- Đường Pangi đi qua Kishtwar chạy qua hai huyện hẻo lánh là Jammu và Kashmir, nối lên thung lũng thần thoại Pangi nằm ẩn giữa rặng Pir Panjal và rặng Zanskar ở Đông Himalaya, rồi nối ra thế giới bên ngoài khi tuyến đi thông thường (đi qua Saach Pass) bị chặn do tuyết đổ. một trong những con đường nghẹt thở nhất, cũng là nguy hiểm nhất của Ấn Độ. Suốt dọc con đường, các vách đá dựng đứng cao vút lên từ các đỉnh núi rồi dốc xuôi xuống hàng trăm mét cho tới bờ sông Chenab.
Rẽ ra từ một trong những xa lộ sáu làn đường hiện đại của Ấn Độ ở thành phố thương mại Chandigarh ở miền bắc, các con đường hẹp dẫn vào hành trình hai ngày trên lối đi từng chỉ để cho la đi. Nay, nó là con đường nhỏ lầy lội, mới chỉ được giật mìn phá vào vách núi để tạo lối đitrước đó ít năm.
Theo chuyện kể của người dân địa phương, người Chamba khi chạy trốn khỏi những kẻ xâm chiếm Mughal đã tới định cư tại thung lũng Pangi ẩn mình. Những gia đình quyền quý đưa vợ con tới Pangi để sống cho an toàn, kín đáo. Sau đó, vào thế kỷ 16, thung lũng trở thành nơi chịu sự cai quản của Vương quốc Chamba; các vị quan lại được gửi tới đây đều được cho hưởng trợ cấp tử tuất bởi họ được trông đợi là đi luôn không bao giờ trở về nữa. Cũng có một truyền thuyết khác nói rằng Quốc vương Chamba đã tống những kẻ tội phạm tới thung lũng này để thụ án tù chung thân
Con đường lổn nhổn đá hộc và dốc dứng khó đi tới nỗi khoảng cách 30km cũng khiến ta phải mất tới bốn giờ đồng hồ mới vượt qua.- Đường Pangi đi qua Kishtwar cắt thẳng vào rìa núi và ở đoạn quan trọng nhất, nó chỉ đủ rộng cho một chiếc xe đi lọt. Ấy vậy mà các tài xế xe buýt và xe tải can đảm vẫn qua lại tuyến đường này. Nếu hai xe gặp nhau, một tài xế sẽ phải lui lại cực kỳ cẩn thận có khi tới vài trăm mét, cho tới khi tới được chỗ đủ rộng để tránh nhau.
-
- Mùa đông, khi toàn bộ thung lũng bị phủ dày tuyết trắng, là thời điểm khó khăn nhất cho cuộc sống nơi đây. Để đến được Chamba, người ta cần ít nhất hai ngày đi đường bộ. Trong trường hợp cần hỗ trợ khẩn cấp về y tế, chính quyền phải dùng trực thăng tới nơi.Vào tháng Mười Một, thời tiết khá bất thường. Tuyết rơi dày có thể khiến cho thung lũng Pangi bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài trong hàng tháng. Mây kéo đến phủ kín thung lũng, nhấn chìm khu vực trong làn sương dày đặc. Khi trời mưa, con đường càng trở nên lầy lội, trơn trượt nguy hiểmTừ BBC travel
Người Pangwal, hậu duệ của những người đầu tiên tới đây định cư, làm những vạt ruộng nông nghiệp nhỏ dọc theo con đường.Ở những nơi có độ cao cao hơn, người Bhot - là sắc dân nói các thứ tiếng Tây Tạng và chủ yếu sống làm nghề chăn nuôi gia súc - chống chọi với thời tiết khắc nghiệt để tồn tại bằng cách muối hoặc sấy khô thịt ăn dần, tích trữ lúa mạch và nấu rượu patru, hay còn gọi là rakh. -
Những Người Bạn Sư Phạm Saigon
31 thg 5, 2016
Hành trình trên cung đường nguy hiểm nhất Ấn Độ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét