Nằm trên con phố vắng lặng Mayfair của thành phố London (Anh), công ty gia đình Wartski đã hành nghề buôn bán đồ cổ từ hơn 150 năm qua. Một buổi chiều năm 2012, bỗng xuất hiện một người đàn ông ăn vận tuềnh toàng làm nghề buôn bán sắt vụn, phế liệu đến từ một thị trấn nhỏ ở miền Tây nước Mỹ.
Đương nhiên một nhân vật như vậy không thuộc nhóm khách hàng quen thuộc của công ty Wartski. Tuy vậy, họ đã không thể ngờ rằng chính con người này sẽ đem lại câu trả lời cho một bí ẩn lớn mà giới sưu tầm đồ cổ vẫn chưa thể giải đáp suốt gần một thế kỷ qua.
Cách đây gần 100 năm, một thợ kim hoàn nổi tiếng người Nga có tên Peter Carl Faberge được Hoàng gia Nga, cụ thể là Nga hoàng Alexander III và sau này là Nicholas II, giao nhiệm vụ chế tác những quả trứng bằng vàng vào dịp lễ Phục sinh để dành tặng cho vợ, cho mẹ của họ.
Những quả trứng vàng được gắn nhiều đá quý này thường được gọi là trứng Faberge. Trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1917, Faberge đã chế tác 50 quả trứng vàng, cho tới nay, người ta mới tìm lại được 42 quả.
Những quả trứng bằng vàng được chế tác đặc biệt dành cho Hoàng gia Nga của Faberge kể từ đó đến nay đã trở thành những món cổ vật đắt giá, được săn tìm nhiều nhất.
Người đàn ông ăn mặc tuềnh toàng kể trên chính là người đang nắm giữ một quả trứng Faberge đã bị thất lạc từ lâu.
Quả trứng Faberge được chế tác theo lệnh của Nga hoàng. Sau khi chế độ quân chủ ở Nga tan rã năm 1917, các thành viên trong Hoàng tộc lưu lạc, những món đồ quý giá này cũng biến mất. Mới đây, quả trứng vàng này đã bất ngờ xuất hiện tại một khu chợ trời.
Quả trứng được người đàn ông buôn bán sắt vụn mua với giá 8.000 bảng Anh (280 triệu VNĐ). Người đàn ông giấu tên này tin rằng anh sẽ kiếm lời từ việc nấu chảy quả trứng để thu lấy vàng.
Càng chiêm ngưỡng quả trứng, người đàn ông này càng cảm thấy món đồ đẹp kỳ lạ và anh ta bắt đầu lên mạng tra cứu thông tin, bắt đầu bằng từ khóa “Vacheron Constantin” viết trên mặt đồng hồ và từ “egg” (quả trứng).
Ngay lập tức, kết quả tìm thấy khiến người đàn ông này sửng sốt và quyết định lặn lội một chuyến tới gặp những chuyên gia đồ cổ ở Anh. Trong suốt nhiều ngày, người đàn ông này đã không thể ngủ vì quá hồi hộp, háo hức.
Khi chuyên gia xác minh quả trứng này là đồ thật, người đàn ông buôn bán sắt vụn đã ngã ngồi xuống đất vì kinh ngạc. Công ty Wartski đã mua lại quả trứng với giá 20 triệu bảng Anh (700 tỉ VNĐ).
Sau cuộc chính biến ở Nga năm 1917, những người sưu tầm đồ cổ trên khắp thế giới bắt đầu truy tìm tung tích những quả trứng vàng Faberge mang trong mình cả giá trị nghệ thuật và lịch sử này.
Trong tổng số 50 quả trứng Faberge từng được thực hiện bởi thợ kim hoàn nổi tiếng người Nga Carl Faberge, người ta mới tìm lại được 42 quả, những quả còn lại hiện vẫn bặt vô âm tín suốt gần một thế kỷ qua, có thể chúng sẽ bị thất lạc vĩnh viễn, thậm chí có thể đã bị hủy hoại.
Những quả trứng Phục sinh Faberge bắt đầu được chế tác để dành tặng cho Hoàng hậu Marie (trái), vợ của Nga hoàng Alexander III. Sau khi Alexander III qua đời, Faberge được lệnh thực hiện 2 quả trứng vào mỗi dịp lễ Phục sinh, một cho lệnh bà Marie, một cho vợ của Nga hoàng mới - Nicholas II, Hoàng hậu Tsarina Alexandra (phải).
Hoàng hậu Marie vốn là một phụ nữ xinh đẹp và thông minh, bà rất yêu thích các loại trang sức và có một bộ sưu tập khổng lồ các món đồ trang sức quý giá. Phong cách sang trọng, quý phái và gu thẩm mỹ cá tính của Hoàng hậu Marie đã khiến Nga hoàng Alexander III nghĩ ra món quà thật đặc biệt để dành tặng cho vợ vào dịp lễ Phục sinh.
Quả trứng đầu tiên mà Nga hoàng yêu cầu anh thợ 38 tuổi Faberge ở thành phố St Petersburg thực hiện có giá 4.000 rúp (hơn 1 tỉ VNĐ). Hoàng hậu Marie đã rất thích thú với món quà này. Kể từ đó bắt đầu truyền thống cứ đến dịp lễ Phục sinh, Faberge lại mang vào Cung điện Mùa đông một quả trứng vàng.
Mỗi quả trứng Faberge đều cần nhiều tháng mới có thể thực hiện xong, đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt. Khi đó, hiệu kim hoàn Faberge có hàng trăm thợ, tất cả họ chỉ tập trung làm một món đồ này trong suốt cả năm để kịp dâng lên nhà vua vào dịp lễ Phục sinh.
Quả trứng Faberge mới được tìm thấy là quả trứng Phục sinh thứ 3 được chế tác, có một viên kim cương gắn ở mặt trước, khi bấm vào viên kim cương, nắp quả trứng sẽ mở ra, bên trong là một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ.
Cận cảnh mặt đồng hồ được chế tác bởi công ty đồng hồ Vacheron Constantin của Thụy Sĩ - nơi từng chế tác nhiều chiếc đồng hồ cho Napoleon.
Đến lễ Phục sinh năm 1917, Nga hoàng Nicholas II bị lật đổ, thợ kim hoàn Faberge đã thực hiện xong hai quả trứng để đem vào cung điện nhưng lần này, đơn hàng bị hủy bỏ vĩnh viễn.
Khi công ty Wartski ở London được nghe người bán sắt vụn đến từ Mỹ nói về quả trứng Phục sinh bằng vàng, họ ngay lập tức bay thẳng tới Mỹ để xem thực hư, khi tới nơi, họ được thấy quả trứng đang đặt trên bàn như thế này.
Mỗi khi có một quả trứng Faberge được tìm thấy, nó đều trở thành tin nóng gây sốt trong giới sưu tầm đồ cổ, ngay lập tức, chúng sẽ được các nhà sưu tập tư nhân mua lại với mức giá trên trời.
Câu chuyện này khiến chúng ta tin rằng ngoài kia vẫn còn rất nhiều cổ vật quý giá đang chờ để được tìm thấy.
Hình ảnh một số quả trứng vàng Faberge đã được tìm thấy trước đây:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét