16 thg 5, 2016

Trung Quốc: Lãnh đạo càng hăng máu hiện đại hóa xây dựng "thiên đường", đất nước càng tan hoang, dân càng khốn khổ

Cát Hiệp

Mới đây, trên báo điện tử Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt (của Trung Quốc) có bài: "Hình ảnh Trung Quốc chụp từ vệ tinh khiến thế giới giật mình". Nội dung bài báo vỏn vẹn có mấy dòng và vài tấm ảnh, nhưng là minh chứng hết sức rõ ràng và không thể chối cãi, cho thấy lãnh đạo cấp siêu cao của đảng cộng sản Trung Quốc chỉ trong vài chục năm qua, đã đưa đất nước này đến bờ vực thảm họa, dưới những "quyết sách chiến lược" như "hiện đại hóa", "công nghiệp hóa", "giấc mộng Trung Hoa", "thiên đường chủ nghĩa xã hội màu sắc Trung Quốc"... 


Dưới đây là nguyên văn nội dung ngắn gọn của bài báo (kể cả chú thích ảnh):

Mới đây, một ảnh vệ tinh chụp lãnh thổ Trung Quốc từ google earth cho thấy đây là một miền đất “trơ trụi” theo đúng nghĩa đen.




Trong tấm ảnh có thể thấy ở phía phía Bắc của bản đồ Trung Quốc, phần lãnh thổ nước Nga vẫn là một mảng xanh mơn mởn, nhưng trong phạm vi bản đồ Trung Quốc thì toàn là màu vàng (màu của sa mạc).


Vậy, đâu là nguyên do khiến Trung Quốc trở lên như vậy?



Có lẽ ô nhiễm ở Trung Quốc đã đạt mức … tận thế.

Theo điều tra, diện tích sa mạc hóa của Trung Quốc hiện nay đã lên đến 1,74 triệu km² ( gấp 5 lần diện tích lãnh thổ Việt Nam), chiếm 18,2 % diện tích quốc gia, mà mỗi năm diện tích đất bị sa mạc hóa đều tăng thêm 3.436 km² (diện tích này tương đương với Thủ đô Hà Nội).






Bão cát kinh hoàng xảy ra hằng năm ở thủ đô Bắc Kinh, nguyên nhân do quá trình sa mạc hóa tăng nhanh

Trong  60 năm gần đây, môi trường ở Trung Quốc đã trải qua 3 lần bị phá hoại:

Lần thứ nhất là trong thời kỳ Đại nhảy vọt, lần thứ 2 là trong thời kỳ Hợp tác xã Nông nghiệp, lần thứ 3 là sau khi Cải cách mở cửa.

Chính sách phá rừng bán gỗ mà hiện nay Trung Quốc đang thực hiện cùng với vận động “đô thị hóa“, có thể nói là lần phá hoại môi trường thứ 4.

Chính là vì môi trường ở Trung Quốc phải chịu 3 lần phá hoại trong 60 năm trở lại đây, nên đất thổ nhưỡng nước này chịu ảnh hưởng nặng nề.


.............................................

Nhìn rộng ra, bao gồm cả Việt Nam thì sao?

Dù biết, không phải ai cũng để ý là để có những hàng cây cổ thụ rợp bóng ven đường, tỏa mát và lọc không khí một góc làng, phải mất đến hàng trăm, nhiều trăm năm.

Những rạn san hô dưới biển, mái nhà của các loài thủy hải sản, phải mất hàng nhiều trăm, thậm chí hàng ngàn năm mới có được. Và nếu đã bị hủy hoại bởi chất thải độc hại do các nhà máy công nghiệp, thì cho dù sau đó có làm sạch môi trường thật sự, cũng phải mất hàng từ vài chục năm trở lên mới phục hồi được phần nào. Những điều này có thể dễ dàng tìm hiểu trên mạng internet.

Việt Nam là một quốc gia biển, với hàng chục triệu dân liên quan đến biển, trong đời sống, công việc hàng ngày. Nếu môi trường biển Việt Nam bị hủy hoại, thì hậu quả là vô cùng. Điều đó là không thể chối cãi.

Chính vì vậy, dù phát triển và hiện đại hóa, dù cần nguồn thu ngân sách, Việt Nam cũng không thể đánh đổi môi trường, thiên nhiên, mà phải phát triển bền vững, giữ gìn môi trường, tài nguyên thiên nhiên - cho con cháu ngàn đời sau.

Phải chăng mới có vài chục năm qua, chúng ta đã dùng, đã lấy quá nhiều từ đất Mẹ?  Thì còn lại gì cho thế hệ mai sau?

Chúng ta cũng không thể và nhân danh những điều nói nghe thì "hay như sách", nhưng hành động thực tế thì ngược lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét