Nỗi sợ hãi, những giọt nước mắt, niềm tự hào và món nợ ân tình. Đây là những cảm xúc không kìm nén được của gia đình một công dân Anh sinh sống, làm việc tại Việt Nam đúng mùa dịch Covid-19.
*Dựa trên bài viết của tác giả Steve Jackson đăng tại Medium.com
Một người bạn của tôi có mẹ già sống tại Anh. Cô ấy nhắn tin online với tôi kể về những “cái chết từ từ” đang ảnh hưởng đến mọi người thế nào khi dịch Covid-19 lây lan mạnh.
Cô ấy nói với tôi rằng mình đã phải rất vất vả chống chọi lại với những ảnh hưởng của đại dịch này. Tôi phải thừa nhận rằng đến bản thân tôi cũng mất ngủ vì những gì đã diễn ra. Thậm chí những điều nhỏ nhoi nhất cũng có thể khiến tôi xúc động trong mùa dịch Covid-19. Tôi chẳng thể nghĩ về tương lai quá xa bởi dường như mọi thứ đang vô cùng tăm tối khi dịch Covid-19 bùng phát.
Sau khi bùng nổ tại Vũ Hán-Trung Quốc, dịch Covid-19 nhanh chóng lan đến Việt Nam. Phòng khám nhỏ của chúng tôi buộc phải đóng cửa. Việc đeo khẩu trang trở thành bắt buộc và chính phủ nhanh chóng kiểm soát việc đi lại của mọi người.
Thậm chí những ứng dụng thông báo về tình hình dịch cũng xuất hiện và chỉ cần nhấn nút là đội kiểm tra y tế với đồ phòng hộ có thể xuất hiện trước mặt bạn.
Những người nhiễm bệnh được đưa vào bệnh viện điều trị, ai có tiếp xúc với nguồn lây bệnh thì bị cách ly. Thậm chí cả những người tiếp xúc gián tiếp với những người từng tiếp cận nguồn lây bệnh cũng bị cách ly.
Những người nhiễm bệnh được đưa vào bệnh viện điều trị, ai có tiếp xúc với nguồn lây bệnh thì bị cách ly. Thậm chí cả những người tiếp xúc gián tiếp với những người từng tiếp cận nguồn lây bệnh cũng bị cách ly.
Trong khi Việt Nam khẩn trương chống dịch thì tình hình dịch bệnh tại Châu Âu dần mất kiểm soát. Tại ổ dịch Italy, hàng trăm người chết mỗi ngày. Trong khi đó tại Anh, chính phủ vẫn từ chối những biện pháp cách ly mạnh mẽ nhằm phòng dịch.
Đối với chúng tôi, phòng khám nhỏ phải cách ly kéo dài ra cả tháng để chung tay chống dịch cùng cả nước. Tôi phải làm việc tại nhà. Ban đầu vợ chồng tôi đã cố gắng thích nghi với tình hình mới bởi chúng không hề dễ dàng, nhất là việc vừa chăm con vừa làm việc. Sau vài tuần, tôi và vợ phải gửi lũ trẻ đến nhà bà ngoại chăm sóc nhưng rồi 2 tuần sau chúng tôi nhận ra chẳng ai hạnh phúc vì quyết định này. Chúng tôi không thường thấy mặt lũ trẻ và những sự lo lắng thường đi kèm với những trận cãi vã.
Cuối cùng, tôi đón con gái về nhà và cố gắng thu xếp công việc gia đình để mọi thứ ổn hơn.
Tại thời điểm này, điều kỳ diệu đã xảy ra tại Việt Nam. Những người nước ngoài như chúng tôi sống tại đây bắt đầu nhận ra được có vô vàn anh hùng thầm lặng tại đây đang sống và chiến đấu cùng nhân dân.
Hai tấm hình dưới đây khiến tôi phải bật thốt lên ngạc nhiên. Tấm đầu tiên là những người lính nằm nghỉ ngơi trên sàn nhà sau trong đợt huy động chống dịch Covid-19. Tấm thứ 2 là hai cô gái Việt, có thể là mới bay từ nước ngoài về đang đeo khẩu trang ngồi trên những chiếc giường đáng lẽ ra thuộc về những người lính trong khu cách ly.
Những người lính Việt Nam đã nhường giường của họ làm khu cách ly cho nhân dân. Họ thậm chí làm nhiệm vụ dọn dẹp vệ sinh và nấu ăn cho những người cách ly.
Người lính Việt Nam đã phục vụ nhân dân, cố gắng hết sức để giữ mạng sống cho mọi người. Xin được nhắc là tại thời điểm cao trào, hàng chục nghìn người trên cả nước bị cách ly.
Thế rồi có bệnh nhân nhiễm dịch bay về từ Châu Âu. Khi cô ấy đến xét nghiệm tại bệnh viện cho kết quả dương tính, chính phủ đã nhanh chóng cách ly cả con phố. Giới truyền thông thì đưa tin mạnh mẽ về tình hình chống dịch của cả nước.
Tất cả những điều trên làm nên sự khác biệt cho Việt Nam. Vào thời bình, những động thái mạnh tay này có thể được cho là thái quá nhưng khi dịch Covid-19 diễn ra, chính những hành động quyết liệt này lại cho thấy chính phủ Việt Nam trân trọng từng mạng sống, coi trọng từng bệnh nhân.
Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có ca tử vong nào vì dịch Covid-19.
Hàng nghìn người Việt vẫn trở về quê hương mỗi ngày từ nước ngoài. Tất cả họ đều bị cách ly kiểm tra và ai cũng hiểu đây là điều cần thiết.
Nếu bạn là một người đàn ông da trắng đứng tuổi, có lẽ bạn sẽ khó hiểu với những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Khi mọi thứ bắt đầu, chúng tôi đã nghĩ rằng Việt Nam chẳng có đủ máy thở cho mọi người. Khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng nổ tại đây, chúng tôi đã chắc chắn rằng quốc gia này sẽ khốn đốn vì đại dịch. Ít nhất thì sống tại Anh cũng phát triển hơn.
Tôi đã từng nghĩ mình có nên đưa gia đình về Anh. Thậm chí tôi còn chẳng dám nghĩ về tương lai tích cực tại Việt Nam. Liệu quốc gia này có chiến thắng được đại dịch? Liệu họ có thể làm được điều không tưởng này?
Một bệnh viện tại Hà Nội trở thành ổ dịch và chính phủ Việt Nam đã mất rất nhiều công sức cho việc dọn dẹp, truy tìm cũng như cách ly bệnh nhân cùng người tiếp xúc nguồn lây.
Chúng tôi đã chờ đợi một sự bùng nổ của đại dịch sau đó. Thế nhưng mọi chuyện lại vẫn trong tầm kiểm soát và chẳng có sự bùng nổ nào diễn ra như dự kiến của chúng tôi cả.
Dần dần, ngày càng nhiều người hồi phục và chấm dứt cách ly. Lượng người khỏi bệnh dần cao hơn số người tiếp xúc nguồn lây nhiễm và bị cách ly. Có những ngày chẳng có ca nhiễm mới nào.
Đến tận đây, số ca tử vong vì dịch Covid-19 tại Việt Nam vẫn là con số 0 tròn trĩnh.
Không lâu sau đó, vài tuần rồi cả tháng chẳng có ca lây nhiễm nào trong cộng đồng. Trường học bắt đầu mở cửa trở lại và tôi mừng như điên.
Bản thân tôi đã lấy quốc kỳ Việt Nam dùng để cổ vũ bóng đá ra buộc lên xe máy chạy ăn mừng khi đưa con đến trường. Tôi lúc đó chỉ muốn đập tay ăn mừng với bất kỳ giáo viên hay phụ huynh học sinh nào mà mình gặp.
Cuộc sống bình thường của gia đình tôi đã trở lại. Những trận tắc đường tại Việt Nam vốn không dễ chịu nay lại thân thương đến lạ thường. Thậm chí cái nắng nóng 40 độ C cũng đẹp hơn trong mắt tôi. Bầu trời trong xanh của Việt Nam đối lập hoàn toàn với mùa đông ảm đạm của dịch bệnh.
Tôi cảm giác như gia đình tôi đã trúng giải độc đắc khi ở lại Việt Nam trong mùa dịch.
Bố mẹ và người thân của tôi tại Anh vẫn đang chống dịch và tôi bây giờ lại khá lo lắng cho họ. Gia đình chị gái tôi là giáo viên và trường học đã mở cửa trở lại dù Anh chưa khống chế hoàn toàn được dịch Covid-19. Anh rể của tôi đã làm việc tại nhà xuyên dịch khi học trò của anh ấy đang khổ sở vì bị cách ly. Đại dịch tại Anh không được khống chế chặt như ở Việt Nam mà vẫn có những ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Bố mẹ tôi thì vẫn bị cách ly và thậm chí chỉ ra khỏi nhà dắt chó đi dạo. Bây giờ họ đã nới lỏng cách ly một chút nhưng mọi thứ chưa trở lại bình thường. Bố mẹ tôi không dễ gì đặt mình vào tình cảnh nguy hiểm dễ lây nhiễm và họ cũng khá hưởng thụ cuộc sống khi bị cách ly.
Thế nhưng để được gặp lại gia đình có lẽ tôi sẽ phải chờ vài năm nếu dịch Covid-19 không được khống chế hoàn toàn tại Anh.
Ở xứ sở sương mù, số liệu chính thức cho thấy đã có 42.000 người chết vì dịch Covid-19. Tuy nhiên con số thực tế theo nhiều người cho hay có thể cao hơn 50% so với con số này.
Tại Việt Nam, số người chết vì dịch vẫn là 0.
Hầu hết giới truyền thông quốc tế, những chuyên gia hay viện hàn lâm… đều nghi ngờ về con số 0 này. Họ cho rằng Việt Nam đang che giấu gì đó. Ngay khi thấy được thông tin này hầu như ai cũng phải đặt câu hỏi: “Chắc ít nhất phải có 1-2 người chết chứ nhỉ?”
Chuyện này cũng dễ hiểu khi hàng chục nghìn người chết tại nhiều nước vì dịch thì có những người được chăm sóc vô cùng chu đáo tại Việt Nam dù họ cũng chỉ là người dân thường.
Tôi xin được dẫn lời bài hát “Ghen Cô Vy” tại Việt Nam để khuyến khích mọi người rửa tay lẫn đeo khẩu trang. Cách đây vài tháng tôi còn thấy phát mệt bởi chúng được phát đi phát lại khắp cả phố. Thế rồi bài hát được lan truyền khắp thế giới và đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Việt Nam sẽ có những phản ứng thuộc hàng đẳng cấp thế giới trước đại dịch Covid-19.
Tôi đã ngạc nhiên vì cảm giác xúc động khi nghe lại bài hát này. Tôi nợ Việt Nam một món nợ lớn. Có lẽ tôi có thể làm điều gì đó để trả ơn. Có lẽ tôi có thể sống và làm việc tốt hơn để trả ân tình này.
Việt Nam sẽ ngày một tươi đẹp hơn, hay nói đúng hơn quốc gia này vốn đã tươi đẹp. Phản ứng thuộc hàng đẳng cấp thế giới, sự minh bạch, cởi mở, thống nhất. Những yếu tố này có thể là tiền đề thành công cho nhiều lĩnh vực. Thậm chí nó có thể trở thành tiêu chuẩn mới cho sự thành công.
#VietnamLeavesNoOneBehind (Việt Nam không bỏ rơi một ai), đây là ký hiệu được mọi người dùng mạng xã hội thường xuyên sử dụng trong những ngày chống dịch Covid-19.
Trước đây nhiều người cho rằng người Việt Nam chăm chỉ nhưng không sáng tạo, thế nhưng đại dịch Covid-19 đã lật đổ mọi thứ. Nhiều người ngộ nhận rằng Việt Nam có thể sản xuất nhưng không thể phát triển sản phẩm của riêng họ. Thế nhưng bộ thử dịch Covid-19 hay những ứng dụng chống dịch cùng vô vàn sáng kiến thành công khác đã chứng minh sự sáng tạo của người Việt.
Tôi giờ đây thậm chí chẳng dám cược Việt Nam có sản xuất được vaccine chống dịch Covid-19 không nữa. Dường như họ có thể làm mọi thứ.
Và, xin được nhắc lại, Việt Nam vẫn chưa có ai chết vì dịch Covid-19.
Và, xin được nhắc lại, Việt Nam vẫn chưa có ai chết vì dịch Covid-19.
AB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét