Câu Chuyện Thê Giới Trong Tuần
Người đánh cá Đại
Hàn tên Jeon Wook-pyo theo tàu ra khơi, ngoài vùng biển Hoàng dương, trong một
ngày cách đây hơn 43 năm và từ đó, không thấy trở lại nhà cho tới hôm thứ sáu
tuần qua.
Câu
chuyện Jeon, vượt thoát từ Bắc hàn về đoàn tụ với gia đình, sống tại thủ đô Hán
Thành, đã cho người ta nhiều câu hỏi đặt ra hơn là câu trả lời, nhất là những
thắc mắc về việc người dân phía Nam bị nhà cầm quyền Bình Nhưỡng bắt cóc. Jeon
năm nay 71 tuổi, trốn thoát khỏi Bắc hàn, đi tới một quốc gia thứ ba khác, tên
quốc gia này cho tới ngày nay vẫn còn giữ kín, tại đó, ông đã viết một lá thư
gởi cho bà Pak Geun-hye, tổng thống Đại hàn, với lời thỉnh cầu, xin giúp đưa
ông về sum họp với thân nhân ở Hán Thành, Jeon là một trong số 25 người đánh cá
biển, trên hai chiếc tàu Odaeyang 61 và 62, bị lính Bắc hàn bắt cóc năm 1972 và
ông ta, là người duy nhất, thành công trong việc trốn thoát.
Theo lá thư gởi cho bà tổng thống Park, ông
Jeon cho biết, ông đã tìm nhiều dịp để trốn đi từ bao nhiêu năm qua, chỉ có
mong ước là, sống quảng đời còn lại với người thân, với gia đình, ở quê nhà và
sẽ được nằm xuống nơi này. Ông Jeon đã sum họp với gia đình như ước nguyện, sau
khi được nhân viên an ninh Hán thành lấy chi tiết, lời khai về những gì đã xảy
ra với ông trong thời gian qua, một trong những chi tiết mới nhất là, ông Jeon
cùng các người bạn đánh cá khác, bị bắt cóc tại vùng biển phía tây của lảnh hải
Đại hàn ngày 28 tháng 12 năm 1972, không có ai, trong số người bị bắt cóc cùng
với ông, ngày đó, trở về được quê nhà, từ đó đến nay. Theo tin của thông tấn xã
Đại hàn Yonhap, chính quyền Đại hàn đã không biết là, ông Jeon bị Bắc hàn bắt
cóc cho tới năm 2005, khi họ thấy tấm hình ông Jeon, chụp tại một trại tù cải
tạo cùng với nhiều người cùng nghề đánh cá khác năm 1974 mà một số báo chi đăng
cho đăng lên.
Chuyện bắt cóc được nói tới nhiều từ nhiều
năm qua, trong khi mối liên hệ giữa hai bên Nam và Bắc hàn, vẫn còn xem là hết
sức căng thẳng từ những năm 195-1953, chiến tranh Triều tiên kết thúc bằng một
tình trạng tạm gọi là “tạm ngừng bắn”, không phải bằng một thỏa ước hòa bình,
điều này có nghĩa là, trên nguyên tắc, hai bên vẫn còn ở trong tư thế chiến
tranh. Đại hàn nhiều lần cáo buộc Bắc hàn đã bắt cóc công dân của họ, cho mục
đích khai thác tin tức tình báo và tuyên truyền, tuy nhiên, nhà cầm quyền Bình
Nhưỡng luôn luôn phủ nhận, tuyên bố họ không có giam giữ bất cứ người dân Đại
hàn nào. Không có con số chính xác người bị bắt cóc là bao nhiêu, theo phát
ngôn nhân của “ủy ban điều tra về nhân quyền ở Bắc hàn” của LHQ, thì khó ước
lượng được vì thời gian đã qua quá lâu, có trường hợp việc xãy ra cả mấy năm
sau mới biết được, cộng thêm đó, không ai biết chuyện gì xảy ra, vì người bị
bắt cóc cứ lần lần biến mất, không tìm ra tông tích.
Chính quyền Đại hàn nói rằng, kể từ khi tạm
gọi là ngưng chiến, có khoảng 3500 công dân của họ bị bắt cóc, hầu hết xảy ra
ngoài biển cả trong những năm 1960 và 1970. Mặc dù, phần lớn trong số này, đã
được thả về, nhưng vẫn còn khoảng 500 người, không có tin tức manh mối gì, một
số quốc gia khác kể cả Nhật Bản, đồng thời cũng tố cáo việc Bắc hàn bắt cóc
người dân của họ, Tokyo đơn cử 17 trường hợp công dân Nhật bị Bình Nhưỡng bắt
giữ trái phép, còn rất nhiều vụ khác nữa ở trong tình trạng nghi ngờ, vì không
ai chứng minh sự việc chính xác được. Trong năm 2013, có hơn 40 nhân chứng, một
số người vượt thoát được đến Hàn thành từ Bắc hàn, đã khai nhiều với đại diện
ủy ban điều tra LHQ nhiều chi tiết rùng rợn về sự giam cầm trong tay nhà cầm
quyền Bình Nhưỡng, một trong các người này là ông Jeong Kwang Il, một công dân
Bắc hàn, có lần làm việc cho công ty thương mại Bắc hàn, làm ăn buôn bán với
Trung cộng và Đại hàn, ông mất việc vào cuối năm 1999 khi ông bị công an Bình
Nhưỡng bắt mà không cho biết tội gì. Theo Jeong Kwang Il, công an đã đánh đập
ông ta bằng dùi cui tàn nhẩn, buộc ông phải nhận tội làm gián điệp cho ngoại
bang, ông phản đối, thì họ tiếp tục tra khảo thêm trong hai tuần lễ, sau đó
nhốt ông vào một cái chuồng chật cứng, còng hai tay và treo ngược ông lên, vì
không chịu nổi đau đớn, cho nên ông buộc phải nhận tội như họ muốn, làm gián
điệp cho Đại hàn, cái tội mà suốt cuộc đời ông chưa hề biết tới.
Không lâu sau đó, công an Bắc hàn giải
Jeong Kwang tới một nhà tù chính trị và ông đã ở đó ba năm trước khi được thả
ra, khi trở lại quê, mới hay rằng, nhà của ông không còn chỗ cũ và cũng không
tìm ra gia đình mình ở đâu, Jeong cho rằng, ông cảm thấy đã bị nhà cầm quyền
Bình Nhưỡng phản bội, cuối cùng, ông quyết định phải trốn đi cho bằng được. Sau
hơn một năm dài, trên đường vượt thoát, ông đã đi băng qua Trung cộng, Việt
nam, Cam Bốt rồi đến Thái Lan, Jeong Kwang tới Hán Thành năm 2004, nơi đây ông
bắt đầu cuộc đời mới nhưng sẽ không bao giờ quên cái quá khứ đau đớn mà ông đã
trải qua và chịu đựng. Ông cũng thề rằng, ngay cả Bình Nhưỡng tặng ông một số
tiền to lớn, ông cũng sẽ không bao giờ trở lại Bắc hàn. Hội đồng điều tra nhân
quyền LHQ cho thấy Bắc hàn có những hành động, chính sách chà đạp nhân quyền,
có hệ thống hẳn hoi, Bắc hàn tiếp tục bác bỏ, phủ nhận những gì thế giới cáo
buộc.
Riêng chính phủ Đại hàn, từ lâu nay, vẫn
tiếp tục liên lạc và thương thảo với Bình Nhưỡng trong việc cho thân nhân Nam
Bắc đoàn tụ, gặp gở nhau, lần đầu tiên hai bên người dân gặp lại nhau năm 1985
cho đến năm 2000, tức là 15 năm sau Bắc hàn đồng ý cho lần thứ nhì và cũng
trong lần này, có hơn ngàn người thân nhân hai bên, thấy mặt nhau sau mấy mươi
năm chiến tranh chia cắt. Năm 2010, hai bên tổ chức thêm một lần nữa, nhưng
không lâu sau đó, Bắc hàn pháo kích vào đảo Yeonpyeong, phía nam Đại hàn, làm
cho một số người dân Đại hàn thiệt mạng. Trong năm 2013, Bình Nhưỡng đơn phương
tuyên bố hủy bỏ, chương trình hợp tác cho thân nhân gặp gỡ, dự định tiến hành
ngày 25 tháng 9, với lý do, vì chính sách chống Bắc hàn và thao diễn quân sự
chung với Hoa kỳ của chính phủ Đại hàn. Lần dự định này, với sự cộng tác của
hội Hồng thập tự quốc tế, trong danh sách ghi tên muốn gặp thân nhân có hơn 500
người, nhưng họ chọn ra 96 người Đại hàn và 100 người Bắc hàn, họ sẽ gặp nhau
tại khu nghỉ mát vùng núi Diamond thuộc Bắc hàn trong 6 ngày, theo giới quan
sát thế giới, thì đây chỉ là một hành động của Bắc hàn, nhằm dùng chuyện đoàn
tụ gặp gỡ như là một áp lực, buộc Đại hàn mở lại con đường du lịch tới khu
thắng cảnh đó, vì đây là nguồn thu nhập tiền bạc cho Bình Nhưỡng.
Chính phủ Đại hàn không có bình luận gì về
việc này, lý do họ đưa ra, tạm ngưng các chuyến du lịch tới vùng Diamond từ năm
2008, sau khi quân lính Bắc hàn bắn chết một người khách du lịch Đại hàn, không
may đi lạc vào vùng cấm địa, Hán Thành từ đó tuyên bố, chỉ xét lại, nếu Bình
Nhưỡng công khai, chính thức xin lỗi nhưng cho tới giờ này, Bình Nhưỡng chưa
làm.
Trả lời với thông
tấn xã Yonhap Đại hàn, ông Kang Neung-Hwan, 92 tuổi, buồn bã cho biết, ông hết sức
thất vọng vì ông đã chờ ngày gặp lại người con trai, sống bên kia biên giới, từ
lâu lắm rồi, sự thất vọng của ông, không khác gì chờ đợi mõi mòn của gia đình
người đánh cá tên Yeon Wook-pyo, trong suốt 43 năm dài “bóng chim tăm cá”. May
mà Yeon đã quyết định liều chết trốn đi, nếu không, sự chờ đợi của người thân
của ông sẽ chỉ là một sự chờ đợi trong thiên thu bất tận.
Thuyên Huy
Monday 16/05/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét