9 thg 12, 2013

Hình ảnh Hà nội xưa

Tôi xa Hà Nội một mùa thu năm nào tuổI mớI lên mười. 
Ơ sao cứ tưởng như hồn tôi đã là 17 với bao nỗi bâng khuâng. Từ đấy, đã biết đau thương, đã biết giận hờn.  Để một lần đi, biết thế nào là luyến nhớ. Nhớ sao là nhớ con đường Lý Thướng Kiệt với hàng cây bóng mát. Tiếng ve sầu than vãn suốt tháng hè. Ga Hàng Cỏ, Chợ Đồng Xuân, Hồ Thuyền Quang, Nghi Tàm, Bãi Cháy. Và ở đây Hồ Hoàn Kiếm ngàn năm sử sách vẫn còn ghi. Liễu xanh theo chiều vàng in bóng Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch. Tôi còn nhớ theo mẹ  đi tớI Hàng Ngang, lạI ghé lạI Hàng Đào. Hàng tơ lụa như màu rực rở của cuộc đời và những kiều nữ lảm tôi muốn quên tuổi nhỏ với thơ ngây. 
Đùng nghĩ tuổi lên 10 tôi chưa biết thế nào là rung động. Ô, áo lụa màu lam cho tôi về ôm gốI chiếc, để hồn thơ dạI mãi  lưu luyến  ánh mắt huyền. Chợt tỉnh giấc lạI thấy suối  tóc cài bím vắt ngang vai. Làn gió thoảng tà áo tung bay như muôn bướm lượn. Đôi chân thon thoăn thoắt khuất dần về cuối phố...
Ôi bóng dáng ấy,  yêu kiều là tên gọi. Yêu kiều để tâm hồn thơ dạI chỉ ứơc muốn cho thờI gian thật bay nhanh. Cho mình mang vào đôi giầy bẩy dậm. Cho mình đuổi kịp  thờI gian vô tình ấy, để đôi chân gầy đẩy  tầm mắt vượt quá bờ tường vi. Để được thấy bong dàng ngườI mờ khuất sau khung cửa, cho hồn thơ dạI nốI  dài thêm dòng kỷ niệm vào nỗi nhớ. .
Ấy vậy mà thờI gian đã giận hờn. Chẳng cần nói mà đã thoăn thoắt chạy mau. Và hôm nay nhìn lạI đờI, đầu đã hai màu tóc. Chỉ muốn nhớ là trong đời đã được ôm ấp dáng kiều thơm. Đã được hôn em trên bờ môi và làn tóc mượt mà. Một ngày đó, trên đường chiều dạt nắng. Và còn nhớ, có những lúc chờ em ở đẩu phố hay cuốI ngõ lặng câm. Được cầm tay em một lần để nhớ mãi em, ngườI Hà NộI kiêu sa. Người con gái mà chỉ nụ cườI đủ chuyên chỏ cả một trờI yêu. Ánh mắt đấy ôi đa tình diệu vợi.
Và bây giờ  là cuối thu, nhưng ở một khung trời xa tắp . Tôi bước vội vì sợ tháng ngày đưổi kịp. Sẽ nhắc nhở về một tuổi đời đã mất. Về những thăng trầm với thế sự đổi thay. Không tôi không muốn nhìn lại thời gian đã khuất. Xin cho tôi tìm thấy Hà Nội ở cuối nẻo đường cùng. Hà Nội của tôi với bao mùa lá rụng, một độ thu về để tâm hồn Hà Nội lại xôn xao.  
...Cho tôi một chút yên tĩnh, một chút men say, một chút tình đê tôi tìm lại được con người Hà Nội ở trong tôi

Xin mời quý bạn, nhất là những người Hà Nội tìm lại những hình ảnh thân thương ngày nào.

Anh cám ơn Nghiêm Phúc Thắng, người kiều nữ của Quan Thánh, của Ô Quan Chưởng đã gởi những hình ảnh thân thương này.

Inline image 1

Thân mến,
Vi Sơn

Những hình ảnh đẹp về Hà Nội xưa
Kiến trúc sư Đinh Việt Phương cùng hai người sáng lập ra nhóm 3D Hà Nội từ năm 2004 với mục đích dùng công nghệ 3D phục dựng lại những khung cảnh của phố cổ Hà Nội nhằm quảng bá các giá trị về lịch sử, văn hóa. Nhóm tiếp tục được mở rộng với hàng loạt thành viên mới. Năm 2007, nhóm cho ra triển lãm “Hà Nội những góc nhìn thời gian” và được trao giải thưởng Bùi Xuân Phái cho ý tưởng xuất sắc...
Dưới đây là một số hình ảnh từ “Hà Nội những góc nhìn thời gian”
http://reds.vn/
Chợ Đồng Xuân nằm trong khu phố cổ, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân.
Cổng chợ nhìn sang phía tây, phía trước là một khoảng trống nhỏ. Phía Bắc có quán Huyền Thiên- sau đổi thành chùa Huyền Thiên. Ngay sát sau chợ là chợ Bắc Qua. Vì vậy nhiều người gọi cả hai là chợ Đồng Xuân - Bắc Qua.
Ở góc tây bắc của chợ có đài Cảm tử, kỷ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến.
Trong thời gian xây dựng lại Thành Thăng Long vào mùa hạ năm Giáp Tí, 1804, Tổng Trấn Nguyễn Văn Thành dưới triều đại Nguyễn đã cho đặt ngôi chợ lớn ở cửa chính đông, hay còn gọi là chợ Đồng Xuân ngày nay.
Chợ Đồng Xuân tuy nằm trong khu phố cổ nhưng có tuổi đời trẻ hơn rất nhiều so với các phố xung quanh. Trước kia đây là khu đất trống thuộc phường Đồng Xuân, huyện Thọ Xương nằm trước quán Huyền Thiên (sau đổi thành chùa Huyền Thiên). Người dân họp chợ trên hai khu đất ở cạnh chùa Cầu Đông ở phố Hàng Đường và cạnh đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm vì hai khu đất đó gần bến sông, tiện cho thuyền đi lại.
Năm 1889, khi những dấu tích cuối của sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp hoàn toàn, người Pháp quy hoạch lại đã giải tỏa hai chợ trên và dồn tất cả các hàng quán vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân. Trong năm đầu tiên chợ họp ngoài trời, hoặc có che mái lá giống như hai chợ cũ.
Năm 1890 chính quyền Pháp mới bắt đầu xây dựng chợ Đồng Xuân, tạo thành năm vòm cửa và năm nhà cầu dài 52m, cao 19m. Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.
Tại đây đã diễn ra các trận chiến ác liệt giữa Vệ quốc quân chống lại lính Lê dương của Pháp, rất nhiều Vệ quốc quân đã hi sinh tại đây trước khi rút khỏi Hà Nội.
Sau ngày giải phóng thủ đô, chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội.
Vào khoảng năm 1990, chợ được xây dựng lại, phá bỏ hai dãy hai bên, ba dãy giữa xây lên ba tầng. Hai tấm cửa hai bên cũng bị dỡ, nhưng vẫn còn giữ hai cột ngoài cùng.
Ngày 14, tháng Bẩy, năm 1994, chợ Đồng Xuân đã bị hỏa hoạn, lửa thiêu trụi gần như toàn bộ các gian hàng trong chợ. Đây là vụ cháy chợ lớn nhất tại Hà Nội cho đến nay.
*****
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899-1902 - Daydé & Pillé- Paris.
Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Eiffel thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Pari trên tuyến đường sắt Paris- Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.
Cầu dài 1.682m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.
*****
Ga Hàng Cỏ ngày mới xây dựng
Ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội) năm 1902 đưa vào hoạt động, được coi là đầu mối giao thông quan trọng với 5 nhánh đường sắt đến các vùng trong nước. Khu ga kéo dài gần hết đường Nam Bộ (nay là đường Lê Duẩn), từ đầu phố Sinh Từ (nay là Nguyễn Khuyến) đến Khâm Thiên.
Thời Pháp phố Lê Duẩn gọi là Hàng Lọng, sau năm 1954 đổi thành đường Nam Bộ, sau này mang tên như bây giờ. Khi mới xây khu vực ga, Hàng Lọng qua các thôn Vĩnh Xương, Nam Môn, Hoa Ngư và Tứ Mỹ, tiếp nối các đường từ thành Hà Nội ra Cửa Nam - Cửa đông nam gọi là Đại Hưng. Qua Hàng Cỏ có lối rẽ qua Làng Lương Sử để đến Văn Miếu, mà đi thẳng thì ra hồ Bảy Mẫu xuống Lý Nhân, Nam Định để vào đàng trong, tức Quan Lộ. Sau năm 1946, người Pháp đổi đây thành đường Đờ Lát, nhưng người dân vẫn quen gọi Hàng Lọng.
Tàu điện Hà Nội
Các tuyến tàu điện ở Hà Nội có khoảng thời gian tồn tại gần một thế kỷ, từ khi chạy thử nghiệm vào tháng 9/1900 cho đến khi ngừng hoạt động vào đầu thập niên 1990.
Đóng vai trò quan trọng trong đời sống thế kỷ trước, hình ảnh chiếc tàu điện đã đi vào tâm thức của nhiều người dân Hà Nội như biểu tượng rất đặc trưng của cả một thời kỳ.
Phố cổ ngày Tết
*****
Nhà hát lớn Hà Nội là một công trình lớn do người Pháp xây dựng trong những năm đầu thế kỷ XX. Nó được bắt đầu khởi công xây dựng vào ngày 7 tháng 6 năm 1901 và hoàn thành vào năm 1911.
Xưa kia là một vùng đầm lầy thuộc đất của hai làng Thạch Tần và Tây Luông thuộc Tổng Phúc Lân Huyện Thọ Xương. Vào năm 1899 hội đồng thành phố nhóm họp dưới quyền chủ tọa của Richard – là Công sứ Hà Nội đề nghị lên tòan quyền Fourer cho xây Nhà Hát.
Tác giả đồ án thiết kế là hai kiến trúc sư Harlay và Broyer. Người phụ trách thi công là hai ông Travary và Savelon. Công trình chiếm diện tích 2600m2, chiều dài 87m, chiều rộng 30m, điểm cao nhất so với mặt đường là 34m. Những người thiết kế công trình đã tìm tòi tham khảo kiểu kiến trúc cổ Hy Lạp Coranhtơ kết hợp với kiểu lâu đài Tuylory và nhà hát Opera Paris để tạo nên một khối kiến trúc riêng biệt.
Bên trong nhà hát trước đây có sân khấu rộng và một phòng khán giả chính có diện tích 24x24m, ngày đó chứa được 870 chỗ ngồi, ghế ngồi bọc da, một số chỗ bọc bằng nhung. Tầng giữa có nhiều phòng nhỏ dành cho khán giả có vé riêng. Cầu thang giữa lên tầng hai là một sảnh chính rộng. Cầu thang phụ và hành lang ở hai bên. Phía sau nhà hát là một phòng quản trị, có 18 buồng cho diễn viên hoá trang, 2 phòng tập hát, 1 thư viện và phòng họp. Phía mặt trước trên tầng II là phòng gương rất lộng lẫy. Kinh phí xây dựng Nhà hát được duyệt vào lúc đó là 2.000.000 Frăng Pháp.
Nhà hát lúc đó được sử dụng là nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật cố điển như Opera, nhạc thính phòng, kịch nói... phục vụ cho tầng lớp quan lại thượng lưu người Pháp và một số ít người Việt giàu có. Lịch biểu diễn thời đó một tuần có 4 lần vào thứ ba, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật.
Nhà hát Lớn hà Nội có một giá trị rất lớn về mặt lịc sử, kiến trúc và giá trị dử dụng. Nó là bằng chứng lịch sử của sự phát triển văn hóa và xã hội của Hà Nội và Việt nam thời kỳ Pháp thuộc, là một di tích của một giai đoạn phát triển kiến trúc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nhà hát Lớn Hà Nội và Quảng trường Nhà hát là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại gắn liền với cuộc Cách mạng tháng 8 và những năm đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
*****
Rạp Công Nhân (Rạp chớp bóng PALACE)
Chớp bóng đến nước ta vào thời điểm thế chiến I đang diến ra ở châu Âu, nhằm tuyên truyền cho nước Pháp ở thuộc địa. Ban đầu các buổi chiếu ở ngoài trời. Buổi chiếu trong nhà đầu tiên ở Grand Café của khách sạn Metropole, sau chuyển sang bên đường, nay là phố Nguyễn Xí, ở đó có cái cổng nhỏ đi vào rạp lấy tên là Palace.
Sau đó xây dựng khá lớn và có mặt tiền tuyệt đẹp tựa cái vỏ sò cách điệu ngay trên đường Paul Bert sầm uất. Thời tạm chiếm Hà Nội (1947-1954), rạp đổi tên Eden (Thiên đường), sau này là rạp Công Nhân.
*****
Nhà hàng Godard
Nhà hàng Godard do Liên hiệp Thương mại Đông Dương và châu Phi (viết tắt là LUCIA) xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX. Năm 1958, 49 quầy hàng trong Godard được dọn hết, dù trước đó, đầu thập niên 50 họ mua lại của chủ Godard. Tháng 9-1959, Godard được đổi tên thành Bách hóa Tổng hợp. Cũng có người gọi là Bách hóa Tràng Tiền vì nó nằm trên phố Tràng Tiền.
Godard là tòa nhà hai tầng, tầng dưới cao 6m. Tầng trên 5m. Diện tích mặt bằng xấp xỉ 4.500 mét vuông. Sàn tầng một lát đá thấm thủy khổ lớn để hạn chế nước vào ngày nồm. Trần trát vôi rơm, sàn tầng hai bằng gỗ lim. Mái bằng khung thép uốn thành vòm, dưới vòm cũng trát vôi rơm, trên lợp bằng miếng tôn nhỏ hình chữ nhật. Xung quanh là cửa kính để lấy ánh sáng. Từ tầng một lên tầng hai có bốn cầu thang bậc gỗ, lan can bằng thép có hoa văn và trụ cầu thang bằng đồng đúc.
Godard có ba mặt phố, phía bắc là Tràng Tiền, phía nam là Hai Bà Trưng và phía tây là Hàng Bài. Ba cửa chính ra vào Bách hóa có dòng chữ tiếng Pháp “Không dựng xe ở đây” bằng đá trắng gắn chìm trên vỉa hè. Vỉa hè rất cao so với mặt đường để phòng ôtô có lao lên sẽ bị chặn lại, đảm bảo an toàn tính mạng cho người đi lại. Vỉa hè bo bằng đá đen chôn sâu dưới đất hơn một mét để nếu ôtô đâm vào sẽ không đổ gẫy. Vì sao Godard không xây cao? Giản đơn vì chính quyền thời đó không cho phép các công trình quanh hồ Gươm xây quá cao, họ sợ hồ Gươm sẽ lọt thỏm trong các khối nhà như thế làm mất vẻ đẹp thơ mộng của khu vực này. Nhưng tại sao dân số Hà Nội đầu thế kỷ XX chỉ hơn 10 vạn người ta lại xây Godard lớn như vậy?
Việc xây dựng nhà Godard là bước ngoặt cho thương mại Hà Nội vốn trước đó chỉ có các chợ truyền thống. Nếu trước kia chợ họp theo phiên và chỉ bán nông sản, đồ thủ công, lương thực... sản xuất tại Hà Nội hay các vùng lân cận hoặc bán một số mặt hàng từ các tỉnh phía nam Trung Quốc mang qua thì Godard bán đủ thứ nhập từ Pháp, Ấn Độ, Hồng Kông hay các nước thuộc địa của Pháp.
Chùa Một Cột (Chùa Diên Hựu)
Chùa thường được gọi là chùa Một Cột. Chùa được Vua Lý Thái Tông (1028-1054) cho xây dựng vào năm 1049. Ngôi chùa được xây lại vào thời Trần (năm 1249) và đã trùng tu nhiều lần. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam.
Khuê Văn Các và mùa thu giả tưởng
Khuê văn các có nghĩa "gác vẻ đẹp của sao Khuê" là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805. Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8m. Để bước lên được nền vuông này phài đi qua ba bậc thang đá. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng trừ mái lợp và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền cao.
Sàn gỗ có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của sao. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ reast-language: EN-US; mso-fareast-theme-font: minor-latin; mso-hansi-font-family: Arial; mso-th>奎文閣 (Khuê văn các). Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thiếp vàng.
Tháp Hòa Phong
Tháp Hòa Phong nằm ở bờ Đông Nam Hồ Hoàn Kiếm, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. là một di tích cổ còn sót lại của Chùa Báo Ân, một ngôi chùa lớn từng tồn tại ở Hà Nội
Năm 1888, Pháp đã phá hủy Chùa Báo Ân để xây bưu điện Hà Nội. Chỉ còn Tháp Hòa Phong phía sau chùa còn giữ lại, là dấu tích duy nhất của Chùa Báo Ân còn sót lại tới nay.
Tháp cao 3 tầng, tầng 1 có 4 cửa nên còn gọi là tứ môn tháp, một kiến trúc thường thấy trong các công trình của Phật giáo. Tầng một có 4 cửa vòm, tầng 2 có hình bát quái, dưới bát quái trên 4 vòm là tên từng cửa: Báo Ân môn, Báo Nghĩa môn, Báo Đức môn và Báo Phúc môn. Tầng 3, trên mặt đông- tây có ghi tên tháp là Hòa Phong nhưng 2 mặt bắc- nam lại ghi Báo Thiên tháp.
Phở gánh, một món ăn nổi tiếng của người Hà Nội.
Cửa Đại Hưng - cửa Nam thời Lý Trần.Ngay khi vừa định đô, vua Lý đã cho đắp thành Thăng Long. Thành có hình vuông theo bốn phương đông, tây, bắc, nam. Cửa phía Nam được mang tên Đại Hưng (大興). Trong bốn cửa Hoàng thành, quan trọng nhất là cửa Đại Hưng… Các quan từ ngoài vào Hoàng thành chầu vua đều do cửa này. Trước cửa Đại Hưng có dựng đình Quảng Văn, các vua nhà Lý đôi khi làm lễ nghinh xuân ở đây. Cửa Đại Hưng còn là nơi các quan làm lễ tuyên thệ với nhà vua…
Thời nhà Lê, cửa Đại Hưng được dùng làm lối ra vào chính của vua chúa, quan lại, các vị tân khoa, nho sĩ, sứ giả và tất cả những ai có việc phải đến Hoàng thành.
Hiện nay còn những tên phố để lại dấu tích xưa: Đình Ngang, mơi dừng lại để xét giấy tờ, thẻ bài trước khi vào Hoàng Thành; Cấm Chỉ: dừng nơi khu cấm và một góc vườn hoa thời Pháp dựng tượng "Bà Đầm Xòe".
Vào năm 1782, Hải Thượng Lãn Ông nhận xét: Người qua kẻ lại như mắc cửi, xe ngựa ồn ào.
“Áo mũ hào hoa phường phố đẹp
Đình đài lầu quán nối trời xa…”
Phố Hàng Tre
Phố Hàng Tre cuối thế kỷ 19 có tên là phố Hàng Cau vì nơi đây tập trung buôn bán cau tươi, cau khô chở bằng thuyền từ các nơi về, sau có những công trình xây dựng lớn bên Bờ Sông, những người buôn bán cau chuyển hoạt động về Hàng Bè.
Phố Hàng Tre nguyên đất bờ sông khi chưa có con đê ngoài, đó là chỗ chứa gỗ cây và nơi dựng xưởng xẻ gỗ, nơi nhốt bò và ngựa kéo xe gỗ. Đến đầu thế kỷ 20, thành phố mở mang và xây dựng thêm thì tre gỗ cũng không còn bán ở đây nữa. Hàng Tre không phải là một phố buôn bán, không có cửa hàng, nhà xây chủ yếu để ở nên không có nhà dãy nhiều gian cốt để cho thuê.
Cảnh chơi đu ngày tết, trước Văn Miếu
Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn). Bốn ngôi đền đó là: Đền Bạch Mã (trấn giữ phía Đông kinh thành); Đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành); Đền Kim Liên (trấn giữ phía Nam kinh thành); Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành). Đền Quán Thánh nằm bên cạnh Hồ Tây, cùng với chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hoà trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hoá tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội.
Cầu Thê Húc
Cầu Thê Húc là cây cầu ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, thủ đô của Việt Nam.
Nối từ Bờ Hồ ra hòn đảo nhỏ nơi có đền Ngọc Sơn, cây cầu này màu đỏ son, làm bằng gỗ, có nhiều trụ liên tiếp. Cầu được Thần Siêu Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm" 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét