Bộ Rèn
Giáo và câu chuyện về ngài giáo sư bộ trưởng
Cái sự rắc rối xẩy ra vào một ngày đẹp trời, một số vị tự cho là
có chữ nghĩa trong triều đình tâu rằng tên gọi các bộ chưa hoành tráng, chưa
thể hiện hết nguyện vọng của đông đảo đồng bào. Các bộ óc thông kim bác cổ bèn
chuyển tên bộ Giáo Dục thành bộ Rèn luyện và Giáo dưỡng! Tên gọi quả là chuyển
tải hết sứ mạng cao cả mà bộ này gánh vác. Tên bộ được nhà vua long trọng ban
ra.
Vài tuần sau, trong một buổi thiết triều, đại biểu Heo Mọi xù bộ
lông đen cứng tua tủa như chông, đứng ra phân trần:
“Chúng tôi về cơ sở triển khai nhưng đồng bào mãi không thuộc được, tên dài như rau muống trời mưa, làm sao nhớ cho đặng!”.
“Chúng tôi về cơ sở triển khai nhưng đồng bào mãi không thuộc được, tên dài như rau muống trời mưa, làm sao nhớ cho đặng!”.
Thật đúng với
tinh thần bộc trực của họ nhà Heo. Nhưng tên gọi đã được nhà vua ban ra, không
thể một sớm một chiều mà thay được. Triều đình không đổi nhưng dân chúng thì lẹ
lắm, chẳng cần mất công trình tấu hay lấy phiếu tín nhiệm, tất thảy dân chúng
đều gọi là bộ Rèn Giáo. Nhà vua nghe chuyện, ngài không những không nổi giận mà
còn ôm bụng cười ngất và phán rằng:
“Hay, hay…
đọc lên nghe vừa vui tai, dễ nhớ lại vừa có khí thế tiến công cách mạng nữa
chứ!”.
Bộ Rèn Giáo
vừa có tân bộ trưởng là giáo sư Vẹt. Trong lịch sử ngành Rèn Giáo, GS Vẹt là
công thần đầu tiên được đào tạo bài bản, công phu nhất. Thoạt tiên ngài tu
nghiệp ở Đức, một thời gian sau lại mài đũng quần trên các giảng đường của
trường đại học hạng nhất xứ Huê Kỳ là học viện Harvard.
Không ai biết
cái sự học hành của ngài GS thâm hậu đến đâu. Chỉ một lần, ngài tâm sự với tay
phóng viên tờ “Thời báo Vịt trời” về cảm giác hân hoan khi đọc bộ “Tư bản luận”
bằng nguyên bản. Phóng viên tờ Vịt Trời, quá ngưỡng mộ ngài tân bộ trưởng, dùng
lời lẽ hơi rổn rảng tán dương khiến dân chúng xì xào về một quan chức có bộ óc
thông tuệ. Ngài GS ngượng, nhiều năm sau, mỗi khi ai đó vô tình nhắc đến “Tư
Bản luận” là mặt ngài lại đỏ nhừ như tân lang ngày đầu tiên ra mắt họ hàng bên
vợ.
Vừa ngồi ghế bộ trưởng, vị tổng tư lệnh ngành Rèn Giáo truyền đi
thông điệp mới. Khắp Đầm Lác, những cơn gió rì rào “nói không…”, những đàn ngỗng trời quàng quạc “nói không…”, đám chẫu chàng rền
vang thông điệp “nói không…”, đến lũ
dế mèn trong hang cũng ré lênh lanh lảnh “nói không… nói không”.
Cái sự “nói
không” thật thiên biến vạn hóa, có chặt hết nửa rừng trúc bên Đầm Lác cũng khó
ghi hết chuyện, toàn chuyện vui thôi. Ở đây xin dẫn ra chuyện thi tú tài. Xưa
nay, ngày thi tú tài là ngày hội của toàn dân, một sĩ tử cắp sách đi thi, cả
bầu đoàn thê tử rồng rắn nối đuôi ủng hộ. Vậy nên mới có cảnh sau thi, sân
trường rợp trắng phao thi. Những tờ phao bay tơ tả trong gió chiều như bướm mùa
Xuân. Lệnh “nói không với tiêu cực trong thi cử” phát ra, tỉ lệ đậu hàng năm là
99% rớt ngay xuống đáy, có nơi chỉ còn 67%. Thậm chí có trường trăm phần trăm
hỏng thi! Nhân gian sụt sùi rơi lệ nhưng giám đốc Ngỗng Trắng lại ngoác miệng
cười, hớn hở thông báo với báo chí:
“Lượng xuất
khẩu trứng ngỗng xứ Đầm Lác tăng đột biến. Các loại trứng từ các hội đồng chấm
thi đổ về ngày một nhiều. Trứng ngỗng môn lịch sử đạt kỷ lục!”.
Kì thi năm sau, mỗi hội đồng coi thi, chủ tịch hội đồng đều rơm
rớm nước mắt mà dốc bầu tâm sự. Ngài nói rằng công phu ăn học bao nhiêu năm của
các cháu không thể đổ xuống sông xuống đầm được. Đề nghị giám thị kiên
quyết nói không. Ấy là không được rời mắt khỏi cổng trường. Một
công hai việc, một là để thí sinh được tự do sáng tạo trong việc làm bài, hai
là để kịp thời đón tiếp các đoàn thành tra cấp trên. Kết quả của việc “nói
không” kiểu đó đã đem lại thành tích chói sáng. Các trường lại chen vai thích
cánh trên các bản tin với những phần trăm cao ngất. Cũng trong sự ngây ngất đó
mà nhân gian tặng cho bộ Rèn Giáo cái tên thân thiết là bộ Học Vẹt.
Rồi GS Vẹt
được phong lên làm phó tướng, bỏ lại một công trường ngổn ngang cho hậu thế dọn
dẹp và gây dựng.
Không hổ danh sự tin cậy của tiền bối, nhiều sáng kiến được áp
dụng, một trong số có việc xây dựng lò ấp tiến sĩ. Sáng kiến này của loài Vịt
Đồng. Trứng vịt được tuyển chọn theo những tiêu chí nghiêm ngặt, sau đó cho vào
lò ấp. Vịt nở ra thành ngay những tiến sĩ vịt kiến thức đầy mình. Gần
đây nền giáo dục An Nam áp dụng công nghệ tiên tiến này, chỉ trong một thời
gian ngắn, “ấp” được 24.000 tiến sĩ. Việc áp dụng các thành tựu tiên tiến của
thời đại là điều đáng khen, chỉ một chút đáng trách, ấy là cái bản quyền,
lẽ ra phải ghi rõ “Công nghệ được chuyển giao từ dự án ấp Vịt xứ Đầm Lác” thì
mới gọi là phải đạo.
Bây giờ thì
ngài phó tướng đảm nhận trọng trách mới của triều đình giao cho. Ngài trở thành
chủ tịch mặt trận đoàn kết các loài vật xứ Đầm Lác. Xem tivi, thiên hạ biết
công việc của ngài GS là đi đây đó phát động phong trào, cắt băng khánh thành,
trao học bổng, gây dựng quỹ tình thương…Mới hôm qua, thấy cảnh ngài đến xoa đầu
mấy cháu Cà Cuống, khen ngợi tinh thần vượt khó, chiều nay đã thấy ngài đến úy
lạo, tặng kỉ niệm chương cho mấy Cụ Bồ Nông.
Không biết
trong sự bận rộn bất tận đó, có lúc nào ngài GS Vẹt ngồi một mình, ngẫm nghĩ về
những ngày cầm quân, từ tổng hành dinh bộ Rèn Giáo truyền hịch “nói không” đến
với muôn dân xứ Đầm Lác? Ngài có tiếc không bao nhiêu công phu đèn sách, giờ
hàng ngày đi trao kỷ niệm chương và nói những lời có cánh về tình đoàn kết giữa
các loài vật trong xứ sở Đầm Lác thanh bình này?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét