10 thg 4, 2020

Gà mắc toi !- phiếm của Đức Phan Trần


 FB ĐứcPhan Trần


Thời còn bé khoảng 13-15 tuổi tôi mê nuôi gà đá nguời Bắc gọi là gà chọi.
Giống gà này hễ gặp nhau là đá chết thôi. Nhiều giống gà lì lợm đá tới chết chứ không bao giờ chạy.
Trời sinh tính di truyền lạ lùng : mỗi giống gà sở trường một lối đá riêng người ta pha trộn giống để con gà có cách đá khác nhau : Đá sỏ, đá ngang, đá hầu, đá vỉa…
Gà hay, dữ do di truyền của con gà trống nhưng gan dạ, bền bỉ là do con gà mẹ.
Đặc tính này người nuôi gà không bao giờ bán gà mái cho người khác.
Hàng năm khoảng giáp Tết gà thường bị bịnh dịch. Đột nhiên một buổi sáng bỗng không nghe con gà trống gáy….
Ngày hôm trước chàng còn hùng dũng thế mà nay mào thâm, lông xù ra cái đầu lúc lắc ho như nghẹt thở…
Cả bầy gà lớn nhỏ theo nhau cú rũ bỏ ăn rồi chết…
Theo kinh nghiệm thời chưa có thuốc ngừa người ta nhỏ nước tỏi vào mũi gà , mỗi ngày nhét vài tép tỏi cho gà.
Tỉ lệ gà còn sống sót sau cơn dịch khoảng 5%.
Đặc biệt những con gà không chết sau trận dịch sẽ không bao giờ bịnh nữa nhiều con gà mái sống tới 15-20 năm người ta gọi là gà mái gốc…
Nếu khéo giữ giòng giống gà tiếp tục tồn tại rất lâu.

Cơn dịch đến hàng năm theo tháng và đột nhiên biến mất…
Ngày nay nhờ tìm ra thuốc ngừa nên bịnh toi gà đã giảm rất nhiều….
Nhân sao…vật vậy…
Thú vật bịnh, chết…con người cũng thế…xưa bịnh loài vật ít lây qua người nhưng ngày nay bịnh dịch do thú vật lây qua người thành một thảm họa.
Bịnh dịch đến và đi đều đặn hàng năm vẫn là bí ẩn của trời đất nhưng chắc chắn sẽ qua đi…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét