21 thg 5, 2015

Sức nóng chữa lành các vết thương (daikynguyen.com)


Pull a muscle? Reach for heat. (Shutterstock.com)
“Hãy chườm đá”.
Huấn luyện viên, bác sĩ hay chuyên viên trị liệu thần kinh cột sống có thể cho bạn lời khuyên như vậy nếu bạn bị bong gân hay chấn thương với vết thâm tím và sưng tấy. Rốt cuộc, chườm đá đã trở thành một phần của thói quen điều trị RICE (rest, ice, compression and elevation – nghỉ ngơi, chườm đá, băng bó chặt và kê cao) được khuyến cáo rộng rãi dành cho những tổn thương cơ cấp tính.
Nhiều chuyên gia y tế khuyên nên sử dụng nước đá vì lạnh sẽ làm co mạch máu, giảm đau, giảm viêm và sưng. Nhưng rất tiếc, lạnh cũng ngăn cản việc làm lành vết thương.
Các vận động viên luôn tin rằng sử dụng đá là cách thúc đẩy phục hồi nhanh sau một buổi luyện tập vất vả và khoa học chưa có một chứng minh nào khác. Nhưng các nghiên cứu phát hiện rằng cái lạnh lại làm phục hồi chậm và khi chườm đá lên những chấn thương, không những nó không mang lại hiệu quả mà còn làm cho tình trạng trầm trọng hơn. Những nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng nước đá làm suy yếu hoạt động thể thao, ít nhất là mang tính tạm thời.
Các nghiên cứu mới nhất về những hạn chế của đá xuất phát từ Viện Y tế và Y Sinh Đổi Mới thuộc Trường Đại học Công nghệ Queensland tại Úc, nơi một nhóm nghiên cứu đã làm thí nghiệm về tỷ lệ lành bệnh ở những con chuột bị chấn thương bầm giập ở đùi.
Những dấu ấn sinh học của sự hình thành mạch máu và tái tạo cơ bắp ở nhóm sử dụng đá được phát hiện muộn hơn so với nhóm không sử dụng. Các nhà nghiên cứu đã viết rằng “những phát hiện của họ đã thách thức thói quen sử dụng đá” và cảnh báo các chuyên gia y tế xem xét lại chiến lược điều trị của họ đối với các tổn thương mô mềm cấp tính.

Sức nóng chữa lành vết thương

Khoa học hiện đại đang chứng thực những phương pháp mà y học cổ truyền Trung Quốc đã áp dụng từ hàng ngàn năm trước: chữa bệnh luôn đòi hỏi sự ấm áp.
Nguyên tắc rất đơn giản: nhiệt làm gia tăng tuần hoàn máu trong khi lạnh lại làm hạn chế nó, và tuần hoàn máu là điều kiện cần thiết để chữa lành các mô. Theo Brandon Lagreca, người thực hành châm cứu tại East Troy, Wisconsin, những người muốn sử dụng nước đá để giảm đau cần phải hiểu những mối nguy hiểm tiềm ẩn có liên quan.
“Khi tôi tư vấn cho bệnh nhân, tôi nói rằng ít nhất bằng chứng khả quan mà chúng tôi có là đối với chấn thương mới xảy ra trong 24 giờ đầu thì dùng đá chườm lạnh cũng được. Không phải là một phương pháp tuyệt vời, chỉ tạm được thôi. Nó giảm sưng và làm cho người ta cảm thấy thoải mái hơn”, Lagreca nói. “Sau đó, sử dụng nhiệt sẽ hiệu quả hơn vì nó làm tăng tuần hoàn và kích thích các phản ứng chữa bệnh”.

Các loại viêm

Hầu hết các chuyên gia y tế đồng ý rằng chỉ có nhiệt mới phù hợp với điều trị đau mãn tính. Nhưng có một tranh luận lớn về vấn đề sử dụng nước đá.
Tấy đỏ, sưng và nóng là dấu hiệu của viêm nhiễm, một từ có nguồn gốc từ tiếng Latin là “inflammare”, có nghĩa là “đốt cháy”. Vì vậy, nếu bạn đang bị bỏng rát ở khu vực bị chấn thương, mong muốn làm dịu lại bằng cái lạnh sẽ là phản ứng tự nhiên của bạn.
Nhưng Lagreca nói rằng viêm thực sự là một phần của phản ứng tự chữa bệnh. “Đó là sự khôn ngoan của cơ thể. Chính là công việc cơ thể cần làm nhằm mục đích chữa lành các tổn thương tại khu vực ấy”, ông nói. “Nước đá chống lại phản ứng sưng và nóng, nhưng cũng có nghĩa bạn đang chống lại sự thông minh của chính cơ thể với những gì nó cần phải làm”.
Có lẽ bạn từng nghe nói rằng viêm là biểu hiện không tốt và phải làm gì đó để chấm dứt nó. Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Sự nhầm lẫn bắt nguồn từ sự giới hạn của từ ngữ. Viêm cấp tính khác xa so với tình trạng viêm mãn tính, mặc dù chúng được gọi với cùng một cái tên.
Viêm mãn tính thực sự rất tồi tệ. Thông thường nó là kết quả từ một chế độ ăn uống không lành mạnh và căng thẳng kéo dài. Viêm mãn tính (đôi khi được gọi là viêm hệ thống) mất vài tháng hay vài năm để tích lũy và có thể rất khó khăn để chữa khỏi. Ví dụ như bệnh viêm khớp, ung thư, tiểu đường, bệnh Alzheimer và lở loét.
Viêm cấp tính là một câu chuyện khác biệt. Nó xuất hiện bất ngờ và thường phát sinh sau một hoạt động nào đó. Viêm cấp tính là một phản ứng lành mạnh, khu biệt và có chủ ý mà bạn không muốn can thiệp quá nhiều.
“Cơ thể phản ứng như vậy vì một lý do nào đó mà chúng ta phải tôn trọng và trân quý, cố gắng đừng làm bất kỳ điều gì để ngăn cản phản ứng đó”, Lagreca nói.
Hạt tiêu Cayenne và thảo dược có tính nhiệt khác có truyền thống được sử dụng để điều trị đau và cải thiện quá trình chữa bệnh. (Shutterstock.com)

Các loại nhiệt

Nhiệt giúp viêm cấp tính phát huy nhiệm vụ của nó. Một chai nước nóng, khăn mặt, tắm bồn hoặc vòi hoa sen là các nguồn nhiệt rất tiện lợi.
Nguồn nhiệt chữa bệnh ưa thích của các nhà y học Trung Quốc gọi là moxibustion*, họ đốt một cây hương làm từ ngải cứu khô để hơ ở phía trên hoặc trực tiếp trên các mô bị thương. Nhiệt hồng ngoại từ đèn TDP cũng được sử dụng để tạo ra một hiệu ứng tương tự.
Một nguồn nhiệt hiệu quả là các loại thảo mộc có tính ấm như gừng, quế, đinh hương hoặc tiêu cayenne. Những loại thảo mộc này (đôi khi được gọi là thuốc bổ máu) thường được dùng qua đường uống để làm giảm đau và hỗ trợ quá trình chữa bệnh. Chúng cũng được tìm thấy trong các loại dầu xoa bóp tại chỗ nhằm tăng cường tuần hoàn ở vùng bị chấn thương, căng thẳng hay mô bị viêm.
Dit Da Jow là một loại dầu xoa bóp ưa chuộng của các võ sĩ Trung Hoa và mỗi người có một công thức pha trộn truyền thống riêng của mình. Các thầy châm cứu thường sử dụng Po Sum On hay Tiger Balm cũng khá phổ biến, ngoài ra cũng có rất nhiều sản phẩm xoa bóp thương mại sẵn có khác cho bạn lựa chọn.
Khi các chế phẩm này được xoa bóp trên da, tác động của chúng có thể cảm nhận được trong vòng vài phút, đồng thời nóng và lạnh, mang đến cho bạn cả sự tuần hoàn và giảm đau. Tuy nhiên, cần lưu ý không làm dính lên quần áo hoặc giấy tờ, vì nó có thể bị ố vàng.
Để biết thêm thông tin về phương pháp xử lý chấn thương bằng nhiệt của y học Trung Hoa, hãy cập nhật trên trang blog của Lagreca: EastTroyAcupuncture.com.
Cona Milner
*Moxibustion: Phương pháp kích thích giảm đau bên trong bằng cách làm nóng bên ngoài da.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét