29 thg 1, 2015

Cách đặt tên và hiệu của người Việt- Phan Thuận An

1. Danh tính  hoặc tính danh: Họ và tên. 

2. Tên tục: Tên cha mẹ đặt cho khi mới sinh, chỉ dùng để gọi khi còn nhỏ, dùng từ Nôm (thuần Việt) và có ý nghĩa xấu xí để tránh sự chú ý của ma quỷ (theo mê tín ngày xưa).

3. Tên tự (còn gọi là tên chữ): Tên của những người trí thức thời trước, tự đặt thêm cho mình, dùng từ Hán - Việt và thường dựa vào ý nghĩa của tên mình vốn có để đặt.

4. Tên hiệu: tên của những người trí thức thời trước tự đặt thêm cho mình, dùng từ Hán - Việt mang ý nghĩa đẹp đẽ. Ví dụ: Ức Trai là tên hiệu của Nguyễn Trãi.

5. Niên hiệu:
 Cái hiệu của ông vua, người ta theo đó mà tính năm, kể từ năm ông vua lên ngôi. Ví dụ: Minh Mạng tam niên: năm Minh Mạng thứ 3, tức là năm 1822 (năm đầu tiên của vua này: Minh Mạng nguyên niên, là năm 1819).

6. Miếu hiệu: Cái hiệu truy tôn khi ông vua chết rồi để đem thờ ở Thái Miếu hoặc Thế Miếu do triều đình thiết lập. Ví dụ: Miếu hiệu của vua Gia Long là Thế Tổ, Miếu hiệu của vua Minh Mạng là Thánh Tổ, của vua Thiệu Trị là Hiến Tổ, của vua Tự Đức là Dực Tôn (còn đọc là Tông)...

7. Tên hèm (còn gọi là tên cúng cơm)
: Tên vốn có của một người, dùng để khấn khi cúng giỗ. Tên hèm phân biệt với các tên khi còn sống.

8. Tên húy: Tên do cha mẹ đặt cho từ thời nhỏ, sau khi trưởng thành thường được thay bằng tên khác và kiêng không nhắc đến nữa. 

9. Tên thụy  (còn gọi là thụy hiệu): tên đặt cho người khi đã chết, dựa theo hành vi và phẩm hạnh lúc sinh thời để đặt. Ví dụ: thụy hiệu của vua Gia Long là: "Khai thiên Hoằng đạo Lập kỷ Thùy thống Thần văn Thánh võ Tuấn đức Long công Chí nhân Đại hiếu Cao Hoàng đế".


Phan Thuận An
(Khóa 1 Viện Hán Học Huế)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét