22 thg 4, 2020

Điều tra của Mỹ và âm mưu 11 đập thuỷ điện của Trung Quốc giữa nước gây hạn nặng ở hạ lưu sông Mekong


Hạn hán, xâm nhập mặn đe dọa sinh kế người dân miền Tây (ảnh: Minh Trọng/Doanhnhansaigon).

Âm mưu của chính quyền bắc Kinh trong việc tham vọng thao túng các nước thuộc khu vực Đông Nam Á? Khi Bắc Kinh đang có hàng loạt các hành động bức hiếp láng giềng không chỉ thấy trên Biển Đông mà còn thể hiện trên đất liền, với việc khống chế nguồn nước của các con sông tỏa ra khắp khu vực.
Hạn nặng ở hạ lưu sông Mekong là do đập thuỷ điện Trung Quốc chặn dòng, giữ nước. Đó là nhận định mới đây từ dự án nghiên cứu của công ty Eyes on Earth do chính phủ Mỹ tài trợ. 
Sông MeKong, hệ thống thuỷ lưu quan trong nhất ở Châu Á chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Camphuchia và Việt Nam. Là sinh kế của hơn 60.000 triệu người sống dựa vào nguồn nước của con sông này.
Tuy nhiên, kể từ năm ngoái, khu vực hạ lưu sông Mekong đã chứng kiến đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua. Ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của Thái Lan và Việt Nam là các nước sản sản xuất gạo lớn nhất thế giới.
Nhưng liệu rằng đây có phải là một thảm hoạ tự nhiên?
Trong một công bố mới đây nhất của các nhà nghiên cứu Mỹ đến từ công ty Eyes on Earth dươi sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng đây có thể không chỉ là một thảm hoạ tự nhiên mà còn là thảm hoạ do bàn tay của con người.
Theo VOA, các nhà nghiên cứu của Eyes on Earth đã thiết lập một mô hình chỉ số độ ẩm bề mặt thông qua dữ liệu vệ tinh được chụp bằng công nghệ đo lường cảm biến vi sóng âm đặc biệt đã phát hiện nước trên bề mặt từ mưa và tuyết trên lưu vực sông Mekong đoạn chảy qua Trung Quốc từ năm 1992 đến cuối năm 2019. Tiếp theo đó, các số liệu này được so sánh với các dữ liệu về dòng chảy sông Mekong, tại trạm thủy điện Chiang Saen, Thái Lan, do  Ủy Hội Sông Mekong cung cấp. Trạm thủy điện nói trên là điểm sát nhất với biên giới Thái Lan – Trung Quốc. 
Các dữ liệu cho thấy, trước năm 2012, dòng chảy được coi là diễn biến tương đối tự nhiên. Dòng chảy từ biên giới Trung Quốc – Thái Lan trở xuống có thể dự báo trước, căn cứ trên lượng nước từ các con suối trên thượng nguồn và nước băng tan. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở đi xuất hiện độ chênh lệch lớn, giữa lượng nước có khả năng xuống hạ lưu và lượng nước thực tế. 
Đập Tam Hiệp là một trong những đập thủy điện có công suất lớn nhất thế giới. Đập Tam Hiệp nằm ở giữa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. Công suất tối đa của nhà máy là 6.448MW, dự án này sẽ tạo ra hơn 60 tỷ kilowatt giờ điện mỗi năm, tương đương hai phần ba lượng điện tiêu thụ của thành phố Bắc Kinh trong năm 2015 (ảnh: Techz).
Ngay hôm sau kết quả điều tra của Mỹ được công bố, ngày 13/04, bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ, với khẳng định tỉnh Vân Nam, miền tây nam Trung Quốc, vừa hứng chịu hạn hán nghiêm trọng vào năm ngoái và lượng nước trong hồ chứa tại các đập thủy điện đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử.
Tuy vậy ông Alain Basist nhà khí tượng học đồng giám đốc điều tra của công ty Eyes on Earth cho biết, các dữ liệu trên đã phản bác lại khẳng định trên của Trung Quốc. Ông nói với VOA rằng, chính quyền Trung Quốc giữ lại nước ngay cả trong mùa mưa. Do đó, đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ở khu vực hạ lưu.
Tác động tiêu cực của 11 đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn Mekong, từ lâu nay luôn là vấn đề tranh luận từ lâu, tuy nhiên các cuộc thảo luận không đi được xa, vì thiếu dữ liệu có đủ cơ sở và cho đến nay, Bắc Kinh không công bố thông tin chi tiết về lượng nước trong các hồ chứa.
Theo điều tra của Eyes on Earth, hệ thống đập thuỷ điện này đang tích trữ hơn 47 tỷ m3 nước. Con số này tương đương với nghiên cứu của nhóm xã hội dân sự Butterfly được truyền thông Thái Lan đăng tải trước đây, trong đó kết luận rằng các con đập do ĐCSTQ xây dựng đã chặn hơn 40 tỷ m3 nước và là nguyên nhân chính gây ra dòng chảy bất thường của sông MeKong.
Hiện tại ngoài 11 con đập đã xây dựng trên thượng nguồn sông MeKong, chính quyền ĐCSTQ dự định sẽ xây thêm 10 con đập nữa trong tương lai. Điều này sẽ không chỉ làm giảm trầm trọng thêm nữa lượng nước ở hạ lưu mà còn gây ra sự biến đổi của dòng chảy ở các khu vực ven biển.
Theo đánh giá của Uỷ ban sông Mekong, kế hoạch xây dựng các con đập sẽ khiến các nước hạ lưu sông Mekong chịu thiệt hại kinh tế tới 7 tỷ đô la.
Fitch Solutions một nhóm nghiên cứu đã công bố, báo cáo nói rằng các hoạt động sản xuất năng lượng dự trữ của ĐCSTQ ở thượng nguồn khiến các nước hạ nguồn ngày càng phải phụ thuộc vào họ. Viễn cảnh được vẽ nên là các nước này phải từ bỏ nông nghiệp và ngư nghiệp cho nên phụ thuộc nhiều vào thực phẩm và yếu phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, từ đó khiến ĐCSTQ dễ dàng kiểm soát hơn.
Năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã quy trách nhiệm cho Trung Quốc trong việc gây ra hạn hán ở hạ lưu sông Mekong.
Ông Mike Pompeo khẳng định đợt hạn hán nghiêm trọng xuất phát từ “quyết định của Trung Quốc về việc chặn dòng nước ở thượng nguồn sông Mê Kông”.
Thực tế cho thấy các đập lớn của Trung Quốc đang góp phần làm cạn kiệt những dòng sông và làm trầm trọng tình trạng khô hạn. Điều này được nhận thấy rõ tại lưu vực sông MeKong, nơi mực nước của dòng chảy đang ở ngưỡng thấp nhất trong lịch sử.
Được biết đến như người mệnh nước, Lào và Thái Lan sông Mekong chảy từ cao nguyên Tây Tạng do phía Trung Quốc kiểm soát chảy vào Biển Đông qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Mỗi năm người nông dân ở lưu vực sông Mekong sản xuất lượng gạo lớn nhất châu Á, đủ để nuôi sống 300 triệu người. Lưu vực này cũng tự hào là nơi có nghề đánh cá nước ngọt lớn nhất thế giới chiếm khoảng 25% sản lượng đánh bắt trên toàn cầu.
Tuy nhiên, tuyến đường thuỷ quan trọng này lại đang bị đe doạ chủ yếu xuất phát từ 1 đoạn đập lớn của Trung Quốc được xây dựng gần biên giới cao nguyên Tây Tạng ngay trước khi sông Mekong chảy vào Đông Nam Á. Hiện 11 đập đang hoạt động với tổng công suất phát điện lên tới 21.300MKW lớn hơn công suất thuỷ điện được lắp đặt tại tất cả các quốc gia phía hạ nguồn. Các đập này đang tàn phá môi trường, kinh tế do dòng chảy nước ngọt và phù sa bị giảm những đập khổng lồ này là nguyên nhân gây ra sự xâm thực tại vùng ĐBSCL. Hậu quả là tình trạng xâm nhập mặn đã buộc người nông dân trồng lúa phải chuyển sang nuôi tôm hoặc trồng lau sợi.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Ủy Hội Sông Mekong (MRC) việc phát triển thuỷ điện đến năm 2040 bao gồm cả một số đập lớn của Trung Quốc đang được xây dựng hoặc đã được lên kế hoạch sẽ dẫn tới trữ lượng cá giảm 40-80%. Cá sinh sống phần lớn lưu vực hiện đứng thứ 2 sau lưu vực Amazon về sự đa dạng loài cá sẽ dần biến mất.
Các đập cũng làm gián đoạn chu kỳ lũ lụt hàng năm của sông Mekong vốn giúp đất nông nghiệp tái sinh một cách tự nhiên bởi lớp phù sa giàu dinh dưỡng và giúp mở rộng các vùng nuôi cá.
Ảnh chụp màn hình tờ RFI.
Đầu màu hè năm nay công tác bảo trì đập thuỷ điện Cảnh Hồng của Trung Quốc đã xả nước gây lũ lụt tại Thái Lan và Lào, tác động xấu tới mùa màng và huỷ hoại quá trình sinh trưởng của cá gây thiệt hại nặng nề cho người dân địa phương. Trung Quốc sau đó lại đổ đầy đập Cảnh Hồng bằng chính nước sông Mekong, điều đó khiến mực nước tại hạ lưu giảm, cộng với tình trạng khan hiếm nước do lượng mưa giảm 40%.
Bất chấp, Trung Quốc vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ giảm các kế hoạch xây dựng đập.
Theo quan điểm của nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh đang không ngừng có hàng loạt các hành động bức hiếp láng giềng không chỉ thấy trên Biển Đông và các vùng biển quanh Trung Quốc mà còn thể hiện trên đất liền, với việc khống chế nguồn nước của các con sông tỏa ra khắp khu vực.
Đứng trước tình trạng hạn hán đang ngày càng thường xuyên và trầm trọng hơn mạng lưới đạp của Trung Quốc cho phép nước này gia tăng đòn bẩy nhằm thao túng và quản lý đối với các quốc gia khác tại khu vực hạ lưu sông Mekong.
Vào năm 2016, Trung Quốc đã giải phóng nguồn nước ‘khẩn cấp’ từ một trong các đập mà nước này sở hữu để đối phó với một đợt hạn hán lớn của các nước tại hạ lưu. Hiện nay một lần nữa Trung Quốc lại hứa hẹn sẽ xả thêm nước để cứu khô hạn cho các nước vùng hạ lưu. Đó là một lời nhắc nhở về việc các quốc gia hạ lưu sông Mekong vẫn phải phụ thuộc vào ‘thiện chí’ của Trung Quốc. Như vậy, Trung Quốc rất có thể sử dụng các đập của họ để vũ khí hoá nguồn nước.
Trong bài phân tích “Trung Quốc biến nguồn nước thành vũ khí, gây thêm hạn hán ở châu Á – China is weaponizing water and worsening droughts in Asia”, công bố ngày 28/10/2019 trên tờ báo Nhật Bản Nikkei Asian Review, giáo sư Ấn Độ Brahma Chellaney được tờ RFI đăng tải đã vạch trần thủ đoạn của Trung Quốc, lợi dụng vị trí đầu nguồn các con sông chảy qua các nước khác, ồ ạt xây đập để biến nguồn nước thành công cụ gây sức ép, với hệ quả là làm cho nạn hạn hán ở châu Á thêm nghiêm trọng.
Theo chuyên gia Chellaney, Trung Quốc nằm ở trung tâm bản đồ về nguồn nước của châu Á. Nhờ chiếm được vùng cao nguyên Tây Tạng giàu nguồn nước và vùng Tân Cương rộng lớn, Trung Quốc trở thành thượng nguồn các con sông chảy xuống 18 quốc gia vùng hạ lưu. Không một nước nào trên thế giới là đầu nguồn nước của nhiều quốc gia như thế.
Tâm Tuệ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét