Nguồn:
Historic figures, BBC
(truy cập ngày 2/5/2015)
Biên dịch & Hiệu đính: Phạm
Hồng Anh
De Lesseps (1805-1894) là một nhà ngoại giao
và quản lý hành chính người Pháp, người đã chỉ đạo việc xây dựng Kênh đào Suez.
Ferdinand de Lesseps sinh ngày 19 tháng 11 năm
1805 trong một gia đình người Pháp có truyền thống ngoại giao. Ông cũng theo
nghiệp ngoại giao, và được bổ nhiệm công tác tại Tunisia và Ai Cập trong những
nhiệm kỳ đầu. Tại Ai Cập, ông kết thân với Said Pasha, con trai của phó vương
nước này. De Lesseps dần bị mê hoặc bởi nền văn hóa Địa Trung Hải và Trung
Đông, cùng với sự lớn mạnh của giao thương ở Tây Âu. Sau nhiệm kỳ công tác tại
Tây Ban Nha và Ý, năm 1849 ông từ chức vì một bất đồng với chính phủ Pháp. Năm
1854, Said Pasha trở thành tân phó vương của Ai Cập. De Lesseps lập tức quay
trở lại Ai Cập. Tại đây ông được đón tiếp nồng hậu, và không lâu sau đó ông
được cấp phép để bắt đầu xây dựng Kênh đào Suez. Cảm hứng của De Lesseps bắt nguồn
từ việc Napoleon hủy bỏ các kế hoạch xây một kênh đào cho phép tàu thuyền có
thể đi trực tiếp từ Địa Trung Hải đến Biển Đỏ để tới phương Đông, thay vì phải
đi một chuyến hải trình dài vòng qua Châu Phi.
Dự án của De Lesseps được một hội đồng kỹ sư quốc
tế hỗ trợ, nhưng lại không nhận được sự hậu thuẫn từ chính phủ Anh, mặc dù de
Lesseps đã cất công tới London nhiều lần để thuyết phục. Ông vẫn kiên trì và
cuối cùng cũng nhận được tài trợ từ Hoàng đế Pháp Napoleon III và những người
khác. De Lesseps không phải là một kỹ sư – những thành tựu ông đạt được là nhờ
vào tài điều phối những nguồn hỗ trợ cần thiết về tài chính và chính trị, cũng
như cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho dự án khổng lồ này. Công trình được
khởi công từ tháng 4/1859, và đến tháng 11/1869 Kênh đào Suez chính thức mở
cửa. Thái độ của người Anh thay đổi khi kênh đào thành công vang dội, và de Lesseps
được tiếp đón trọng thị khi ông quay lại nước này. Năm 1875, chính phủ Ai Cập
bán cổ phần của mình và thủ tướng Anh – Benjamin Disraeli – đã mua lại, đủ để
nắm quyền kiểm soát Công ty Kênh đào Suez.
Bước sang tuổi 74, de Lesseps bắt đầu kế hoạch
xây dựng một kênh đào mới ở Panama. Năm 1879, một hội nghị quốc tế được tổ chức
tại Paris. Hội nghị này đã quyết định tuyến đường cho Kênh đào Panama và chỉ
định de Lesseps làm chỉ huy công trình. Quá trình xây dựng bắt đầu vào năm
1881, nhưng công việc lần này phức tạp hơn nhiều so với xây dựng kênh đào Suez.
Sau tám năm, công trình gần như không có tiến triển (tới tận năm 1914 kênh đào
mới được hoàn thành). De Lesseps và con trai là Charles bị buộc tội quản lý kém
trước tòa án Pháp. Cả hai đều bị phạt nặng và tống giam. Cuối cùng de Lesseps
không phải đi tù, nhưng con trai ông đã phải trả giá cho nhận định
sai lầm của cha mình với việc ngồi tù một năm. De Lesseps qua đời
ngày 7 tháng 12 năm 1894.
- See more at:
http://nghiencuuquocte.net/2015/05/04/de-lesseps-tong-cong-trinh-su-kenh-dao-suez/#sthash.LfsI7DMs.dpuf
Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 2/5/2015)
Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh
De Lesseps (1805-1894) là một nhà ngoại giao và quản lý hành chính người Pháp, người đã chỉ đạo việc xây dựng Kênh đào Suez.
Ferdinand de Lesseps sinh ngày 19 tháng
11 năm 1805 trong một gia đình người Pháp có truyền thống ngoại giao.
Ông cũng theo nghiệp ngoại giao, và được bổ nhiệm công tác tại Tunisia
và Ai Cập trong những nhiệm kỳ đầu. Tại Ai Cập, ông kết thân với Said
Pasha, con trai của phó vương nước này. De Lesseps dần bị mê hoặc bởi
nền văn hóa Địa Trung Hải và Trung Đông, cùng với sự lớn mạnh của giao
thương ở Tây Âu. Sau nhiệm kỳ công tác tại Tây Ban Nha và Ý, năm 1849
ông từ chức vì một bất đồng với chính phủ Pháp. Năm 1854, Said Pasha trở
thành tân phó vương của Ai Cập. De Lesseps lập tức quay trở lại Ai Cập.
Tại đây ông được đón tiếp nồng hậu, và không lâu sau đó ông được cấp
phép để bắt đầu xây dựng Kênh đào Suez. Cảm hứng của De Lesseps bắt
nguồn từ việc Napoleon hủy bỏ các kế hoạch xây một kênh đào cho phép tàu
thuyền có thể đi trực tiếp từ Địa Trung Hải đến Biển Đỏ để tới phương
Đông, thay vì phải đi một chuyến hải trình dài vòng qua Châu Phi.
Dự án của De Lesseps được một hội đồng
kỹ sư quốc tế hỗ trợ, nhưng lại không nhận được sự hậu thuẫn từ chính
phủ Anh, mặc dù de Lesseps đã cất công tới London nhiều lần để thuyết
phục. Ông vẫn kiên trì và cuối cùng cũng nhận được tài trợ từ Hoàng đế
Pháp Napoleon III và những người khác. De Lesseps không phải là một kỹ
sư – những thành tựu ông đạt được là nhờ vào tài điều phối những nguồn
hỗ trợ cần thiết về tài chính và chính trị, cũng như cung cấp hỗ trợ kỹ
thuật cần thiết cho dự án khổng lồ này. Công trình được khởi công từ
tháng 4/1859, và đến tháng 11/1869 Kênh đào Suez chính thức mở cửa. Thái
độ của người Anh thay đổi khi kênh đào thành công vang dội, và de
Lesseps được tiếp đón trọng thị khi ông quay lại nước này. Năm 1875,
chính phủ Ai Cập bán cổ phần của mình và thủ tướng Anh – Benjamin
Disraeli – đã mua lại, đủ để nắm quyền kiểm soát Công ty Kênh đào Suez.
Bước sang tuổi 74, de Lesseps bắt đầu kế
hoạch xây dựng một kênh đào mới ở Panama. Năm 1879, một hội nghị quốc
tế được tổ chức tại Paris. Hội nghị này đã quyết định tuyến đường cho
Kênh đào Panama và chỉ định de Lesseps làm chỉ huy công trình. Quá trình
xây dựng bắt đầu vào năm 1881, nhưng công việc lần này phức tạp hơn
nhiều so với xây dựng kênh đào Suez. Sau tám năm, công trình gần như
không có tiến triển (tới tận năm 1914 kênh đào mới được hoàn thành). De
Lesseps và con trai là Charles bị buộc tội quản lý kém trước tòa án
Pháp. Cả hai đều bị phạt nặng và tống giam. Cuối cùng de Lesseps không
phải đi tù, nhưng con trai ông đã phải trả giá cho nhận định sai lầm
của cha mình với việc ngồi tù một năm. De Lesseps qua đời ngày 7 tháng
12 năm 1894.
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2015/05/04/de-lesseps-tong-cong-trinh-su-kenh-dao-suez/#sthash.LfsI7DMs.dpuf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét