Chuyện Mua Sắm Trong Siêu Thị Mỹ
Trong Thời Đại Diện Tử Ngày Nay.
(Trích từ thông tin của một người bạn nghiên cứu năng lượng Reiki ở Mỹ)
Kính thưa quí bạn, mùa Giáng sinh và Tết dương lịch 2011 cũng là mùa mua sắm. Ở những nước tây phương thì mùa nầy ngoài trời lạnh lẽo mọi người thích đi vào trong các Mall để xem những mặt hàng mới ra trong mùa nầy và cũng để mua sắm. Hôm nay tôi viết ít hàng nói về chuyện mua sắm tại Mỹ và làm cách nào để không mua hớ giá trong thời đại điện tử ngày nay. Theo chỗ tôi biết thì đa số các bạn già chúng ta chưa hể nghe ai nói về những chuyện sau đây. Nếu các bạn không tin tôi thì mình cá ly cà phê đi, nếu sau khi đọc xong mà các bạn thấy là chưa hề nghe nói hay đã đọc thấy những chuyện nầy ở đâu đó, thì các bạn gởi biếu tôi một ly cà phê qua email nghe. Còn như bạn nào có nghe nói lõm bõm về vấn đề nầy thì cũng xin cho tôi biết để tôi quê một cục chơi.
- Chuyện thứ nhất tôi muốn nói là trong các siêu thị, trong các mall của Mỹ ngày nay thường có free WiFi. Nghĩa là các bạn mang laptop hay các máy cầm tay như iPod Touch, iPad… những loại cell phone có WiFi đều có thể log vào Internet được hết. Trong đa số tiệm Sears, Maycy’s, Nortrom… đều có WiFi free. Đó là chưa kể một số quán cà phê cũng có WiFi free luôn. Do đó các bạn ở những xứ khác qua Mỹ chơi chỉ cần ghé vào một cái Mall là log vào Internet để đọc và gởi email hay tin tức dễ dàng không tốn chi cả. Còn quí vị đờn ông con trai buộc lòng phải đi theo xách giỏ cho bà xã mua sắm trong các tiêm bán thời trang, son phấn thì nhớ bỏ túi cái máy cầm tay có WiFi vào đó log vô internet coi tin tức, nghe nhạc hay viết và nhận email, coi Youtube cho đở nản. Có lần tôi gặp một ông ngồi ngủ ngon lành trên một cái ghế trước phòng thử (fitting room), ồng chờ bà xã ổng lựa mua quần áo. Vậy thì chuyện WiFi free nầy trong Mall các bạn đã biết hay chưa.
- Nhưng đó chỉ là vấn đề phụ, cái tôi muốn nói ở đây là chuyện đọc barcode và làm sao biết được món đồ sắp mua giá thấp nhất và giá cao nhất là bao nhiêu để so với giá trong tiệm chúng ta vừa bước vào. Ngày xưa thì chuyện nầy rất khó, nhưng với thời đại điện tử ngày nay thì dễ như chơi. Quả thật là như chơi.
Các bạn biết rằng hàng hoá Mỹ bây giờ cũng có in barcode. Các bạn còn nhớ chuyện dỏm là bày nhau đọc barcode để biết coi hàng hoá đó có phải sản xuất từ Trung Quốc hay không. Thưa tôi lập lại, đó là dòm, không đúng chi hết, đừng tin. Ngay cả món thực phẩn ghi Made in USA hay Made in Canada phần lớn có ruột chứa thực phẩm sản xuất từ bên Tàu nói chi là cái barcode. Các bạn muốn biết chi tiết do “giới chức thẩm quyền” nói về chuyện nầy thì mời xem cái slide show ngay dưới:
Made in USA = Made in China (version 4.0).PPS (version 4 đầy đủ hơn) < — click để download
Bây giờ trở lại, mọi món hàng trong siêu thị trong tiệm buôn đều có in barcode để trước tiên là tính tiền, để làm tồn kho cũng như làm những thủ tục quản trị khác…Cái barcode của hàng hoá trông như những hình sau:
Trong hình trên là 4 cái barcode.
Các bạn nghĩ đó là chữ bùa chỉ có tiệm buôn mới đọc được còn người trần chúng ta chịu thua. Thưa không đâu, chúng ta đọc được trong nháy mắt, mà còn biết thêm nhiều chi tiết mà nhân viên tiệm buôn không biết. Sau đây tôi bày các bạn đọc để biết coi món hàng đó đang có bán ở những tiệm buôn nào và giá cả cao thấp ra sao để khỏi mua hớ.
Với cái máy cầm tay nhó như hình dưới đây, hay ngay như cái iPad to hơn và những máy đồng loại có WiFi các bạn đọc được barcode nầy trong nháy mắt.
Trước khi đi xa hơn chắc các bạn muốn biết hình dạng những máy cầm tay nầy ra sao. Mời các bạn xem một số hình của chúng bên dưới, còn mô tả thì cứ vào internet mà lục tên nó.
Nói chung thì còn nhiều lắm, nhưng loại nào có máy chụp hình thì mới xài được. Tôi thì dủng cái iPod Touch nhỏ như hình dưới đây để làm thực hành đọc barcode hàng hoá để các bạn xem chơi.
Trong máy iPod Touch tôi install software đọc barcode free, các bạn nhìn hình dưới đây thấy hai cái icon “
Quick Scan” và “
Scan“. Đây là hai software dùng scan barcode bằng cái iPod touch hay iPad, mấy máy cầm tay khác đều dùng từa tực như cái nầy.
Đây là màn ảnh cái iPod Touch.
Máy iPod ở thí dụ nơi đây có cái máy chụp hình 2Mpix phía sau.
Cái vòng tròn trong ảnh là ống kính máy digital camera đó.
Bây giờ tôi scan thử barcode của một ống pomade có sẳn như hình sau:
Đặt cái iPod trước cái barcode, các bạn thấy barcode được chụp vào màn ảnh iPod :
Hình barcode nằm giữa màn ảnh của máy iPod touch.
Một giây sau kết quả thế nầy hiện ra trên màn ảnh máy iPod:
Các bạn đọc thấy giá là $11.91 và thấy cả chi tiết về ống kem trong hình, cả mã số của cái barcode nữa.
Bây giờ tôi scan thử cuốn sách nầy cũng có sẳn tại nhà:
Người Mỹ kể cũng lạ, họ viết sách bán mà gọi người mua là những “thằng đần” (dummies). Thế mà bán chạy mới là lạ. R4o ràng gọi đần là phải rồi, độc giả bị gọi là “đần” thế mà vẫn mua sách.
Phía sau cuốn sách có cái barcode, trên bar code các bạn thấy ghi giá là $24,95 chớ gì. Tôi scan bằng cái iPod sẽ thấy giá nó ra sao hiện giờ.
Scan như sau:
Hình barcode hiện ra giữa màn ảnh và một giây sau kết quả hiện ra trên màn ảnh iPod như sau:
Các bạn thấy tên cuốn sách cả hình ảnh cuốn sách, luôn giá rẻ nhất hiện giờ là $0,63 (63 xu)
Đố các bạn tôi mua giá bao nhiêu, thưa tôi mua cuốn nầy hôm Chủ nhật giá 50 xu.
Nếu các bạn bỏ túi cái máy nhỏ có WiFi và có built-in digital camera vào trong siêu thị, các bạn có thể scan barcode của hàng hoá chưng bày và biết ngay rằng giá rẻ nhất là bao nhiêu, đang bán trong tiệm nào.
Bây giờ tôi thử đọc barcode của món hàng hoá nầy để các bạn xem.
Tôi scan thử barcode trên hộp DVD và kết quả trên màn ảnh iPod như sau:
Các bạn thấy có tên và hình món hàng, và giá cả ở 54 tiệm đang bán, nơi bán rẻ nhất lá $17,99.
Tôi mua $9 chớ không phải 17,99 đô đâu.
- Tới đây chúng ta đi xa hơn một chút.
Ở hình trên các bạn thấy hộp DVD đặt trên tờ báo hàng ngày, trên tờ báo có cái ô vuông viết chữ bùa. Thưa quí bạn đó cũng là “barcode”. Tên nó là QR code (Quick Response code). Hình nó bên dưới.
Cái nầy cũng đọc y như là barcode ở bên trên. Máy cầm tay có WiFi và built-in digital camera đều đọc được, dĩ nhiên là phải install software (thường là free, với Apple thì là free version pro thì bán vài đô).Bây giờ tôi đọc thử QR code trên tờ báo coi là gì. Nếu các bạn có báo Mỹ thì thấy trong trang về business bao giờ cũng có phần tìm việc, và phần nầy đi kèm cái QR code. Chúng ta đọc thử coi ra sao.
Hình chụp rung tay mờ câm.
Và các bạn thấy kết quả hiện ra trong nháy mắt, vì vậy mà tôi phải chụp nhanh kẻo khômng kịp, nó đọc nhanh lắm, vì chụp thật nhanh máy ảnh chưa kịp lấy thước nên hình mờ.
Kết quả là có cái job Social Worker đang open, chi tiết như trên màn ảnh của iPod tôi chụp lại trong hình.
Kết luận sao đây? Nếu các bạn bỏ túi cái máy cầm tay có WiFi và built-in digital camera vào trong siêu thị Mỹ, các bạn có thể kiểm giá món hàng ngay tức thì. Các bạn cũng có thể đọc được ý kiến người dùng đã chấm điểm món hàng đó thế nào, hay dỡ ra sao. Tất cả mọi thứ hiện ra trên màn ảnh ngay trước mắt, các bạn không cần chờ đợi chi cả. Chỉ đưa cái máy cầm tay scan barcode là mọi chi tiết hiện ra ngay.
…
HCD (22-Dec-2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét