Ô nhiễm không khí ở các thành phố trên toàn thế giới đang gia tăng ở một “mức báo động” và làm chết hàng triệu người mỗi năm, theo một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới công bố vào ngày 12 tháng 5.
Bản báo cáo cho biết hơn 80% những người sống ở các thành phố bị ô nhiễm đã tiếp xúc với mức chất lượng không khí thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tổ chức này cho biết khu vực đô thị có thu nhập thấp đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất do tình trạng ô nhiễm không khí.
Báo cáo cho biết 98% các thành phố ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình với dân số trên 100.000 người đã không đáp ứng được những chỉ dẫn của WHO về chất lượng không khí, trong khi đó các nước có thu nhập cao có tỷ lệ là 56%.
WHO cho biết dữ liệu trong 2 năm qua, bao gồm 3.000 thành phố ở 103 quốc gia, đã gần như tăng lên gấp đôi, với nhiều khu vực đô thị hơn đang chịu mức ô nhiễm không khí mà có thể gây ảnh hưởng tới những vấn đề sức khỏe. Khi chất lượng không khí đang tệ dần, thì nguy cơ bị các bệnh như bệnh tim, ung thư phổi, bệnh đường hô hấp mãn tính và cấp tính, bao gồm cả hen suyễn sẽ tăng dần.
“Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây nên bệnh tật và tử vong”, phó giám đốc WHO, Tiến sĩ Flavia Bustreo nói.
“Khi không khí ô nhiễm bao phủ những thành phố của chúng ta, vốn là những quần thể đô thị dễ bị tổn thương nhất – người trẻ nhất, người già nhất, người nghèo nhất – sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất”, Bustreo nói.
Ô nhiễm không khí ở các thành phố trên toàn thế giới đã tăng 8%. Chất lượng không khí tệ nhất là tại các quốc gia thu thập thấp và trung bình trong khu vực Địa Trung Hải và Đông Nam Á, những nơi này đã được báo cáo là có mức độ ô nhiễm gấp 5 đến 10 lần so với giới hạn của WHO. Tiếp sau đó là những nước có thu nhập tháp ở khu vực tây Thái Bình Dương.
“Ô nhiễm không khí đô thị tiếp tục tăng với tốc độ đáng báo động, tàn phá sức khỏe con người”, Giám đốc WHO, Tiến sĩ Maria Neira cho biết.
“Cùng lúc đó, nhận thức về vấn đề này đang tăng và nhiều thành phố đang giám sát chất lượng không khí của họ. Khi chất lượng không khí được cải thiện, các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tim mạch sẽ giảm”, bà nói thêm.
Một đứa trẻ Trung Quốc đi bộ gần nhà mình với một nhà máy điện đốt than ở phía sau, ảnh chụp tại Bắc Kinh ngày 19/11/2014. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)
Báo cáo cho biết ô nhiễm không khí đã làm 3 triệu người chết sớm trên toàn cầu mỗi năm.
WHO cũng đề nghị những phương pháp làm giảm ô nhiễm không khí, như giảm lượng khí thải ống khói công nghiệp, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, đi bộ và sử dụng hệ thống xe đạp trong thành phố.
“Điều trọng yếu là chính quyền thành phố và quốc gia phải đặt chất lượng không khí đô thị thành ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe và sự phát triển”, Tiến sĩ Carlos Dora của WHO cho biết.
“Khi chất lượng không khí được cải thiện, chi phí y tế do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí sẽ giảm, năng suất lao động tăng lên và tuổi thọ cũng kéo dài. Giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng mang đến phần thưởng phụ thêm là khí hậu, điều này có thể trở thành một phần trong cam kết hiệp ước khí hậu của các nước”.
Hội nghị Y tế Toàn cầu sẽ diễn ra tại Geneva vào ngày 23 đến 28/5, nơi các nước thành viên sẽ thảo luận về một định hướng nhằm tạo ra một nỗ lực toàn cầu để đối phó với những tác động đến sức khỏe do ô nhiễm không khí gây nên.
Xem thêm : Bangladesh :Sét Đánh Chết 64 người
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét