ĂN MÀY CỬA PHẬT
Có một ông Lão kéo một xe gạo nặng nề đang lê bước trên đường vừa
đi vừa thở hổn hển...Trong có vẻ rất mệt bánh xe chao đảo va vào một cục
đá bên đường , làm cả xe gạo đổ nhào xuống hết...Ông lão cố hết sức nâng xe gạo
lên , nhưng trong tình thế bất lực và mệt mõi mồ hôi nhẽ nhại , trời thì nắng
chang chang...Thế là Ông ngồi bệch xuống đất luôn...
Trong khi nhìn xung quanh , Ông thấy một ngôi Chùa , bên ngoài
ngôi Chùa là những chiếc xe ô tô đang dựng san sát nhau , trước cảnh tượng nhìn
thấy như vậy , vẻ mặt Ông có vẻ đăm chiêu và phiền não . Ông suy nghĩ và nói
thầm: "người vừa sinh ra thì đã giàu..có kẻ làm lụng vất vả cả đời lại
chẳng có gì !?"
Một người phật tử nghe thấy và nói: "Ông đã đến cửa Phật sao
không vào thành tâm cầu nguyện, lại ngồi đây than thân trách phận !" Ông
có thấy chùa Phúc Lai bên kia đường không.. cô Gái chỉ , ông Lão dõi mắt nhìn
theo ...
Tôi nghe bảo Chùa đó rất thiêng , chả thế mà khách thập phương cứ
kéo đến ùn ùn ..." Ông xem kìa , ô tô đậu san sát trước cổng Chùa ! theo
lời chị dẫn tận lòng của cô Gái , ông Lão nhờ cô Gái trông giúp mình xe gạo và
bước từ từ vào bên trong Chùa theo tiếng Chuông ngân…đứng trước mắt ông là cảnh
tượng một số người khác nhau chấp tay và đang lãm nhãm cái gì đó trong miệng
không biết ?..Còn khói nhang thì lan tỏa nhiều nơi ... ?
Đứng từ xa nhìn Ông có vẻ ngơ ngác ,một Vị tăng bước tới và
nói.."Thí chủ lần đầu tiên đến đây phải không ? ..."
Ông Lão: " Vâng ! thưa Thầy lần đầu con đến nơi cửa Phật nên
chẳng biết cầu nguyện ra làm sao ? mong Thầy chỉ dạy !..."
VỊ Tăng : "Thí chủ thỉnh cầu điều gì ? ông Lão quay nhìn
những người kia và nói : " Con cầu xin đức Phật ban phát sự Công bằng
!?..."
Vị Tăng : "Công Bằng ư !? ..."
Ông Lão: "Vâng ! thưa Thầy... Con sinh ra trong một Gia đình
nghèo khổ..bần hàn không được học hành tử tế ,từ bé đã phải tự mưu sinh..Lớn
lên lấy một người vợ nghèo và nai lưng làm lụng như trâu bò , để nuôi bầy con
nheo nhóc . Cuộc đời khốn khổ cơ hàn cứ thế bám theo Con dai dẵng..Trong khi có
biết bao nhiêu người khác sinh ra trong một Gia đình giàu sang , chẳng cần cố
gắng mà vẫn sống suốt đời trong nhung lụa..Như vậy, không Công Bằng !! "
Nếu đức Phật linh thiêng xin Người hãy ban cho Con một ít may mắn
của những người kia !
Vị Tăng : "Như người kia ư !?"
Ông Lão : "Chỉ cần nhìn họ là đủ biết họ giàu sang Quý phái
cở nào rồi !"...Nhưng người nghèo khổ như Con không thể hiểu nỗi họ làm gì
mà giàu sang lắm vậy ?
Vị Tăng: "Cái đó ta không biết ? nhưng khi tới đây họ cũng
chỉ là Ăn mày cả thôi !!"
Ông Lão:" Ăn mày ư ? thưa Thầy !…"
Vị Tăng: "Đúng ... Ăn mày Cửa Phật !"
Ông Lão:" Nhưng nhìn họ giàu sang Quý phái có thiếu gì mà
phải đi ăn mày !?…"
Vị Tăng : "Sống trên cõi đời này mấy ai thỏa mãn với những gì
mình đang có . Không tin Thí chủ cứ lại gần họ xem !..."
Ông Lão tò mò đi tới gần mọi người , ép sát và lắng tai nghe thử
họ đang nói gi ?...
-Một anh chàng thanh niên lớn tuổi mặc áo vest , thắt cà vạt trong
rất chỉnh tề và lịch sự nói: "Cầu xin đức Phật cứu giúp công ty con khỏi
bị phá sản , hàng trăm Gia đình công nhân đang trong chờ vào Công ty..Đang
trông chờ vào sự chèo lái của con…mô Phật !..."
- Một người Phụ nữ bên cạnh lớn tuổi khóc thút thít và nói :"
Xin người rũ lòng từ bi cho con sức mạnh để chiến đấu với căn bệnh ung thư quái
ác..Xin người đừng để con phải chịu những cơn đâu hành hạ , dày vò..."
- Một cô Gái trẻ tuổi đứng gần đó khuôn mặt có vẻ buồn rầu ủ rủ
cũng nói : "Năm nay con đã gần 30 tuổi , mà vẫn chưa có người yêu
thương..Con vô cùng buồn tủi ,con chỉ xin Ngài linh thiêng cho con chút dung
mạo để con tìm được một tấm chồng..xin Người ban phước, mô Phật ! ..."
Ông Lão nghe những lời ấy mà lòng cảm động rơi nước mắt..Ông nói
lên một tiếng .".Tội nghiệp quá !..." Và đứng dậy bỏ đi tới chổ Vị
tăng ngồi.
"Thưa Thầy họ cầu xin rất nhiều điều hóa ra họ toàn là ăn mày
thật…Con cứ nghĩ trên đời này ai cũng Hạnh phúc hơn con , chứ ai biết được họ
cũng có nhiều nỗi Khổ đến thế !..." ..Ngẫm ra Con còn có nhiều điều hơn họ
như : sức khỏe , sự vô tư chẳng hạn..,!
Vị Tăng :" Đúng vậy ! Cuộc đời công bằng với tất cả mọi người..An phận với thực
tại và cố gắng hết sức mình để tự mình hóa giải những khó khăn trong cuộc sống
.Đó mới chính là một cuộc đời Hoàn mỹ .... !!!
Ông Lão nghe xong Tỉnh ngộ ..Tiếng chuông vẫn vang trong không
gian ngày một xa dần ...
------------
Nguồn: Hoa Vô Ưu
BAI 2
Giàu sang lo nghĩ thì hãy nên không
Yêu đương đau khổ thì hãy nên không
Danh lợi mưu mẹo thì hãy nên không
Sự nghiệp buộc ràng thì hãy nên không
Giúp người thiệt mình thì hãy nên không
Được mình hại người thì hãy nên không
Miếng ăn nhơ nhuốc thì hãy nên không
Cha Mẹ bất kính thì hãy nên không
Anh em bất hoà thì hãy nên không
Con cháu bất kính thì hãy nên không
Khinh nghèo trọng giàu thì hãy nên không
Bạn khó chở mặt thì hãy nên không
Làm thiện mong cầu thì hãy nên không
Thọ ơn chối nhận thì hãy nên không
Nuôi thù chuỗt oán thì hãy nên không
Sống chỉ biết mình thì hãy nên không
Phỉ báng kinh sách thì hãy nên không
Chê đạo người khen đạo mình thì có nên không ???
Yêu đương đau khổ thì hãy nên không
Danh lợi mưu mẹo thì hãy nên không
Sự nghiệp buộc ràng thì hãy nên không
Giúp người thiệt mình thì hãy nên không
Được mình hại người thì hãy nên không
Miếng ăn nhơ nhuốc thì hãy nên không
Cha Mẹ bất kính thì hãy nên không
Anh em bất hoà thì hãy nên không
Con cháu bất kính thì hãy nên không
Khinh nghèo trọng giàu thì hãy nên không
Bạn khó chở mặt thì hãy nên không
Làm thiện mong cầu thì hãy nên không
Thọ ơn chối nhận thì hãy nên không
Nuôi thù chuỗt oán thì hãy nên không
Sống chỉ biết mình thì hãy nên không
Phỉ báng kinh sách thì hãy nên không
Chê đạo người khen đạo mình thì có nên không ???
BAI 3
Về cõi Phật có trăm ngàn vạn lối
Chẳng ai hay ai dỡ gì đâu
Người qua sông không chỉ bằng cầu
Mà có thể bằng muôn ngàn phương tiện
Chẳng ai hay ai dỡ gì đâu
Người qua sông không chỉ bằng cầu
Mà có thể bằng muôn ngàn phương tiện
Điều quan trọng là chuyên cần ,tinh tiến
Giữ lòng mình trong sáng tợ pha lê
Không tham lam ,thù hận ,si mê
Sống ban rãi tình thương về muôn lối
Giữ lòng mình trong sáng tợ pha lê
Không tham lam ,thù hận ,si mê
Sống ban rãi tình thương về muôn lối
Hãy tâm niệm mình luôn đi tới
Theo con đường của đấng Như Lai
Lòng từ bi hỷ xả với muôn loài
Và như thế ,bạn đang trong cõi Phật
Theo con đường của đấng Như Lai
Lòng từ bi hỷ xả với muôn loài
Và như thế ,bạn đang trong cõi Phật
Pháp tối thượng không gì hơn nhẫn nhục
Phật dạy mình nên nhớ đừng quên
Dẫu cuộc đời lúc xuống ,khi lên
Ta thanh thản ,mỉm cười ,tâm chánh niệm
Phật dạy mình nên nhớ đừng quên
Dẫu cuộc đời lúc xuống ,khi lên
Ta thanh thản ,mỉm cười ,tâm chánh niệm
Khi sông lặng trì trăng kia hiển hiện
Trời không mây ,ai che ánh bình minh ?
Cõi Phật ở đâu ? Hay ở tâm mình ?
Vui đi nhé ,bạn đôi khi là Phật...
Trời không mây ,ai che ánh bình minh ?
Cõi Phật ở đâu ? Hay ở tâm mình ?
Vui đi nhé ,bạn đôi khi là Phật...
BAI 4
BẠN - BÈ thường
thấy đi chung
Nhưng BÈ và BẠN chẳng cùng bên nhau
BẠN thì trước cũng như sau
Sang hèn không đổi, nghèo giàu chẳng thay
BẠN, khi ta gặp không may
Góp lòng xoay trở, chung tay đỡ đần
BẠN, khi ta xuống tinh thần
Tận tâm an ủi, ân cần xẻ chia
BẠN, không mốt nọ mai kia
Nghe lời xiểm nịnh mà lìa tình thân
BẠN, trong suốt quãng đường trần
Không lừa phản, chẳng tính phần thiệt hơn
BẠN thì trong mọi nguồn cơn
Buồn vui chung với vui buồn của ta
BÈ, thường cùng nhịp hoan ca
Hân hoan vui vẻ với ta tiệc tùng
Khi ta gặp chuyện khốn cùng
BÈ, nhìn ta lạ như từng chưa quen
BÈ, luôn biến trắng thành đen
BÈ, hay đố kỵ, ghét ghen, nghi ngờ
Khi ta lỡ vận sa cơ
BÈ, không nâng lại phất cờ, đá thêm
BÈ, nào ngần ngại đi đêm
Bán ta bằng cái lưỡi mềm không xương
BÈ, luôn miệng chữ mến thương
Nhưng dao găm lại lụi sườn, đâm lưng
BÈ, tay ảo thuật vô chừng
Và vì chút lợi chẳng ngừng hại ta
BÈ, tâm đầy những quỉ ma
Làm chi còn chỗ Quốc gia, Đồng bào
BẠN, ôi nghĩa ấy ngọt ngào
Là DUYÊN là HẠNH chớ nào bỗng nhiên
BẠN ơi, hỡi các BẠN HIỀN !
BẠN là hoa HẠNH hoa DUYÊN, hoa ĐỜI
CẢM ƠN TÌNH BẠN TUYỆT VỜI
SÓNG XÔ TÔI XUỐNG, BẠN NGƯỜI NÂNG LÊN.
Nhưng BÈ và BẠN chẳng cùng bên nhau
BẠN thì trước cũng như sau
Sang hèn không đổi, nghèo giàu chẳng thay
BẠN, khi ta gặp không may
Góp lòng xoay trở, chung tay đỡ đần
BẠN, khi ta xuống tinh thần
Tận tâm an ủi, ân cần xẻ chia
BẠN, không mốt nọ mai kia
Nghe lời xiểm nịnh mà lìa tình thân
BẠN, trong suốt quãng đường trần
Không lừa phản, chẳng tính phần thiệt hơn
BẠN thì trong mọi nguồn cơn
Buồn vui chung với vui buồn của ta
BÈ, thường cùng nhịp hoan ca
Hân hoan vui vẻ với ta tiệc tùng
Khi ta gặp chuyện khốn cùng
BÈ, nhìn ta lạ như từng chưa quen
BÈ, luôn biến trắng thành đen
BÈ, hay đố kỵ, ghét ghen, nghi ngờ
Khi ta lỡ vận sa cơ
BÈ, không nâng lại phất cờ, đá thêm
BÈ, nào ngần ngại đi đêm
Bán ta bằng cái lưỡi mềm không xương
BÈ, luôn miệng chữ mến thương
Nhưng dao găm lại lụi sườn, đâm lưng
BÈ, tay ảo thuật vô chừng
Và vì chút lợi chẳng ngừng hại ta
BÈ, tâm đầy những quỉ ma
Làm chi còn chỗ Quốc gia, Đồng bào
BẠN, ôi nghĩa ấy ngọt ngào
Là DUYÊN là HẠNH chớ nào bỗng nhiên
BẠN ơi, hỡi các BẠN HIỀN !
BẠN là hoa HẠNH hoa DUYÊN, hoa ĐỜI
CẢM ƠN TÌNH BẠN TUYỆT VỜI
SÓNG XÔ TÔI XUỐNG, BẠN NGƯỜI NÂNG LÊN.
BAI 5
CANH GÁC SÁU
CĂN
a) Mắt
Khi thấy khuyết điểm, lỗi lầm của kẻ khác, đừng nên khởi tâm phân
biệt, so sánh. Hãy quán sát chính mình. Ai ai cũng có Phật tánh cả.
Không nên tối ngày cứ dòm ngó lỗi xấu của người. Phải thường xuyên
tự nhìn xem mình có lỗi lầm, sai trái gì hay không. Tu như vậy mới không đi
ngược lại với Ðạo.
Phàm thấy việc gì cũng đừng quá chấp tướng. Thấy tướng mạo tốt thì
chớ sanh lòng vui thích; thấy tướng mạo xấu cũng chớ khởi phiền não.
b) Tai
Tu hành cần phải tự tại. Ðừng để tâm vào lời dư luận phê bình bạn
này nọ.
Nói bạn tốt, phê bình bạn xấu: Ðây chẳng phải là người ta sai, mà
thật ra là bạn không an định.
Người khác phê bình bạn: Chính đây là nơi bạn phải tu.
Tu hành cần có cảnh giới tới thử thách thì mình mới tu đặng. Tự
tu, tự ngộ - phiền não là Bồ-đề. Tu hành chính là tu ở chỗ đó. Khi có kẻ công
kích mà tâm bạn vẫn an nhiên, bình lặng, không nổi sóng gió; thì đó là tu.
Không phải nói rằng: "Mỗi ngày tôi lạy Phật bao nhiêu lạy,
niệm Phật bao nhiêu chuỗi"và cho như thế là đủ; phải biết đó là những nhân
duyên thiết yếu (song phải biết tu trong những lúc còn lại).
Khi tu tới chỗ có chánh niệm, lòng sáng tỏ, thì tai bạn thích nghe
lời tốt hay lời xấu, bạn đều cảm nhận rất rõ. Khi tai bạn chỉ thích nghe lời
hay lời tốt, thì hãy đem lời xấu lại mà tu.
c) Miệng
Khi nói, lời lẽ cần phải tinh (chỉ nói điểm chính) và giản (đơn
giản). Khi lời không cần phải thốt ra, đừng nói!
Tu hành đừng nên thị phi (chê bai, nói xấu người khác), đừng đặt
điều.
Trong đạo Phật, sợ nhất là nói thị phi. Kẻ nói chuyện thị phi là
kẻ thị phi (không đáng tin cậy), chỉ tạo khẩu nghiệp. Tu hành chính là ở chỗ
này mà tu thành;
Ðừng nói thị phi; vì nói thị phi thì sẽ dẫn tới thất bại, và khiến
kẻ khác không được yên ổn.
Muốn nói gì về người khác, trước hết hãy tự hỏi lương tâm mình.
Ðừng phê phán người khác là sai, là có lỗi. Lời nói một khi thốt
ra, bạn đã sai trái rồi. Do đó, cái miệng thật quan trọng lắm!
Mỗi ngày phải tự huấn luyện để lòng đừng tham, đừng nói lăng nhăng.
Mỗi ngày phải tự huấn luyện để lòng đừng tham, đừng nói lăng nhăng.
Khi mở miệng, hãy nói về Phật Pháp, cầu sanh Tây Phương. Chủng tử
"thói quen thế tục" bạn đã trồng trong tâm quá đủ rồi; do đó, đừng
nên tiếp tục nói những lời thế tục, thi phi nữa!
Tu hành phải chú ý đến khẩu nghiệp. Miệng tốt thì tâm mới tốt.
Ðừng cho rằng: "Tôi miệng tuy không tốt, song lòng tốt!"
Hễ có thời giờ rảnh rỗi, bạn hãy lạy Phật, niệm Phật.
Khi bạn khởi phiền não, buồn lo, chớ nên kiếm kẻ khác nói này nói
nọ. Nói lui nói tới, thế nào bạn cũng mắc vào thói thị phi lăng nhăng. Tốt nhất
là hãy lạy Phật cho nhiều để giải trừ phiền não.
Hỏi: Nghe Thầy giảng (về tiết thực) nên con không dám ăn nhiều
quá, ăn no quá; song sức lực yếu ớt, con phải làm sao đây?
Ðáp: Cần ăn cho đủ. Chủ yếu là không tham, không chấp trước.
Không phải là hễ thức nào ngon thì ăn nhiều một chút, thức nào dở
thì ăn ít một tí. Ðừng tham cầu hương, vị, xúc, pháp.
Khi bạn khởi ý nghĩ xấu, đừng chấp trước nó; hãy tự nhủ thầm:
"Mình không nên nghĩ ác!" Không thể dùng hình phạt, bởi vì hình phạt
chỉ làm tổn hại chính mình mà thôi.
Sự vật có tướng trạng thì dễ thấy. Việc vô hình vô tướng thì khó
thấy (như nói thị phi...); ta cần có lòng cứng rắn, đừng để bị chúng lôi kéo.
Hỏi: Có nghiệp mang theo thì làm sao khai trí huệ?
Ðáp: Niệm "Nam
mô A-Di-Ðà Phật" cho nhiều.
Thân thể giả dối của chúng ta khó tránh bệnh tật; song, thân bệnh
là bệnh nhỏ.
Có vọng tưởng, tham, sân, si mới là bệnh lớn. Còn vọng tưởng là
còn tiếp nối chuỗi luân hồi, không dứt được vòng sanh tử.
Ðể bảo đảm có được chánh niệm ở giây phút lâm chung, bình thường
mình cần phải uống thuốc "A-Di-Ðà Phật"; nếu không, chết rồi chẳng
biết về đâu!
Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, phải luôn thể hội Phật pháp, giác ngộ đạo
lý; vậy mới không uổng phí thời gian. Thời gian qua rất chóng, phải tận dụng nó
để thể nghiệm. Nếu tu như vậy, ý nghĩ xấu mới không có cơ hội nảy sanh; không
làm vậy, sẽ không có được chánh niệm.
Khi miệng không nói thì tâm suy nghĩ; song đừng suy nghĩ những thứ
có sắc tướng, hình bóng; phải suy nghĩ thư ra ngoài sắc tướng.
Trích CẨM NANG TU ĐẠO của HT
QUẢNG KHÂM
BAI 6
CHÚNG TA KHÔNG PHẢI LÀ BỒ TÁT THỊHIỆN, NÊN THƯỜNG XUYÊN PHẢN TỈNH VÀ KIỂM ĐIỂM LẠI LỖI LẦM CỦA MÌNH (2)
Nếu không có những sự tiêu biểu (thị hiện) này, rất nhiều pháp đức
Phật không thể nói ra được. Tại vì đức Phật nói pháp đều là tùy cơ mà nói;
những sự thị hiện của các vị nói trên đều là thay mặt chúng sanh mà thỉnh pháp.
Có người thì trực tiếp hỏi, đây gọi là ‘ngôn ngữ thỉnh pháp’; có
người cố ý tạo ra những ác hạnh, để cho Phật thấy được mà lại khai đạo (dạy)
giáo huấn, đây là
dùng thân nghiệp để thỉnh pháp.
Ngoại trừ dùng thân nghiệp và khẩu
nghiệp để thỉnh pháp, ý nghiệp cũng có thể thỉnh pháp. Chúng ta cũng thường thấy được trong kinh điển Ðại thừa,
chúng đệ tử vừa khởi tâm động niệm, tuy là chưa nói ra Phật đã biết được.
Giống như trong kinh Vô Lượng Thọ, đoạn nói về vua A Xà Thế, họ
dùng ‘niệm’ để thỉnh pháp. Trong tâm có niệm như vậy, chưa nói ra Phật đã kể
lại nhân duyên của họ trong đời quá khứ. Do đây có thể biết thân, ngữ, ý ba nghiệp đều
có thể thỉnh pháp.
Cho nên khi chúng ta biết được điểm này,chúng ta không thể dùng tâm khinh mạn để
xem xét những mật hạnh của hàng Tỳ Kheo, Bồ Tát. Nhất định phải biết họ là vì đại từ đại bi thay thế chúng ta
để thỉnh pháp.
Những gì họ biểu hiện ra đều là những ý ác, khẩu ác, hành ác của
chúng ta hiện nay. Nếu không có sự thỉnh cầu của họ thì sẽ không có sự giảng
dạy của Phật, chúng ta làm sao có thể biết được là mình đã phạm lỗi lầm ? Biết được mình đã phạm lỗi lầm rất
nghiêm trọng ?
H.T. TỊNH KHÔNG !
BAI 7
Hòn Ðá Ném Ði
Văn hào Nga
Leon Tonstoï có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau: Có một người hành khất nọ đến
trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí. Một đồng xu nhỏ hay một
miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có.
Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ.
Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì
bố thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.
Người hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: "Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi".
Ði đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.
Năm tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sach mối nhục hằng đeo đẳng bên ông. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: "Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta".
Người hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: "Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi".
Ði đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.
Năm tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sach mối nhục hằng đeo đẳng bên ông. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: "Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét