Các nhà nghiên cứu đo mức ozone bằng cách thả bóng bay thời
tiết từ các trạm quan sát xung quanh Bắc Cực (bao gồm cả tàu phá băng
Polarstern). Đến cuối tháng 3, những quả bóng bay này đã đo được mức
giảm 90% ozone ở độ cao 18 km, nằm ngay giữa tầng ozone.
Giới chuyên môn nhận định, có 2 nguyên nhân
xuất hiện cùng lúc đã gây ra lỗ thủng này: Thứ nhất là nhiệt độ thấp
đột biến ở vùng cực Bắc đã dẫn đến một cơn xoáy cực bất thường làm giảm
lượng ozone trong tầng bình lưu; Thứ hai, sự hiện diện của các hóa chất
phá hủy tầng ozone như clo và brom trong khí quyển - từ các hoạt động
của con người - đã tạo ra lỗ thủng bất thường này.
Lỗ
thủng hiếm và bất thường này được CAMS theo dõi từ không gian và mặt
đất trong vài ngày qua, và nó đã đạt đến kích thước kỷ lục, nhưng dự
kiến sẽ không gây nguy hiểm cho con người TRỪ KHI nó di chuyển xa hơn về phía Nam.
"Lỗ
thủng tầng ozone ở Bắc Cực không phải là mối đe dọa sức khỏe vì Mặt
Trời mọc trên đường chân trời ở vĩ độ cao. Nếu lỗ thủng tầng ozone ở Bắc
Cực lan rộng hơn và kéo về phía Nam phía trên các khu vực đông dân cư,
như phía nam Greenland, người dân nơi đây sẽ có nguy cơ bị cháy nắng.
Trong trường hợp đó mọi người có thể cần phải bôi kem chống nắng để
tránh bị cháy nắng. Đây không phải là vấn đề khó giải quyết." - Paul
Newman, một nhà khoa học khí quyển tại Trung tâm Bay không gian Goddard
của NASA cho biết.
Vấn
đề đáng lo ngại ở đây là, Paul Newman cho biết, mọi thứ sẽ trở nên tồi
tệ hơn trong năm 2020. Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực hiện đang dần phục
hồi nhưng phải mất hàng thập kỷ để các hóa chất độc hại biến mất hoàn
toàn khỏi bầu khí quyển. Thêm vào đó là sự xuất hiện lỗ thủng ozone lớn
bất thường ở Bắc Cực. Đây là lúc chúng ta cần nghiêm túc thực hiện việc
giảm thải hóa chất độc hại vào khí quyển.
"Cá nhân tôi
cho rằng, đây là lần đầu tiên giới khoa học phải nhìn nhận nghiêm túc về
sự xuất hiện thực sự của lỗ thủng tầng ozone ở Bắc Cực" - Giáo sư, Tiến
sĩ khoa học khí quyển Martin Dameris thuộc Trung tâm Hàng không Vũ trụ
Đức (ở Oberpfaffenhofen) nhận định.
Hiện tại, mức ozone
thấp kỷ lục hiện đang trải dài trên phần lớn Bắc Cực, bao phủ một khu
vực rộng gấp 3 lần Greenland. Tuy nhiên, theo xu hướng hiện tại, các nhà
khoa học dự báo, lỗ thủng có thể biến mất trong vài tuần tới khi nhiệt
độ tại khu vực đã dần nhích lên (làm chậm sự suy giảm ozone) và lỗ thủng
sẽ được gắn lại khi không khí vùng cực (ấm hơn) trộn lẫn với không khí
giàu ozone từ các vĩ độ thấp hơn - Vincent-Henri Peuch - Giám đốc của Cơ
quan Giám sát Khí quyển Copernicus (CAMS) trấn an người dân.
Không thể phủ định vai trò sống còn của tầng ozone đối với Trái Đất và sinh vật sống
Tầng ozone thường tạo thành một "tấm chăn dày" bảo vệ trong tầng bình
lưu, cách mặt đất khoảng 10 đến 50 km, nơi nó che chắn sự sống khỏi sự
hủy diệt của bức xạ cực tím từ Mặt Trời.
Ozone: Tấm chắn bảo vệ sự sống còn của Trái Đất khỏi sự hủy diệt của bức xạ cực tím từ Mặt Trời. Ảnh minh họa: Internet
Bức
xạ cực tím trong ánh sáng Mặt Trời có tác hại lớn đối với sức khỏe của
con người. Chúng là nguyên nhân gây các bệnh về da và mắt ở người, gây
ung thư... Khi xuyên qua ozone, chúng có thể làm biến dạng hoặc giết
chết vi khuẩn.
Nhưng
mỗi năm vào mùa Đông ở Nam Cực, lỗ thủng tầng ozone tại đây sẽ lại xuất
hiện do nhiệt độ giảm mạnh cho phép những đám mây trên cao kết lại phía
trên Nam Cực. Hóa chất độc hại, bao gồm clo và brom, đến từ chất làm
lạnh và các nguồn công nghiệp khác, kích hoạt phản ứng phá hủy tầng
ozone và làm mỏng nó đi trông thấy.
Những điều kiện
này hiếm hơn ở Bắc Cực, nơi có nhiệt độ thay đổi nhiều hơn và thường
không gây ra sự suy giảm tầng ozone, nhà khoa học khí quyển Jens-Uwe
Grooß tại Trung tâm nghiên cứu Juelich ở Đức cho biết.
Tuy
nhiên, Bắc Cực đã trải qua sự suy giảm ozone vào các năm 1997 và năm
2011, nhưng sự suy giảm ozone bất thường trong năm 2020 này đã lập một
kỷ lục hoàn toàn mới.
Bài viết sử dụng các nguồn: Tạp chí khoa học đa ngành Nature (Anh), The Guardia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét