12 thg 3, 2015

Kể chuyện thi Tú Tài năm 1964-PH

Ngày 2 và 3 tháng 6 năm 2013,học sinh lớp 12 cả nước vào kỳ thi tốt nghiệp Phổ thông Trung học...
Qua các trường trung ,tiểu học lớn ở SG,thấy phụ huynh học sinh,kẻ đứng người ngồi,vẻ mặt lo lắng,làm tôi nhớ đến kỳ thi tú tài 2 năm 1964 mà tôi đã trãi qua.Ghi lại một chút để các bạn nào rãnh coi chơi và nhớ lại một chút về cách thi cử ngày trước,nếu có gì sai sót,xin chỉnh dùm..
Khoãng 1960,phải có bằng Tú tài 1 (tương đương lớp 11 bây giờ) mới được dự thi lấy tú tài 2-cũng vì cái qui định nầy mà nhiều  hs. bị kẹt tai đây, nếu rớt TT.1 ,chỉ có xin đi làm thôi chứ không thể vào ĐH.
Tôi đâu TT.1  bình thứ (khá) năm 1963,ban B (Toán)rồi đậu tiếp vào SPSG nên đi thi TT.2 ban C (văn chương: SN chính :Pháp,SN phụ: Anh.Môn thi chính là Triết (hệ số 5) với tư cách thí sinh tự do, tức là ko theo học tại 1 trường TH.nào.TS tự do phần nhiều là người lớn tuổi,một số đi làm,thi lấy văn bằng để lên ngạch,lên lương.,hoặc học lên đai học.Tất cả thí sinh đều  thi cùng ngày,cùng đề bài chỉ khác hội đồng thi.
Việc nộp đơn thi cũng rất dễ dàng,hồi đó ko có máy photocopy như bây giờ,chỉ đem bằng cấp Tú tài 1  hoặc giấy chứng nhận và 2 tấm ảnh 4X6  ra nơi nộp đơn cho người phụ trách nhận đơn  xem.Họ  ghi lại chi tiết đậu năm nào,hội đồng thi nào...
đỡ được cái lôi thôi  chờ đợi khi phải ra phường xã  đóng mộc " sao y " như bây giờ..
Sở dĩ tôi chọn ban C vì hồi đó  Toán ban C lớp đệ nhất thì rất dễ,không phải học .Triết học theo chương trình phải học 5 môn :  Triết Đại cương, Tâm  lý học, GD học ,Ngôn ngữ,Đạo đức học..là những  môn tôi được học ở trường SP ít nhiều,cùng với  Pháp,Anh văn.Sử Địa thì mua sách về nhà tự học...
Môn Triết có hệ số 5,Pháp và Sử Địa hs4,Anh-hs 3,Toán  -hs2
Ngày thi là  20/5/1964 tại Saigon
Hồi đó không có Đề cương ôn thi nên bắt buộc thí sinh phải học hết những gì trong chương trình..
Nhờ học "gạo" nên tôi làm các môn  Triết,Sử Đia,Anh,  suông sẽ
Riêng đề  thi tiếng Pháp  năm đó có bài luận với nhiều câu hỏi về  môn túc cầu (bóng tròn)...Tôi đã trả lời  được gần hết nhưng có 1 câu sau đây thì bị chựng lại :
Tại sao trên sân cỏ,các cầu thủ không đươc phản đối các quyết định của trọng tài?...
Hồi nhỏ đến  giờ,  có bao giờ tôi xem đá banh đâu,con gái nhà quê...ngoài giờ học ở nhà phụ mẹ may vá kiếm tiền .Ở  trường,tôi có học các môn theo thầy ,cô HLV hướng dẫn như TD,chạy, vũ cầu Môn thể thao duy nhất hồi đó tôi tham dự là đua xe đạp chậm và dĩ nhiên là ko được giải gì...
Đang lúc lúng túng thì thầy giám thị thông báo sắp đến giờ nộp bài thi...
Gần tới giờ chót nên phòng thi cũng có đôi chút chộn rộn,tôi quay sang  ra dấu hỏi bác ngồi cạnh.Bác liền viết chữ ; luật bóng tròn..(.Tới bây giờ tôi còn nhớ tên bác ấy là Ngô công Hòa,năm ấy 56 tuổi,bây giờ chắc khuất núi từ lâu)
Mừng còn hơn trúng số,tôi vội dịch  mau  ra tiếng Pháp ,ghi vào bài và nộp.
Kỳ thi ấy tôi qua được và vào vấn đáp  Pháp,Anh.Nhờ các câu hỏi bốc thăm đều có trong sách GK nên  tôi  đã trả lời  đúng  các câu hỏi  của ban Giám khảo và sau đó được  đậu chính thức.
Chuyện qua lâu  rồi,mỗi lần nhớ lai cũng thấy vui vui...
Xin nói thêm một chút- qua kỳ thi ấy, tôi lấy  chứng chỉ  và   ghi danh  vào Đại học Khoa học,chứng chỉ Toán -Lý- Hóa(MPC)  cùng lúc học năm thứ hai SPSG và ....thi rớt  MPC nhưng mà lúc coi bảng còn có 1 một chuyện ngạc nhiên :
Khóa tôi học khoãng 200 SV đi thi ,10 người đậu mà trong đó có 2 người cuối bảng ,bên cạnh tên ghi rõ ràng : đậu với sự khoan hồng của HĐ Giám khảo (chị Đầm,bạn tôi nói là 2 người nầy đậu vớt ).
Từ ngày đó đến nay 49 năm trôi qua,bây giờ thi cử có nhiều  cái khác hơn so với thời xưa nhưng mà với thiển ý của tôi : Thi cử là một động lực để tạo cơ hội cho mọi người được bình đẳng học hành và làm việc là tốt nhất




1 nhận xét:

  1. • Danh Vo Thưa chị Hòa. Thầy, Cô giáo thời nào cũng là "Nhà giáo tốt" cả chị ơi. Nhà giáo lúc nào cũng giàu tình thương yêu học trò, nhưng lại nghèo về tiền bạc vật chất. Ngày xưa, tôi có anh Tiệp làm thầy giáo ở tuốt bên Bà-Rá, Phước Long. Ngày nay cũng có nhiều em cháu là thầy cô cũng dạy ở những xứ Thượng đèo heo hút gió. Tôi rất thương mến những thầy, cô giáo. Rất tiếc tôi học hành dở quá nên không theo nghề sư phạm được.
    6 hours ago • Like

    Ky Van Vuong Nói chơi hay nói đùa đó bạn Danh thân mến của tôi? Nói cho chí tình, bọn trẻ mình hồi mới lớn lên thường có những ước vọng lớn lao, xa vời, chứ ko phải ai cũng muốn làm thầy giáo. Nhưng mỗi người có một hoàn cảnh, ko thể chon lựa theo ý mình được. Sau khi đậu Trung Hoc Đ1C, tôi đã ghi tên vào ban B trường Petrus Ký rồi nhưng tiền đâu mà xuống SG học! Chỉ có ghi danh thi vào QGSP/SG là tốt nhất vì chỉ học có 1 năm mà lại có học bổng. Vả lại, lúc đó lương của thầy cô giáo tương đối cao, khoảng trên dưới 1 lượng vàng/tháng.. Nhờ vậy tôi mới nuôi nỡi cả gia đình 7, 8 miệng ăn! Tiệp và tôi có nhiều điểm giống nhau lắm! Sao tình trạng SK của bà xả lúc nầy thế nào Danh?. Xin gởi lòi hỏi thăm bà xả và các cháu nhé!
    6 hours ago • Edited • Like

    Danh Vo Anh Ký, anh có công nhận với tui là hồi đó anh và anh Tiệp là những học trò giỏi nhất lớp không, ? từ đệ thất cho đến đệ tứ, hai anh thay phiên nhau đứng nhứt, nhi trong lớp. Tôi cũng buồn cùng ý nghĩ với anh: gia cảnh chúng ta thời đó đa số con nhà nghèo. Học được bậc trung học ở tỉnh là ngon lắm rồi. Đi học đại học ở SG làm sao cha mẹ có tiền cho mình đi học, chỉ có tự lo thôi. Mà cách tự lo tốt nhất là vào cac trường trung cấp đào tạo nghề như SP, Cán sự... Bây giờ mới dám nói là tôi thương mến anh và anh Tiệp là ở chỗ đó: "Con nhà nghéo", tui không hơn gì hai anh. Có hơn chăng là được Mẹ tôi vất vã nuôi tôi cho hết bậc trung học, có điều kiện để vào TVBĐL theo đời binh nghiệp của mình.
    4 hours ago • Like

    Trả lờiXóa