Chuyện
Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 24/08/15
A Phú Hản: Những Người Thông Dịch Viên Bị Anh Quốc Bỏ Rơi
Trong
làn sóng hàng ngàn người di dân lậu tràn đến Âu châu mấy ngày qua, như nước vỡ
bờ, có một số người A Phú Hản làm nghề thông dịch bên cạnh quân đội Anh, trong
những năm chiến trận khốc liệt chống Taliban, bực tức cho biết, họ đã bị chánh
phủ Anh phản bội bỏ rơi, đến nổi họ phải tìm tới các nhóm tổ chức đưa người vượt
biên lậu, gom góp tiền trả để chạy thoát sự trả thù của quân khủng bố Taliban.
Một trong mấy người
thông dịch viên này, đã làm việc trong thời chính phủ Gordon Brown, rồi lực lượng
đặc biệt SAS hay SBS kể lại cho phóng viên báo chí ngoại quốc, làm thế nào ông
và gia đình sống còn sau ba lần bị quân Taliban tìm cách giết chết trong vòng
tám tháng qua. Đối vối quân lính Anh, họ
không lạ gì Chris, tên người thông dịch viên, người đã bị quân Taliban bắn hụt
vì tội “tiếp tay với bọn ngoại xâm Anh quốc”, hai lần thoát được phục kích,
thân nhân bị đánh đập và đứa con trai ba tuổi bị thương nặng, chưa kể nhận cả
chục lời đe dọa giết chết. Trong tháng qua, bác sĩ báo anh biết, vợ anh đã xẩy
thai vì bị quân Taliban dùng dây nịt da đánh vào bụng đang mang bầu lớn, trong
lần phục kích nhắm vào Chris khi anh ta sắp xếp đưa gia đình đi trốn ở một chỗ
an toàn tại thủ đô Kabul. Người thông dịch viên 26 tuổi A Phú Hản, cha của hai
đứa trẻ, nói rằng, trong tình trạng tuyệt vọng hiện nay, anh không còn cách nào
khác hơn là, bán hết những gì gia đình có, trả tiền cho nhóm đưa người vượt
biên lậu, trốn đi, ở lại A Phú Hản là ở lại với tử thần vì hậu quả của việc làm
với quân đội Anh, ngoài công việc thông dịch thông thường, anh cũng đã giúp cứu
sống không biết bao nhiêu là người lính của họ.
Đó cũng là con đường
đi tìm sự sống, mà trong tháng rồi, một người thông dịch viên A Phú Hản khác,
đã chết và người ta tin rằng, anh này là người thứ tư bị tra tấn và giết đi
trên đường xuyên qua Ba Tư đến Âu Châu. Chris là người thông dịch viên tuyến đầu
trận đánh, cho quân đội Anh trong hơn ba năm, phải rời bỏ công việc khi mạng sống
gia đình anh ta bị quân Taliban đe dọa. Trong tháng 12, anh đã bị ám sát hụt hai lần nhưng phải nằm bệnh
viện gần 27 ngày vì trúng đạn ở chân, đứa con trai cũng bị thương nhẹ lần đó.
Nhân viên của chính phủ Anh ở Kabul, chấp nhận là sự sống của Chris và vợ con
anh có phần nguy hiểm và cơ quan an ninh của A Phú Hản cũng nhìn nhận, tên của
Chris hiện nằm trong dach sách phải bị giết cho bằng được của Taliban. Tuy
nhiên, Chris được giới chức có thẩm quyền cho biết, tình trạng hiện thời chưa
có đủ bằng chứng de dọa mạng sống của anh và gia đình, để phải di cư sang Anh
quốc, mặc dù, trong một tờ trình của một vị sĩ quan Anh, làm việc chung với
Chris, viết “Chris là một người thông dịch
viên cho quân đội Anh, mặc nhiên anh tự đưa mình vào một trong những loại kẻ
thù của quân khủng bố Taliban, và Chris là người mà ông đã đặt hết tin tưởng
cho sự an toàn của chính mình và quân nhân thuộc cấp”.
Trong số những người
mà Chris đã làm thông dịch cho họ, là tài tử kiêm người làm phim tài liệu Ross
Kemp và tướng Sir David Richards, cựu tư lệnh quân liên minh quốc tế ở A Phú Hản.
Một người thông dịch viên A Phú Hản khác, Khushal, cũng trả tiền cho nhóm tổ chức
đưa người lậu để thoát khỏi Taliban và hiện đang vất vưởng đâu đó ở thành phố
Calais, nơi này anh đã gặp lại một cựu sĩ quan quân đội Anh, người đã được anh
cứu mạng trong chiến trận. Người cựu sĩ quan Anh đã giúp Khushal vượt qua đường
hầm, sau khi anh bị từ chối nhận vào Anh, nhưng bị cảnh sát chận lại được. Chín
ngày trước, phóng viên tờ Daily Mail tiết lộ, Shaffy, một người thông dịch viên
khác nữa cũng bị quân Taliban lùng giết, vì hình ảnh anh làm thông dịch cho thủ
tướng David Cameron, được chiếu lên trên đài truyền hình, tức giận khi nói rằng
anh cũng bị chính phủ Anh bỏ rơi.
Hôm qua, Chris kể lại,
làm thế nào mà anh. di chuyển gia đình từ nhà mình ở thành phố Khost, gần biên
giới Tây Hồi với sự giúp đở tiền bạc từ nhân viên Anh quốc, đến thủ đô Kabul,
tám ngày trước đây, lúc anh bị phục kích, vợ anh cũng như người em cột chèo đã
bị nhóm quân Taliban đánh đập tàn nhẫn. Chris thoát được, nhưng cái máy vi
tính, trong đó chứa tài liệu, chi tiết cá nhân, việc làm với quân đội Anh, hình
đi hành quân với họ và địa chỉ liên lạc với nhóm người thông dịch viên khác, đã
bị quân Taliban tịch thu. Chris bực tức “gia
đình anh may mắn thoát chết, người Anh biết hết những vụ tấn công này nhưng cho
tới giớ phút này, họ vẫn tiếp tục từ chối nhìn nhận là anh phải rời khỏi A Phú
Hản, vợ anh bị thương nặng, bào thai hư, bác sĩ đã phải mổ lấy ra, vợ con vô tội
của anh đã phải trả cái giá đau đớn do công việc anh làm cho người Anh, nhưng nó
lại không có nghĩa lý gì với các chính trị gia cả”. Cũng ngày hôm qua, vợ
Chris, xin được dấu tên, vẫn còn ở trong bệnh viện tại Khost, tấm mền cũ đắp
ngang người, che luôn đứa con trai Muhammad nằm bên cạnh, vài ba con ruồi bu
quanh, bay vào từ cánh cửa sổ trống, không có kiếng.
Chris, một lần nữa
vừa bùi ngùi vừa giận nói thêm “nếu muốn
sống còn, anh không còn cách nào hơn là tìm đến đưa tiền cho đường dây đưa người
di dân lậu, Anh quốc đã không muốn anh, mặc dù anh đã làm mọi thứ cho quân đội
họ, thì thôi, anh sẽ tìm đường vào Đức quốc”. Gia đình Chris đã bán hết những
gì họ có, trả cho tổ chức đưa người gần 10 ngàn Mỹ kim như họ đòi, anh biết là
chỉ có chừng 50% thành công nếu ra đi nhưng muốn đợi có 100%, quân Taliban sẽ đến
trước cửa nhà anh không sớm thì muộn, nếu anh ở lại A Phú Hản. Cũng giống như
những người thông dịch viên A Phú Hản, đi hành quân cùng với quân lính Anh ở đầu
chiến tuyến, ai cũng muốn lập lại cuộc đời ở Anh quốc, Chris không may, là
không đủ tiêu chuẩn để nộp đơn xin di dân chính thức vì, thời gian làm việc
không đủ như chính phủ Anh quy định, tiêu chuẩn đặt ra là, việc chấp nhận di
dân nhập cảnh chỉ chấp thuận cho ai đã làm với quân đội Anh ít nhất một năm
liên tục sau tháng 12 năm 2011, trừ khi người đó có hoàn cảnh đặc biệt cần xét
tới.
Theo lời đại tá
Richard Kemp, người chỉ huy quân đội Anh tại A Phú Hản năm 2003 thì “người thông dịch viên A Phú Hản, đã cùng sống
chết bên cạnh quân lính Anh, đang bị quân Taliban lùng giết, đây là một hành động
phản bội, nếu chính phủ Anh không làm gì cả để cứu giúp họ, họ không những chỉ
thông dịch mà còn cung cấp cho quân đội Anh một số kiến thức, hiểu biết thực tiển
của tình hình, chiến trận và tâm lý dân chúng, nhờ đó, quân lính Anh đã thoát
chết trong nhiều trận chiến, trong khi người Anh không hiểu rõ tình thế phải
đương đầu phía trước”.
Theo ông, không có
gì lấn cấn, là những người như Chris, đang phải đối diện với hiểm nguy, mạng sống
bị đe dọa, hay gia đình họ, phải nên được vào Anh tỵ nạn, điều này, cũng theo
ông, không phải tất cả người thông dịch viên A Phú Hản nào cũng đang thật sự bị
nguy hiểm. Người Anh đã không bảo vệ được những người thông dịch viên này, người
đã giúp quân đội Anh quá nhiều, chống lại khủng bố, trong khi đó, lại khoan nhượng
với sự có mặt của một vài cá nhân, liên hệ với bạo động khủng bố, bởi vì luật
pháp Âu Châu không cho phép trục xuất họ.
Đúng như lời đại tá Richard Kemp, Chris và
những người bạn như anh hiện đã bị Anh quốc bỏ rơi, và nếu người Anh phản bội họ,
sẽ khó mà tìm người thông dịch viên làm việc cho mình, ở những nơi nào khác
trong tương lai, với ba mươi năm quân vụ,
ông xác nhận, quân đội đã nhờ vào họ một cách tuyệt đối, trong mọi tình huống,
để hoàn thành nhiệm vụ.
Thuyên Huy
FM974 - Melbourne
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét