Công dân là một môn giáo khoa trong giáo dục trường học ở Nhật
Bản. Nó thường được gọi là “môn Công dân” (Kominka)
Khái quát
Môn Công dân là
môn giáo khoa được thiết lập ở trường trung học phổ thông (THPT).
Trong bản Hướng dẫn học tập ở trường THPT hiện
nay, mục tiêu của môn Công dân là “làm cho học sinh quan sát một cách chủ thể
xã hội hiện đại dựa trên tầm nhìn rộng lớn, làm sâu sắc sự lý giải đồng thời
giáo dục sự tự giác về lẽ sống với tư cách là con người, giáo dục các phẩm chất
công dân cần thiết trong tư cách là người xây dựng nên quốc gia, xã hội hòa
bình, dân chủ”.
Trong môn Công
dân, học sinh sẽ học về chính trị, kinh tế và xã hội nói chung. Trong môn Công
dân ở trường THPT có ba phân môn là Xã hội hiện đại, Luân lý, Kinh tế-chính trị.
– “Xã hội hiện
đại” (số tín chỉ tiêu chuẩn là 2) có nội dung chủ yếu bao gồm hai trụ cột:
1/ Vấn đề của chúng ta-những người sống trong xã hội hiện đại
1/ Vấn đề của chúng ta-những người sống trong xã hội hiện đại
2/Lẽ sống với tư cách là con người trong xã hội hiện đại.
– “Luân lý” (số
tín chỉ tiêu chuẩn là 2) có nội dung chủ yếu gồm 2 trụ cột:
(1) Những vấn đề
của thời thanh niên và lẽ sống với tư cách là con người
(2) Hiện đại và
luân lý.
– “Kinh tế-chính
trị” (Số tín chỉ tiêu chuẩn là 2) có nội dung bao gồm 3 trụ cột:
(1) Chính trị
hiện đại
(2) Kinh tế hiện
đại
(3) Các vấn đề
của xã hội hiện đại.
Về nguyên tắc học
sinh phải chọn môn “Xã hội hiện đại” và một trong hai môn “Luân lý”, “Kinh
tế-chính trị”. Bên cạnh đó trong kỳ thi ở trung tâm tuyển sinh vào đại học (kỳ
thi chung quốc gia-chú thích của người dịch) có thiết lập một môn giả định 4
tín chỉ tương đương với môn Địa lý-Lịch sử B gọi là “Luân lý, Kinh tế-chính
trị” với nội dung bao gồm luân lý và chính trị, kinh tế.
Môn Công dân ở kỳ thi đại học
Ở phần lớn các
trường đại học quốc lập môn học bao gồm các phân môn công dân ở trên cùng với
Địa lý-Lịch sử trở thành hai môn bắt buộc trong kỳ thi ở trung tâm tuyển sinh
đại học. Trong số những đại học “cửa vào rất hẹp” có những trường không chấp
nhận thí sinh dự thi nếu như môn thí sinh đã dự thi ở trung tâm tuyển sinh vào
đại học không phải là “Luân lý, Kinh tế-chính trị”. Tuy nhiên các trường đại
học lấy Công dân làm môn thi trong các kỳ thi thứ hai (kỳ thi do từng trường
đại học ra đề riêng-chú thích của người dịch) chỉ là thiểu số ví dụ như Đại học
học nghệ Tokyo, Đại học kinh tế Takazaki…Ở các đại học tư thục thì loại trừ Đại
học Keio, Đại học Jochi, Kinh tế-chính trị trở thành môn quan trọng có thể được
chọn thay thế cho Địa lý-Lịch sử. Các đại học có thể sử dụng Luân lý chỉ chiếm
số ít ví dụ đại học quốc lập có Đại học học nghệ Tokyo, Đai học Tsukuba, đại
học tư thục có Đại học Aichi, khoa Văn đại học Chuo.
Môn Xã hội và môn Công dân
Học sinh học về
cơ cấu cơ bản của chính trị, kinh tế, xã hội trong môn Xã hội ở trường tiểu học,
trung học cơ sở (THCS). Ở môn Xã hội trong trường THCS các nội dung học tập về
chính trị-kinh tế-xã hội được gội là “lĩnh vực công dân” (Komintekibunya).
Trước đó ở THPT
cũng tồn tại môn Xã hội nhưng trong bản Hướng dẫn học tập công bố năm 1989 và
thực hiện từ năm 1994 thì môn Xã hội ở trường THPT được tái cơ cấu và phân chia
thành hai môn là môn Công dân và môn Địa lý-Lịch sử.
Môn Công dân trước chiến tranh
Trong số các môn
học ở trường Trung học tồn tại từ năm 1931 đến năm 1947 có “môn Công dân”. Đây là
môn giáo khoa “giáo dục công dân”, giáo dục các tri thức, phẩm chất được coi là
cần thiết trong tư cách là thành viên tham gia vào sự phát triển của xã hội.
Ở Nhật Bản giáo
dục công dân được bắt đầu sớm nhất ở Trường học bổ túc thực nghiệp năm 1890 với
“các nội dung cần có trong tư cách công dân” kèm theo nghề nghiệp. Tuy nhiên nó
thực sự bắt đầu vào cuối thời kỳ Taisho khi chế độ bầu cử phổ thông được du
nhập và tầm quan trọng của giáo dục xã hội dâng cao.
Năm 1931, giáo
dục với mục đích giáo dục “làm rõ bản nghĩa của hiến chính tự trị, các nội dung
ở phương diện kinh tế, pháp chế, xã hội thích hợp với cuộc sống hàng ngày” đã
thay cho “pháp chế kinh tế”. Tuy nhiên do xảy ra các vấn đề như sự xuất hiện
của chủ nghĩa quân phiệt và vấn đề luận giải về vị trí Thiên hoàng mà nó được
sửa đổi vào năm 1937. Mục tiêu giáo dục trở thành “làm cho hiểu biết về nguồn
gốc quốc thể, quốc hiến của nước ta đặc biệt là tinh thần và sự công bố hiến
pháp của thần quốc, thấy được sự khác biệt của quan niệm căn bản thống trị ở
nước ta so với nước khác”. Đây là giáo dục có phương châm trái ngược với giáo
dục công dân hiện đại ở Âu Mĩ và là giáo dục có triết lý giáo dục thần dân đế
quốc dựa trên tư tưởng quân chủ chủ nghĩa.
Sau khi Nhật Bản
bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ sự du nhập chủ nghĩa dân chủ
theo mô hình phương Tây, giáo dục công dân hiện đại đã được đặt ra. Do đó vào
tháng 10 năm 1945, Ủy ban đổi mới giáo dục được thành lập và tiến hành tranh
luận về cải cách giáo dục công dân nhưng do sự thực thi của Luật giáo dục
trường học năm 1947 cho nên nó được kết hợp vào môn Xã hội.
Về sau, lĩnh vực
công dân cũ được đổi tên thành “lĩnh vực chính trị-xã hội-kinh tế” và cái tên
Công dân được phục hồi. Sau đó, do sự sửa đổi bản Hướng dẫn học tập năm 1977 và
năm tiếp theo mà phương châm thống nhất giáo dục “phẩm chất công dân” từ tiểu
học tới THPT được đưa ra và việc xóa bỏ mục “sự giác ngộ nhân quyền cơ bản” vốn
có trước đó đã trở thành vấn đề chú ý.
Nguồn: Wikipedia tiếng Nhật
http://ja.wikipedia.org/wiki/%E5%85%AC%E6%B0%91_(%E6%95%99%E7%A7%91
http://ja.wikipedia.org/wiki/%E5%85%AC%E6%B0%91_(%E6%95%99%E7%A7%91
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét