Mấy mươi năm bôn ba nơi thành phố, Gia Long và Sư phạm SG là hai niềm mơ
ước luôn canh cánh bên lòng. Trong những ngày tháng đó, hình bóng của
bạn bè là những nổi nhớ khôn nguôi. Trong những lúc đoạn trường của
cuộc đời, tôi thèm ghê gớm một khuôn mặt thân quen của ngày xưa ấy. Bạn
tôi đã đi đâu, đã biến mất trên cỏi đời này hay tôi đã lạc loài nơi hành
tinh khác. Tại sao tôi không gặp ai hết.
Một lần khi vừa mới bị đuổi khỏi hợp tác xã, tôi đã gặp Nghiêm Hữu Cương của Nhất 8- SPSG. Tình cờ gặp trên đường khi anh chạy xích lô đạp, được biết anh vừa dạy học vừa đạp xich lô kiếm sống. Gặp tôi anh mừng quá – Chị vẫn ở thành phố sao không ai gặp hết ?
Khi nghe tôi bày tỏ ý định muốn về quê lại vì ở đây sống lang thang vô định quá, không có nghề nghiệp ổn định. Anh can ngăn, khuyên nên cố ở lại. Sau đó tôi lại lang thang ra Duyên Hải và mất tin nhau.
Bạn Gia Long tôi chỉ liên lạc được với Sang. Những lúc khó khăn, Sang có giúp tôi lấy đá cục về chợ bỏ cho bạn hàng bán chè. Mỗi sáng,tôi đạp xe lên nhà Sang mua đá cục mang về bán- nhà Sang có tủ to để đá bán. Thời gian sau Sang cùng chồng con đi Mỹ tôi cũng không còn liên lạc được ai. Một lần gặp Liên – GL thất 3 ở Sóng Thần vô cùng mừng rở, nhưng bị chuyển đi Bình Điền lại thêm bóng chim tăm cá. Sau này gặp lại,Tuyết Mai – GL 12B1 có nói gặp tôi bán gà ở Vũng Tàu nhưng sao mình lại không nhớ gì hết. Có lẽ trong lúc quá đau buồn khi phải rời xa tất cả để sống đời lưu lạc, bộ não mình ngưng làm việc đôi lúc hay sao.
Bạn thân nhất là Châm ở cùng xóm cũng đã đi Mỹ từ lúc nào. Lâu lâu nhận được lá thơ là mừng hết lớn.
Không bao giờ tôi nghĩ về già tôi lại gặp được tất cả tình thân như ngày nay.
Nhắc đến điều này, tôi phải biết ơn Gia Nghi vô cùng. Nếu không nhờ anh ấy tìm gặp, làm sao tôi đến được cùng Sư phạm với các bạn ngày nay ! Còn nhớ một ngày về hưu kế toán, khi tôi còn đang bôn ba kiếm sống với nghề dạy rong thì điều kỳ diệu đã đến.
Một xế chiều, nghe tiếng ai gọi lớn trước nhà – Chị Ghim ơi, chị Ghim....
Cứ tưởng người hàng xóm nào ! Nhìn ra một khuôn mặt lạ lẫm nhưng tươi tắn và kêu to rất thân thiện. Tôi bỡ ngỡ mời đôi vợ chồng khách lạ vào nhà. Ký ức dần trở lại, Gia Nghi- trưỡng ban báo chí của ngày xưa. Anh chàng nhỏ người, khó chịu, ít nói đây sao ! Những nét quen thuộc từ từ rỏ nét cùng với niềm xúc động không nguôi. Tôi mừng đến không sao tả xiết, không biết phải nói cái gì trước, cái gì sau. Bao nhiêu tình cảm, bao nhiêu hình ảnh đổ về -Sao anh biết tôi ở đây mà tìm sau gần 40 năm xa cách.
Gia Nghi cười hóm hĩnh, vẫn cách nói ởm ờ của ngày nào – Tôi đến Ủy ban phường hỏi Đảng Ủy là biết chị ngay....
Trong lúc đang vui quá tôi cũng không bắt bẻ anh ta làm gì. Anh ta cười cười tiếp- Chị nổi tiếng lúc đó cả trường đều biết. Chỉ có mình chị đòi đi kinh tế mới xa xôi.
Dần dần câu chuyện nổ như bắp rang những tin tức của Nhất 8. Niềm vui gặp bạn chưa trọn thì phải đón nhận những tin buồn – Xí Được, trưỡng ban văn nghệ đã không còn nữa - con người vui tính mà tôi thương mến vô cùng, cứ mong có ngày gặp lại để nghe anh ta hát. Những lúc buồn gì, gặp anh ta là thấy vui. Cười rất có duyên và cứ gặp tôi là lại hát – Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, áo nàng xanh anh mến lá sân trường.... Lúc đó đồng phục áo dài của bọn tôi là màu xanh. Mỗi lần nghe vậy là tôi cảm động lắm. Ngày gần chia tay bọn tôi có đi xe đạp, đón xe lữa xuống nhà xí Được ở cù lao Phố chơi thật vui. Còn nhớ lúc xe lữa dừng, xuống không kịp mấy mươi chiếcxe đạp nên phải xuống tiếp ở ga sau.
Mong ngày gặp lại, không ngờ bạn đã đi khỏi cỏi đời này – lòng nghe chua xót quá. Nguyễn văn Cương- nhà thơ Nguyễn Bình Dương, anh chàng mĩa mai tôi về chiếc hộp tình thương cũng đã đi. Kẻ còn, người mất – dù sao cũng còn lại những tình thân.
Tôi còn nhớ Gia Nghi nói một câu làm tôi rất cảm động – Con gái chị đâu cho tôi xem để nhớ lại bóng dáng của chị năm nào.
Thì ra trong lòng của mỗi người đều còn khắc ghi hình bóng của những thâm tình xưa cũ. Một chút vui mà cũng một chút nghẹn lòng.
Tối hôm ấy tôi không ngủ được, lòng cứ bồi hồi rung động với những hình ảnh xưa đổ về như dòng nước thuỷ triều. Hạnh phúc đến lúc cuối đời, lúc mà tôi không ngờ nhất. Khi mà những buổi văn nghệ, buổi sinh hoạt cùng nhảy múa chung quanh vòng của lớp Nhất 8, buổi đi thăm trẻ mồ côi, đi chơi ngoài trời.... tưởng chỉ nằm sâu trong tâm tưởng. Bây giờ mọi thứ đều trở lại cùng với những giọt nước mắt sung sướng.
Tôi không ngủ được, lấy giấy ra viết một bức thư dài cho Gia Nghi. Lúc này tôi thấy Gia Nghi đẹp thật. Cái đẹp mà trước kia tôi không thấy.
Một lần nữa cám ơn đời và cám ơn anh nhé.
Một lần khi vừa mới bị đuổi khỏi hợp tác xã, tôi đã gặp Nghiêm Hữu Cương của Nhất 8- SPSG. Tình cờ gặp trên đường khi anh chạy xích lô đạp, được biết anh vừa dạy học vừa đạp xich lô kiếm sống. Gặp tôi anh mừng quá – Chị vẫn ở thành phố sao không ai gặp hết ?
Khi nghe tôi bày tỏ ý định muốn về quê lại vì ở đây sống lang thang vô định quá, không có nghề nghiệp ổn định. Anh can ngăn, khuyên nên cố ở lại. Sau đó tôi lại lang thang ra Duyên Hải và mất tin nhau.
Bạn Gia Long tôi chỉ liên lạc được với Sang. Những lúc khó khăn, Sang có giúp tôi lấy đá cục về chợ bỏ cho bạn hàng bán chè. Mỗi sáng,tôi đạp xe lên nhà Sang mua đá cục mang về bán- nhà Sang có tủ to để đá bán. Thời gian sau Sang cùng chồng con đi Mỹ tôi cũng không còn liên lạc được ai. Một lần gặp Liên – GL thất 3 ở Sóng Thần vô cùng mừng rở, nhưng bị chuyển đi Bình Điền lại thêm bóng chim tăm cá. Sau này gặp lại,Tuyết Mai – GL 12B1 có nói gặp tôi bán gà ở Vũng Tàu nhưng sao mình lại không nhớ gì hết. Có lẽ trong lúc quá đau buồn khi phải rời xa tất cả để sống đời lưu lạc, bộ não mình ngưng làm việc đôi lúc hay sao.
Bạn thân nhất là Châm ở cùng xóm cũng đã đi Mỹ từ lúc nào. Lâu lâu nhận được lá thơ là mừng hết lớn.
Không bao giờ tôi nghĩ về già tôi lại gặp được tất cả tình thân như ngày nay.
Nhắc đến điều này, tôi phải biết ơn Gia Nghi vô cùng. Nếu không nhờ anh ấy tìm gặp, làm sao tôi đến được cùng Sư phạm với các bạn ngày nay ! Còn nhớ một ngày về hưu kế toán, khi tôi còn đang bôn ba kiếm sống với nghề dạy rong thì điều kỳ diệu đã đến.
Một xế chiều, nghe tiếng ai gọi lớn trước nhà – Chị Ghim ơi, chị Ghim....
Cứ tưởng người hàng xóm nào ! Nhìn ra một khuôn mặt lạ lẫm nhưng tươi tắn và kêu to rất thân thiện. Tôi bỡ ngỡ mời đôi vợ chồng khách lạ vào nhà. Ký ức dần trở lại, Gia Nghi- trưỡng ban báo chí của ngày xưa. Anh chàng nhỏ người, khó chịu, ít nói đây sao ! Những nét quen thuộc từ từ rỏ nét cùng với niềm xúc động không nguôi. Tôi mừng đến không sao tả xiết, không biết phải nói cái gì trước, cái gì sau. Bao nhiêu tình cảm, bao nhiêu hình ảnh đổ về -Sao anh biết tôi ở đây mà tìm sau gần 40 năm xa cách.
Gia Nghi cười hóm hĩnh, vẫn cách nói ởm ờ của ngày nào – Tôi đến Ủy ban phường hỏi Đảng Ủy là biết chị ngay....
Trong lúc đang vui quá tôi cũng không bắt bẻ anh ta làm gì. Anh ta cười cười tiếp- Chị nổi tiếng lúc đó cả trường đều biết. Chỉ có mình chị đòi đi kinh tế mới xa xôi.
Dần dần câu chuyện nổ như bắp rang những tin tức của Nhất 8. Niềm vui gặp bạn chưa trọn thì phải đón nhận những tin buồn – Xí Được, trưỡng ban văn nghệ đã không còn nữa - con người vui tính mà tôi thương mến vô cùng, cứ mong có ngày gặp lại để nghe anh ta hát. Những lúc buồn gì, gặp anh ta là thấy vui. Cười rất có duyên và cứ gặp tôi là lại hát – Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, áo nàng xanh anh mến lá sân trường.... Lúc đó đồng phục áo dài của bọn tôi là màu xanh. Mỗi lần nghe vậy là tôi cảm động lắm. Ngày gần chia tay bọn tôi có đi xe đạp, đón xe lữa xuống nhà xí Được ở cù lao Phố chơi thật vui. Còn nhớ lúc xe lữa dừng, xuống không kịp mấy mươi chiếcxe đạp nên phải xuống tiếp ở ga sau.
Mong ngày gặp lại, không ngờ bạn đã đi khỏi cỏi đời này – lòng nghe chua xót quá. Nguyễn văn Cương- nhà thơ Nguyễn Bình Dương, anh chàng mĩa mai tôi về chiếc hộp tình thương cũng đã đi. Kẻ còn, người mất – dù sao cũng còn lại những tình thân.
Tôi còn nhớ Gia Nghi nói một câu làm tôi rất cảm động – Con gái chị đâu cho tôi xem để nhớ lại bóng dáng của chị năm nào.
Thì ra trong lòng của mỗi người đều còn khắc ghi hình bóng của những thâm tình xưa cũ. Một chút vui mà cũng một chút nghẹn lòng.
Tối hôm ấy tôi không ngủ được, lòng cứ bồi hồi rung động với những hình ảnh xưa đổ về như dòng nước thuỷ triều. Hạnh phúc đến lúc cuối đời, lúc mà tôi không ngờ nhất. Khi mà những buổi văn nghệ, buổi sinh hoạt cùng nhảy múa chung quanh vòng của lớp Nhất 8, buổi đi thăm trẻ mồ côi, đi chơi ngoài trời.... tưởng chỉ nằm sâu trong tâm tưởng. Bây giờ mọi thứ đều trở lại cùng với những giọt nước mắt sung sướng.
Tôi không ngủ được, lấy giấy ra viết một bức thư dài cho Gia Nghi. Lúc này tôi thấy Gia Nghi đẹp thật. Cái đẹp mà trước kia tôi không thấy.
Một lần nữa cám ơn đời và cám ơn anh nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét