sứ mạng xứng đáng, dù không thành công.

Biết bao nhiêu lần tôi muốn tìm gặp. Biết bao lần tim tôi nhói lên khi ai đó nói “nghiện ngập! Coi như tiêu!”. Nhưng từ trước tới sau tôi, thằng Bill này vẫn là một kẻ hèn nhát ……

“Dầu tâm trí con trong thời niên thiếu diễu cợt

Với những lần nổi loạn, và những buông lung

Dầu vậy, Ngài chẳng lìa con dù con thường bỏ Ngài.

Lạy Chúa! Đến cuối cùng, xin Ngài ở với con!”

John, tin tôi đi: trước kia tôi không hiểu, không ái ngại, không cảm thông… từ lâu nay trong tôi đã có sự đồng cảm với họ, với anh…..Dude, farewell, Rest in Peace……

…………

Lần đầu tiên mọi người biết rõ ngọn ngành sự viêc ngày đó vì hai đương sự chưa bao giờ hé răng. Thánh đường lặng đi một lúc, không ai bảo ai, mọi người nhất loạt cất tiếng hát lại toàn bài  “Xin Chúa ở cùng con”.

Có vẻ mục sư Dean không dùng bài giảng soạn trước, Ông đọc một trích đoạn kinh thánh, giải thích thêm ý nghĩa rồi cùng tín hữu đọc kinh. Xướng lời cầu nguyện. Tạ ơn trên ban phước lành.

Mọi nguời cùng hát bế mạc bài “Tin cậy Jesus Christ”. Lũ lượt ra xe đưa linh cửu qua nghĩa trang Riverside National.

John đã nằm trong lòng đất. Năm xưa Emma từng ứa nước mắt mỗi khi hình dung anh nằm cong queo ở một xó rừng nào đó mà đồng đội không tìm ra. Emma gào lên, không còn để ý chung quanh, xụm xuống mé huyệt, không còn ý muốn đứng dậy, không còn sức để đứng dậy; khi lưng Emma không còn nấc, một bà hàng xóm nâng Emma dậy, khoác tay để cùng đứng.

Khách bạn lần lượt ra về, gia đình người bạn lúc sáng chở mẹ con Emma đến nhà thờ cũng đã đi. Niel đứng bất động nhìn đám công nhân dùng xe phủ đất. Ben đang giữ máy hình, chụp những gì chung quanh mà trước đó trong lúc đông người xôn xao chắc nó chưa kịp ghi nhận. Amy đã chạy đi ra chỗ Niel đậu xe.

Emma đã bình tỉnh trở lại, muốn về. Thấy đám công nhân xong việc đã kéo đi mà Niel vẫn đứng đó, hai vai rũ xuống, hoàn toàn bất động. Ah, anh ta là người sống sót từ Nam. Chỉ một hai năm mà John đã bị đánh gục, Niel sống một đời trầm uất ở đó thì liệu những ngày còn lại của anh sẽ ra sao? Hôm trước Ben, Amy kể là Niel nói sẽ hoàn tất một số việc, một tuần hay mười ngày, rồi anh ta sẽ đi. Anh sẽ đi đâu?

Nhớ cái đêm đầu John đem Niel về nông trại. Nhớ dáng đi của Niel khi ôm đồ theo Ben lên nhà kho để ngủ. Nhớ hai vợ chồng gây lộn trong phòng ngủ

“Hừ Nam…lại Nam! I’ve enough Nam to last my life rồi. Quá đủ cho đời tao rồi”

“No no never! Sáng mai… Nó phải đi yes nó phải đi. …Mày cũng phải đi nếu không phải vì Ben vì Amy… “

Bất giác Emma bước tới, luồn tay nâng vai Niel lên.

– Let’s go home, Niel.

Có tiếng “click” của máy hình trên tay Ben./.

Ngọc Cân – trấy Tiểu Đợi

3 thg 4, 2025

Vang bóng một thời. - Hồi ức của GHIMHO


 Trong căn phòng nhạc ấm cúng của quán cà phê Villa, Lài ngồi lặng lẽ bên tôi. Tiếng kèn saxo du dương của anh Phượng, tiếng ghi ta réo rắt của anh Hưng, giọng ca trầm buồn của Thái Lưu....những âm thanh hòa quyện để đưa chúng tôi trở về nơi ấy....

Một ngày trong quá khứ, xa lắm... gần bốn mươi năm có lẽ. Ngày ấy, đôi bạn trẻ ở tuổi chập chững vào đời, cùng ngồi dưới chân cầu Căm Xe trong những đêm thanh vắng, cùng ngắm dòng suối bạc lấp lánh ánh trăng. Ngày ấy tôi chỉ có Lài là người bạn gần gủi và thân thương nhất để chia sẽ buồn vui nơi miền rừng suối. Ngày ngày chỉ biết tay cuốc, tay rựa. Mở mắt là phải lo việc phát rẫy, dẫy cỏ... trồng lúa, trồng đậu. Ở nơi tăm tối, thiếu hẳn ánh sáng văn minh cho những tâm hồn đang tràn đầy nhựa sống thì âm nhạc là sự cứu rỗi. Chúng tôi say mê với những âm thanh trầm bỗng của những bài hát vang bóng một thời. Ngày ngày làm việc quần quật giữa rừng, giữa cái nóng nung cháy đến ruột gan để mồ hôi muối đọng lại mặn chát trên mi mắt, để tay chai đầy những vết sần khô cứng, lòng tôi chỉ háo hức đợi đêm về để được hát....Niềm vui mạnh mẽ nhất kết nối tuổi trẻ nơi đây, dù cho mưa hay nắng. Ngày ngày, chỉ đợi đêm xuống, ăn uống xong là xách cái đèn bão nhỏ xíu để đến những tụ điểm của ban văn nghệ.

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi.... Mấy mươi năm vẫn âm vang tiếng thổn thức của thân phận con người. Giờ đây tôi và Lài cũng ngồi bên nhau... hai mái đầu xanh ngày xưa nay điểm bạc. Cũng những dòng nhạc du dương vang bóng một thời cho chúng tôi lắng đọng lòng mình. Bao nhiêu sóng gió của một đời người đã trôi qua... Ánh đèn mờ ảo lấp lánh, ly cà phê, bóng anh Hưng bên cây đàn ghi ta với giọng ca Thái Lưu cho tôi trở lại cảm xúc của ngày xưa ...
Ngày ấy, nhà Lài dưới chân cầu cũng là một trong những tụ điểm cho nhóm văn nghệ chúng tôi hoạt động.
Bên những ấm nước trà thơm mùi đậu đen rang hay lá hà thủ ô phơi khô, chúng tôi say sưa trãi lòng mình trở lại những bài hát chỉ bằng trí nhớ, bằng những quyển tập chép tay ít ỏi còn lại. Thế nhưng ban nhạc cũng đầy đủ cả với Sơn tổ 10 đờn vọng cổ, Long khu C đờn tân nhạc và giọng ca cổ Khâu Tấn Điệp, ca tân chiến đấu có chị Nguyệt, chị em Thu Cúc ....và nhiều giọng ca không chuyên, trong đó có tôi.
Giờ đây, tất cả đã mờ mịt nhưng âm nhạc và lòng người vẫn còn đó. Bạn Lài vẫn bên tôi lặng lẽ....

Định Mệnh Sầu - Thuyên Huy