Mây Lang Thang
Gió trốn mây chạy đi đâu?
Bỏ trời xanh biếc qua cầu
rong chơi
Biết Ai đợi có Ai mời ?
Mà Mây rong ruỗi cuối
trời bao la
Lang thang như kẻ không
nhà
Khi tan lúc hợp
bóng tà pha sương
Níu Gió Mây hỏi đêm trường
Buồn vui đố biết được
đường Mây bay...?
Ngu Uyên
Đà Lạt Sương Mù giăng tứ phía
Không Anh Hoa chẳng ngát hương yêu
Thiên Hạ bây chừ xa lạ quá
Trong Tôi Bãng lãng áng mây chiều
Thương nhớ vẫn còn quanh
Thủy Tạ
Đợi chờ rãi nhẹ bước Tôi đi
Sông Núi Đất Trời còn đôi ngã
Thương yêu cách biệt có ra gì ?!
Đợi chờ rãi nhẹ bước Tôi đi
Sông Núi Đất Trời còn đôi ngã
Thương yêu cách biệt có ra gì ?!
Kìa thác với ghềnh hoa
với suối
Mà đường tôi dạo vẫn đơn côi
Mấy nẻo đi về Miền Đô Hội
Tìm Đâu ra dáng của Một Người ?!
Mà đường tôi dạo vẫn đơn côi
Mấy nẻo đi về Miền Đô Hội
Tìm Đâu ra dáng của Một Người ?!
Lời bình Ngân Triều về bài thơ Đà Lạt ơi!
Trả lờiXóaBa khổ thơ, tác giả giăng tơ lòng theo 3 ý :
Đà Lạt và tôi/ Thương nhớ đợi chờ, có nghĩa gì đâu/ Không có anh như Dalat mãi lãng đãng sương mù!?
Cảnh Đà Lạt mù sương, rất quen thuộc và dễ cảm nhận cho những ai đã từng sống ở Đà Lạt, một địa danh du lịch nổi tiếng của Cao nguyên Langbiang, miền Trung. Khi trời Đà lạt sương mù thì cảnh vật trước mắt trắng xóa, mờ ảo. Đất trời chỉ toàn môt màu trắng đục. Chắc chắn là trời se lạnh. Thành phố dẫu rằng là một thành phố ngàn hoa nhưng những màu sắc và hương thơm của ngàn hoa đó hầu như vô nghĩa vì không có anh.
Có phảiđó là một lẽ thường không? Tại sao? Tại sao? Đôi ta phải chia đôi ngả? Cho dẫu dòng người chen chúc đó, em cứ nhìn, em cứ nhìn...nhưng tìm đâu ra dáng của một người... Thật là lẻ loi, đơn côi! Phải chăng, Đất- trời/ Núi-sông cách trở, đôi ngả...khải thị những hệ lụy trong tình yêu?
Phải rồi! Thương nhớ và đợi chờ trong đau khổ là một qui luật yêu thương,là một lẽ thường tình:
...Nhớ lời nguyện nước, thề non,
Nước đi chưa lại, non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông,
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày...
Thề non nước- Tản Đà
Tuy nhiên, xin hiểu cho em:
Dẫu rằng sông cạn, đá mòn,
Con tằm đến thác cũng còn vương tơ
Kiều-Nguyễn Du câu 1975-1976
Mấy lời mạn đàm...
Đọc Mây lang thang / Thơ Ngu Uyên.
Trả lờiXóaTôi đã đọc l số bài thơ của Ngu Uyên. Dù thơ chị chưa đăng nhiều nhưng qua một số bài thơ đó, tôi thấy thơ chị có những nét riêng của những nỗi buồn man mác, cô đơn, xa vắng, đượm một nỗi nhớ nhẹ nhàng, bóng bẩy, sâu lắng, miên man, thể hiện một hồn thơ đa sầu, đa cảm của một người con quê hương "cát trắng, biển xanh" (Nha Trang). Bài Mây lang thang là một.
Mây lang thang, trước hết là thuộc tính dời đổi, biến hóa vô cùng của mây. Còn là hình ảnh của một cuộc đời trôi dạt, long đong chưa ổn định mà người đọc có thể cảm thụ được cái riêng hay cái chung của kiếp người trần thế. Có thể là một trong những cảnh đời của tác giả, của tôi hay của chúng ta.
Bài thơ mở đầu bằng 2 câu nói về gió.
Gió đưa trăng thì trăng đưa gió,
Trăng lặn rồi, gió biết đưa ai? (Ca dao biến thể)
Gió-trăng hay gió-mây là hai cặp bài trùng, cứ đi đôi với nhau, cứ tương tác vào nhau, cứ hòa quyện gắn bó với nhau như một yếu tố của một hằng đẳng thức đại số thông thường. (a+b)2 = a 2 + 2ab + b 2 ( a cộng b bình phương bằng a hai cộng 2ab + b hai ),không thể thiếu nhau.
Ở đây thì rất lạ! Gió trốn mây, gió bỏ mây (bơ vơ), bỏ cả khung trời (xanh biếc), một không gian cao vời riêng của mây-gió, đi chơi lan man trong cõi thấp, và "qua cầu" hay qua đường(?!) đam mê(?!) Anh đã bỏ tình tôi thanh cao chân thành để thỏa lòng cho những tình cảm đổi chác thường thấy ở chợ tình! Có phải thế không?
4câu tiếp theo là nói về mây.Mây bây giờ đang ở xa quê hương lắm(dong ruỗi cuối trời bao la). May lang thang, mây tan hợp cho đến lúc tuổi cao sức yếu (bóng tà = tuổi hoàng hôn đời người),pha sương (mái tóc điểm sương). Hay nói cách khác, tác giả đã ẩn dụ đời mình một cách bóng bẩy, mượt mà)
Hai câu cuối thể hiện một cách mạnh mẽ, hành động có tính cách chủ động trong đấu tranh với tình yêu.Níu gió. Vậy đi.Nhưng đối với gió gian dối như vậy thì... Buồn vui đố biết được đường Mây bay...?
(Anh ko thể nào hiểu được tấm lòng của tôi/ Cho dù tôi rất đậm đà với anh/ Có thể, chúng ta bề ngoài là vậy, nhưng bên trong khó có thể có chữ đồng).
Hai câu cho gió, 4 câu cho mây,2 câu thái độ của mây như l phán đoán nửa vời! Mây ko hỏi gió. Mây hỏi đêm trường ( như tha nhân, như một nhân chứng, như lòng mình là nỗi buồn triền miên không dứt của lệ đá ko tên).
Thân ái, Ngân Triều
Bái phục người viết cũng như người bình ;
Trả lờiXóaTrãi Tâm sự trên tờ giấy trắng mà người khác đọc thấy nao lòng