.Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền trên thế giới có những cách đón Năm Mới riêng kỳ lạ, và không kém phần thú vị. Ví dụ như mặc quần lót màu mè để cầu may, thay quần lót lúc nửa đêm, hay đón năm mới trong nghĩa địa...
Trên thế giới có biết bao nhiêu cách đón mừng Năm Mới, thời khắc quan trọng của một năm. Đó có thể là những giây phút lắng đọng, điểm lại những việc làm trong năm qua, nhớ về những người đã khuất. Đó cũng có thể là thời gian vui chơi, tụ họp, mong chờ một năm mới tốt đẹp. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những cách đón Năm Mới riêng. Hãy điểm qua vài phong tục được cho là kỳ lạ nhất nhưng cũng không kém phần thú vị...
Mexico: Mặc đồ lót màu mè cầu may.Ở Mexico, người ta cầu vận may và hạnh phúc bằng cách mặc quần lót nhiều màu. Màu đỏ nghĩa là một cuộc sống tràn ngập tình yêu, và màu vàng thể hiện khát vọng kiếm tiền và của cải. Ước mơ của dân địa phương được thể hiện qua đồ lót. Vì thế, ai muốn tìm kiếm vận may sẽ mặc đồ lót màu vàng, ai tìm kiếm thành công trong tình yêu thì mặc quần đỏ. Tập tục này ngoài Mexico, phổ biến ở một số nơi khác như Sao Paolo (Brazil), La Paz (Bolivia)..
Philippines : Mặc váy chấm bi trong ngày Tết.
Mặc váy chấm bi, hoặc ăn trái cây có hình tròn, là những việc mà người Philippines thường làm vào mỗi dịp năm mới. Họ có niềm tin đặc biệt rằng : mặc, hoặc ăn cái gì có hình tròn sẽ mang lại may mắn cho cả năm....Do vậy, năm mới là dịp đường phố Philippines phấp phới những tấm áo váy đủ loại, cái nào cũng có hoa hình tròn. Các cô gái thường mặc váy ngắn liền áo điểm hoa chấm bi. Họ tin rằng làm thế sẽ mang lại tiền bạc trong suốt năm....
Chile : Đón năm mới ở nghĩa trang tại Chile.
Cư dân ở thị trấn nhỏ Talca ở Chile đã tập trung ở nghĩa trang vào đêm giao thừa, để "tâm sự" với người thân đã mất trước thềm Năm Mới.
Theo truyền thống người dân ở thị trấn Talca, Chile, họ sẽ tổ chức tiệc chào Năm Mới ở nghĩa trang bên cạnh những người đã khuất. Đêm giao thừa, tất cả nghĩa trang ở đây đều sáng rực ánh nến, nhộn nhịp bất ngờ. Họ trò chuyện với những ngôi mộ như người thân vẫn còn sống, và lắng nghe họ tâm sự. Những giai điệu nhạc cổ điển sẽ được cất lên khắp nghĩa trang, mang đến bầu không khí ấm cúng xua tan cái lạnh lẽo thường ngày ở đây.
Tục lệ này bắt đầu hình thành từ năm 1995, khi một gia đình đã nhảy qua hàng rào nghĩa trang để vào đón Năm Mới cùng người cha mới qua đời cách đó không lâu, và sau này phong tục ngày càng lan rộng trong cộng đồng Talca.
Đan Mạch : Đập vỡ đĩa trước cửa nhà hàng xóm.Với người châu Á sự đổ vỡ vào Năm Mới báo hiệu điềm không may, thì với người dân Đan Mạch đó lại là sự may mắn. Họ sẽ đập vỡ bát đĩa vất ở cửa nhà hàng xóm để chúc cho gia đình này gặp nhiều may mắn. Gia đình nào có càng nhiều đĩa vỡ trước cửa càng vui mừng vì họ có được một Năm Mới tràn đầy hạnh phúc.
Ấn Độ : Trần mình lăn trên đất.Đây chính là nghi thức của Lễ hội Danda ở Ấn Độ trong những ngày đầu xuân, nhằm để tôn thờ vị thần Shiva tối cao của họ. Trong 13 ngày lễ nhân dịp năm mới Oriya, đàn ông Ấn thường để mình trần, vừa lăn một vòng quanh ngôi đền thờ thần Shiva, vừa cầu nguyện cho một năm mới an lành, hạnh phúc. Với những tín đồ Ấn Độ giáo, lễ mừng Năm Mới thường diễn ra vào các thời điểm khác nhau giữa các vùng miền khác nhau.
Việt Nam : Không quét nhà, hốt rác trong 3 ngày Tết.Người Việt Nam ta, nhất là người dân miền Bắc, trước Tết, nhà nào cũng quét dọn nhà cửa, vườn tược sạch sẽ để trong ba ngày đầu tiên của Năm Mới, không quét nhà hốt rác trong những ngày đầu tiên của năm. Bởi vì theo quan niệm của ông cha ta, quét nhà là quét hết vận đỏ, và lộc Năm Mới đi.Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký. Chuyện kể rằng: có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo, được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà. Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa.Ngoài ra người Việt còn rất nhiều việc kiêng làm trong ngày Tết như : không cho lửa, không đổ nước đi, không cho vay mượn, không ăn thịt chó, thịt vịt....
Nam Phi : Ném đồ nội thất cũ trong ngày đêm Giao thừa.
Trong đêm giao thừa, người dân Johannesburg, và đặc biệt là cư dân Sith Baltic ở Nam Phi sẽ vứt tất cả đồ nội thất cũ ra ngoài cửa sổ, với ý nghĩa là vứt bỏ mọi điều không may trong năm cũ. Đồ vật bị vứt có thể là một chiếc TV, lò vi sóng, hay thậm chí là cả một chiếc giường nữa .
Nam Phi : Khiêu vũ dưới ánh mặt trời.
Từ năm 2004 cho đến nay, cứ vào ngày cuối cùng của năm, khắp các nẻo đường phố ở Johannesburg, Nam Phi, hàng nghìn người lại ùa ra đường để ôn lại năm cũ sắp qua và đón chào Năm Mới sắp tới bằng những vũ điệu cuồng nhiệt của người Brazil dưới ánh mặt trời chói chang, qua đó để tăng thêm tinh thần đoàn kết cho tất cả mọi người.
Ireland : Muốn có chồng, giấu lá tầm gửi dưới gối ...Phụ nữ độc thân Ireland mong đợi thời khắc giao thừa hơn bao giờ hết, vì họ có cơ hội tìm được bạn đời trong Năm Mới. Đêm đó, các cô gái đặt một chiếc lá tầm gửi dưới gối với mong muốn tìm được người chồng tương lai cho mình. Đồng thời điều này cũng giúp họ thoát khỏi những vận xui không may trong năm tới.
Đức và Áo : Đổ chì nóng chảy vào bát nước.
Người Đức và người Áo không có phong tục mặc váy chấm bi, hay quần lót màu mè trong ngày đầu Năm Mới. Thay vào đó, họ có cách khơi gợi niềm hy vọng Năm Mới bằng cách đổ chì. Chì được nấu chảy rồi đổ vào một cái bát đựng nước. Hình dạng của miếng chì trong nước là để dự đoán những gì sẽ diễn ra trong năm mới. Ví dụ miếng chì có hình mỏ neo thì có nghĩa người đổ chì vào bát trong năm nay sẽ cần được giúp đỡ. Nếu miếng chì tròn hình quả bóng có nghĩa là năm nay sẽ có nhiều may mắn về tiền bạc. Còn nếu chì có hình chữ thập, điều đó ám chỉ cái chết....
Vương quốc Anh : Bơi trong nước lạnh dưới 9 độ C để thể hiện bản lĩnh đàn ông.
Vào những ngày đầu tiên Năm Mới, trai tráng ở Isle Of Man, Vương quốc Anh, sẽ cùng nhau bơi lội trong làn nước lạnh 9 độ C để thể hiện bản lĩnh đàn ông của mình. Dòng nước chảy quanh hòn đảo hàng năm vẫn trở thành nơi tụ tập đông vui nhất của cư dân địa phương này. Những người đàn ông chỉ được uống 1 ngụm rượu nhỏ trước khi nhảy xuống nước. Họ sẽ thực hiện liên tục 4 lần tắm như vậy để chứng tỏ khả năng làm chủ đại dương.
Nhật Bản : Treo dây thừng để cầu may.
Năm Mới ở Nhật được gọi là Oshogatsu, đây là dịp để tổ chức các lễ hội tưng bừng và vào thời điểm này các doanh nghiệp đều nghỉ lễ. Người Nhật trang hoàng cửa chính của ngôi nhà bằng những nhành lá thông, hoặc tre, và các sợi dây. Họ tin rằng những thứ này mang lại cho họ sức khỏe, cuộc sống cao niên, và xua đuổi những linh hồn quỷ dữ.Dây thừng là biểu tượng cho niềm hạnh phúc và sự may mắn. Trẻ em được nhận otoshidamas - tiền mừng tuổi trong ngày đầu tiên của Năm Mới. Người Nhật thường gửi thiệp chúc mừng Năm Mới cho bạn bè, tổ chức tiệc tất niên để tiễn đưa năm cũ và đón chào Năm Mới. Vào ngày 31 tháng 12, các quả chuông sẽ rung 108 lần để xua đi 108 điều không may. Khi bước sang Năm Mới, người Nhật thường nở nụ cười nhằm cầu mong cho thật nhiều may mắn sẽ đến với mình.Nguồn : T.H.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét