1. BÁC SĨ LÀ CHÍNH MÌNH
Rối loạn mỡ máu và cách điều trị
không dùng thuốc
Rối loạn lipid máu, hay tăng cholesterol, nhiều người thường
gọi là rối loạn mỡ máu (RLMM). Đây là một loại bệnh khá phổ biến hiện nay, là mối lo ngại của nhiều người và
có xu hướng ngày càng tăng. RLMM là nguy cơ chính của nhiều bệnh nguy hiểm như
xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não.
Những nguy hiểm
nếu cholesterol máu cao
Những người có hàm lượng cholesterol máu cao có tỷ lệ mắc
bệnh mạch vành cao hơn 2 - 3 lần so với người bình thường - 200mg% (mg/100ml)
và thấp hơn. Nguyên nhân chủ yếu làm cholesterol trong máu tăng cao là do ăn
uống quá nhiều các thức ăn có chứa nhiều chất béo no và cholesterol như: thịt
lợn, thịt bò, sữa nguyên kem, bơ, phomát, trứng, dầu dừa, phủ tạng động vật...
Ngoài ra, việc không tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, hút
thuốc, tuổi tác, di truyền, tình trạng thừa cân cũng là các yếu tố nguy cơ.
Trong cơ thể, ở gan, cholesterol kết hợp với protein tạo ra
hai dạng lipoprotein là LDL - lipoprotein có trọng lượng phân tử thấp và
HDL-lipoprotein có trọng lượng phân tử cao và được vận chuyển vào dòng máu. HDL
mang ít cholesterol nên nó có thể kết hợp với cholesterol tự do trong máu và
vận chuyển về gan để xử lý, vì vậy nếu hàm lượng của HDL trong máu càng cao thì
càng giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Người có hàm lượng HDL trong máu cao hơn
60mg% là ngưỡng an toàn đối với bệnh tim mạch, thấp hơn 40mg% là có nguy cơ mắc
bệnh cao.
LDL chứa nhiều cholesterol và khởi xướng sự hình thành các
mảng xơ vữa trên thành các động mạch nói chung và các động mạch vành tim nói
riêng. Các mảng xơ vữa này gây chít hẹp hay tắc lòng mạch máu nuôi dưỡng cơ
tim, gây ra các cơn đau tim. Hàm lượng LDL càng cao thì nguy cơ mắc bệnh mạch
vành càng cao. Người ta phân loại nguy cơ bệnh mạch vành dựa vào hàm lượng LDL
trong máu như sau: thấp hơn 100mg% là ngưỡng an toàn đối với bệnh mạch vành,
100 - 129mg% - giới hạn an toàn, 130 - 159mg% - nguy cơ, 160 - 189mg% - nguy cơ
cao, lớn hơn 190mg% - nguy cơ rất cao.
Mặc dù hàm lượng LDL và HDL là những chỉ số tin cậy để dự
đoán nguy cơ mắc bệnh mạch vành, nhưng xác định hàm lượng cholesterol toàn phần
trong máu rất quan trọng. Hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu thấp hơn
200mg% thì ít có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, 200 - 239mg% - có nguy cơ trung
bình, cao hơn 240mg% - có nguy cơ cao (ở Mỹ, trên 20% dân số có hàm lượng
cholesterol toàn phần trong máu vượt quá 240mg%).
Triglicerid là một loại mỡ khác tuần hoàn trong máu. Nếu một
người có hàm lượng triglicerid và LDL trong máu cao thì sẽ có nguy cơ tim mạch
cao. Giới hạn cho phép của hàm lượng triglicerid là 150 - 199mg%.
Các biện pháp điều chỉnh hàm lượng cholesterol máu
Về ăn uống:
Tránh các thức ăn có chứa chất béo và cholesterol như bơ,
thịt lợn mỡ xông khói, dầu cọ, dầu dừa; thay bằng dầu thực vật như dầu ôliu,
đậu nành, ngô. Hạn chế dùng thực phẩm có chứa vòng trans như bơ thực vật, bim
bim, bánh quy, kẹo dẻo...
Hạn chế ăn các loại thịt, cá xuống còn 150 - 200g/ngày, ăn
không quá 3 quả trứng/tuần và phải ăn cách ngày. Không ăn thịt mỡ, phủ tạng
động vật, da của các loại gia cầm, thay thế bằng đạm thực vật như đậu tương...,
tăng cường ăn rau quả.
Tránh các thức ăn nhanh như bánh hamburger, bánh có nhân thịt
băm, thịt rán, bánh gatô.
Uống sữa đã tách bơ, hạn chế ăn phomát, kem.
Về điều chỉnh cân nặng: Nếu bạn bị thừa cân thì phải thực
hiện chế độ giảm cân để phòng ngừa bệnh mạch vành bằng việc tăng cường tập
luyện thể dục thể thao rèn sức bền và ăn giảm calo. Lợi ích của giảm cân gồm:
giảm LDL, tăng HDL, giảm huyết áp, tăng khả năng sử dụng glucoza của các tổ
chức mô, phòng ngừa bệnh tiểu
đường.
Giảm cân phải từ từ, khuyến cáo giảm không quá 0,3 -
0,5kg/tuần. Để đạt được điều này, cần ăn giảm khoảng 250kcal/ngày và tăng cường
vận động để đốt cháy 250kcal/ngày (đi bộ 50 - 60 phút/ngày), nghĩa là tổng số
giảm 500kcal/ngày.
Về tập luyện thể
dục thể thao:
Rèn sức bền với các bài tập đi bộ nhanh, chạy, đạp xe... đặc
biệt hiệu quả giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và tăng cholesterol máu. Tập
luyện thường xuyên có tác dụng tămg HDL, giảm LDL máu, giảm cân, giảm huyết áp,
giảm stress, củng cố xương...
Biện pháp hữu hiệu nhất để giảm hàm lượng LDL, tăng HDL và
giảm cholesterol máu toàn phần là thay đổi chế độ ăn (khuyến cáo giảm lượng
chất béo sử dụng chung, đặc biệt là giảm lượng chất béo no chứa trong mỡ động
vật) và tăng cường tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Điều chỉnh hành
vi:
Bỏ hút thuốc, hạn chế rượu bia, kiểm soát stress. Hút thuốc
có thể làm giảm lượng HDL tới 15%.
Nếu các biện pháp trên không giúp giảm đáng kể hàm lượng
cholesterol máu, thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm thuốc (statin) giảm mỡ máu
như: lipitor, mevacor... các thuốc này có tác dụng giảm sản xuất cholesterol ở
gan. Ở những bệnh nhân có cholesterol máu cao, kết hợp tiểu
đường, huyết áp cao, bệnh mạch vành thì việc dùng
loại thuốc này là rất cần thiết để phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Thực phẩm chức
năng:
- Dầu cá (Omega
3 - Omega 9): Một trong những axít béo Omega 3 (axit linoleic), Omega 9
(Axit oleic) có tính dược rất cao. Theo khảo sát gần đây cho biết nếu mỗi ngày
tiêu thụ một lượng axit béo nhóm đa liên kết không no gọi là Omega sẽ đem lại
nguồn sức khỏe dồi dào, đặc biệt với hệ thống tim mạch. Nó giúp ngăn chặn các
chứng bệnh về tim và hệ thống tuần hoà như chứng xơ cứng động mạch, cao huyết
ap, các cơn đau tim, nghẽn mạch. Thực phẩm chức năng: Arctic – Sea đã được Bộ Y Tế cấp
phép số 1908/2009/YT-CNTC phân phối trên toàn quốc.
- Tỏi: Có chất
Saponin, một hợp chất làm giãm cao huyết áp, do đó ngăn ngừa đột quỵ. Giãn
mạch, nới tộng mạch máu, làm cho máu lưu thông dễ dàng, hạ áp lực máu, Chống xơ
cứng động mạch và làm tan nhựng cục máu đông làm nghẽn mạch. Ngoài ra, còn có
tác dụng hạ cholesterol có hại (LDL) và tăng cường cholesterol có lợi (HDL).
Thực phẩm chức năng: Gralic Thyme đã được Bộ Y Tế cấp phép số 1894/2009/YT-CNTC
phân phối trên toàn quốc.
Tóm lại:
Cholesterol
rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên để phòng ngừa bệnh tim mạch, tiểu
đường, mỗi người phải biết kiểm soát hàm lượng cholesterol của cơ
thể ở mức an toàn bằng việc điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung bằng thực chức năng,
tập luyện rèn sức bền thường xuyên và thay đổi một số hành vi.
(Theo báo Sức khỏe và Đời sống).
(Theo báo Sức khỏe và Đời sống).
2. PHƯƠNG
THUỐC THIÊN NHIÊN
HÚNG TÂY (Thymus Vulgaris)
(CỎ XẠ HƯƠNG, BÁCH LÍ HƯƠNG)
Đây là
cây có họ hoa môi, rất thơm, cao khoảng 25cm, thường được sử dụng làm gia vị
cho thức ăn và cũng để làm thuốc. Có tác dụng tăng cường cho phổi và tuần hoàn
máu cũng như là chất tự nhiên kích thích tiêu hóa (khi sử dụng như đồ gia vị).
Ngoài ra nó còn có tác dụng kháng sinh chống lại virus, dược tính càng phát huy
hơn nếu kết hợp với tỏi, giúp tiêu hóa tốt hơn.
Các thành
phần chủ yếu:
- Tannin, triterpen, nhựa
aliphatic và flavonoid.
- Dầu húng tây la một chất khử
trùng ví có chứa flavonoid và nhựa aliphatic chống virus rất hữu hiệu.
Một số
đặc tính chủ yếu:
- Co thắt mạch nhẹ.
- Thuốc trị co thắt (trị
dứt các cơn co thắt, đau bụng do co tắt bất ngờ).
- Giảm sưng tấy.
- Giảm nhẹ viêm niêm mạc (khống
chế các chứng viêm phế quản
và họng).
- Sát trùng.
- Cải thiện hệ thống tiêu hóa.
- Giúp tăng cường bảo vệ cơ thể
(hệ thống miễn dịch).
Húng
tây còn giúp điều trị đau nướu răng và răng hàm, đồng thời làm sạch và tẩy
trắng răng.
Giúp
hơi thở không hôi và có tác dụng thông mũi. Tại các quầy thực phẩm y tế có thể
mua viên nang 1000mg húng tây phối hợp với tỏi khử mùi hay húng tây đơn thuần.
CỎ LINH LĂNG
Cỏ linh
lăng là một trong những thực phẩm dinh dưỡng tốt nhất, có thể dùng như trà,
rưới lên thức ăn hoặc uống ở dạng viên hoặc bao con nhộng.
Cỏ linh
lăng có tính kiềm cao cho nên giúp axit trong dạ dày.
Cỏ linh
lăng trị một số bệnh như:
- Viêm khớp.
- Loét dạ dày.
- Viêm dạ dày.
- Các vấn đề về gan.
- Bệnh trĩ.
- Táo bón.
- Thiếu máu.
- Mồ hôi hôi.
- Các bệnh về nướu
- Nấm bàn chân.
- Bệnh tiểu đường.
- Suy dinh dưỡng.
- Chứng biếng ăn.
- Ung thư.
- Hen suyễn.
Cỏ linh
lăng có rất nhiều chất diệp lục, có tác dụng tuyệt vời để ngăn chặn mồ hôi, làm
lành vết thương, giúp phát triển mô mới, chống nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
Thành
phần dinh dưỡng: Chứa
đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm:
- Rất nhiều chất diệp lục.
- PABA ( axit para-amino-benzoic)
- Axit amin tryptophan.
- Protein.
Vitamin: A, B tổnghợp, C, D, E, K, U Biotin,
Inositol, Cholin.
Khóang
chất: Can xi,
phốt pho, sắt, magiê, kali, natri, sulfid.
MẦM LÚA MÌ
Mầm lúa
mì và cả hạt lúa mì chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với
các khẩu phần ăn kiêng, chứa đủ tất cả vitamin và khoáng chất, đặc biệt rất
giàu vitamin E.
Người
ta cũng khám phá ra rằng dầu chiết từ mầm lúa mì giúp tăng cường sinh lực và
tuổi thọ. Các nghiên cứu cũng phát hiện trong mầm có các thành phần có hoạt
tính như vitamin E và các axit béo cần thiết.
Một số
nghiên cứu khác cũng xác nhận có sự hiện diện của octacsanol là chất có khả
năng cung cấp tiềm năng dinh dưỡng trong mầm lúa mì, có công dụng như:
- Hạ thấp mức cholesterol.
- Chống chức chứng rối loạn có
suy nhược cơ như loạn dưỡng cơ và các bệnh về thần kinh cơ.
- Tăng cường năng lượng cho cơ và
cung cấp sức chịu đựng dẻo dai trong tập luyện thể thao.
- Tăng cường sinh lực và tuổi
thọ.
- Tăng phản xạ, nhanh nhạy.
- Tăng cường tận dụng oxy khi tập
luyện thể thao.
- Giúp chuyển hóa chống đỡ
stress.
CHẤT DIỆP LỤC
Chất
diệp lục được xem như là máu của cây, là nguyên tố chính trong sinh lí của cây.
Diệp lục là chất giàu magiê mà cấu trúc tương tự như hemoglobin. Trên thực tế
điểm khác biệt duy nhất ở máu là có nguyên tử trung tâm là sắt còn phân tử diệp
lục có magiê.
Chất diệp
lục có những tác dụng y học như sau:
- Lọc máu, tẩy sạch chất độc ở
các cơ quan khác trong cơ thể.
- Chống thiếu máu.
- Phục hồi sự trẻ trung và cung
cấp sinh lực.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Chống bệnh viêm xoang, giữ nước
cho cơ thể và trị mụn.
- Bình thường hóa huyết áp.
- Một trong những tác dụng chính
là chống cơ thể tiết mùi hôi cũng như hơi thở hôi. Đó là nhờ các muối magiê
chứa trong đó.
MẦM LÚA MẠCH
Cũng
như các rau xanh khác, mầm lúa mạch chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như:
Vitamin: C, B12
Khoáng
chất: Canxi,
magiê, sắt, kali.
Các chất
khác: Bioflavonoid,
enzym.
Các nhà
nghiên cứu ở Nhật Bản phát hiện mềm lúa mạch có những công dụng chữa bệnh là:
- Các bệnh về dạ dày.
- Các bệnh về tá tràng.
- Viêm tụy.
- Các chứng viêm.
ỚT CAYEN
Ớt
Cayen là loại ớt đỏ, đóng vai trò như một chất xúc tác đối với các dược thảo
khác:
- Tăng cường tuần hoàn, chống xơ
cứng động mạch.
- Hỗ trợ tiêu hóa.
- Ngăn chặn chảy máu loét dạ dày.
- Hộ trợ các cơ quan như: thận,
lá lách, tỳ, phổi, tim.
- Giảm buồn nôn.
- Chống bệnh thấp.
- Cải thiện viêm khớp dạng thấp
và bệnh vảy nến ở da.
Ớt bao
gồm các thành phần như: vitamin A, B2, B3, B5, B6, B9 và C, PABA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét