30 thg 8, 2018

11 sai lầm mà bộ não chúng ta thường mắc phải

Từ VVCorp,vn

Bộ não của con người là một kiệt tác của tạo hóa, nó luôn cố gắng mô phỏng và dự đoán sự vận động của xã hội và tự nhiên. Không ít dự đoán là đúng, nhưng cũng có những sai lầm chúng ta vẫn mắc phải hàng ngày xuất phát từ đây mà ra. Vấn đề bắt đầu khi mô hình thế giới mà bộ não xây dựng không ăn nhập với thực tế.
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi điểm lại những sai lầm và định kiến mà loài người thường mắc phải để bạn có thể tư duy và tận dụng bộ não tốt hơn.

1. Nghịch lý lựa chọn


lua-chon
(ảnh: depositphotos)
Thật đáng ngạc nhiên là con người thích có ít, hơn là có nhiều sự lựa chọn. Khi có quá nhiều thứ để chọn, năng lực ra quyết định của bộ não bị tê liệt.
Hiện tượng này được chứng minh bằng thí nghiệm “lọ mứt” sau đây. Khi được cho xem thật nhiều lọ mứt các nhau, chỉ có 3% khách hàng mua hàng. Khi số lựa chọn giảm xuống, 30% khách hàng quyết định mua.
Để tránh nghịch lý này, khách hàng không nên e ngại việc đưa ra lựa chọn. Cùng với đó, người bán nên đưa ra số lượng mặt hàng phù hợp để mọi người không cảm thấy bối rối vì có quá nhiều các lựa chọn trước mắt họ.

2. Thiên kiến xác nhận

Confirmation-Bias
Người ta hay tin rằng điều gì đó đúng nếu nó trùng với niềm tin của họ. Thiên kiến này rất nguy hiểm vì nó ngăn cản chúng ta đánh giá một cách khách quan các sự kiện và tìm kiếm thêm các thông tin sau khi các bằng chứng đã xác nhận những gì chúng ta tin tưởng từ trước tới nay.
Hiện tượng tâm lý này được sử dụng phổ biến trên các mạng xã hội, nơi thông tin bị sàng lọc dựa trên sở thích của chúng ta: chúng ta chỉ xem các thông tin mà chúng ta dễ dàng có cùng quan điểm.

3. Hiệu ứng tập trung


focus-effect
(ảnh: Ann64/CC BY 4.0)
Theo các nhà tâm lý học, chúng ta thường dùng phần đáng nhớ nhất trong các trải nghiệm quá khứ để phán xét và đưa ra quyết định cho một vấn đề khác có liên quan. Những phần thông tin khác đơn giản là bị xếp xó. Sự thiên vị này được gọi là “hiệu ứng tập trung.”
Một nghiên cứu năm 1998 chỉ ra rằng hiệu ứng này ảnh hưởng tới cách chúng ta nhìn nhận mọi vật: những người tham gia nghiên cứu đã nhầm tưởng rằng người sống ở California hạnh phúc hơn người ở vùng Trung Tây nước Mỹ, mặc dù họ chỉ dựa vào duy nhất một chi tiết là ở California có nhiều nắng hơn, mà bỏ qua các thông số khác có thể ảnh hưởng tới thước đo hạnh phúc.

4. Hiệu ứng Pygmalion (lời tiên đoán tự trở thành hiện thực)


pygmalion
(ảnh: Internet)
Hiệu ứng Pygmalion là một thuật ngữ do Rosenthal và Jacobsen đề xuất năm 1968, nói về mối liên hệ giữa kỳ vọng của người khác và kết quả công việc của chúng ta.
Các sinh viên thường học tập tốt hơn khi giáo viên kỳ vọng cao hơn về họ và tạo ra một môi trường thuận lợi cho những hành vi tích cực xuất hiện. Nếu bạn muốn học sinh, sinh viên hay nhân viên của mình thành công, đừng bao giờ dự đoán về thất bại!

5. Suy nghĩ theo nhóm


groupthink
(ảnh: Adobe Stock)
Hiện tượng suy nghĩ theo nhóm giải thích tại sao các quyết định tồi tệ vẫn xuất hiện ngay cả khi có những người thông minh và được giáo dục tốt ở trong nhóm: mọi người thường áp chế quan điểm của mình vì ngại tạo ra mâu thuẫn.
Điều thú vị là thuật ngữ này được đề xuất lần đầu khi người ta bàn luận về các quyết định chính trị dẫn tới những hậu quả thảm khốc. Suy nghĩ theo nhóm chỉ có thể tránh được khi trưởng nhóm có những biện pháp phù hợp, ví như chỉ định một người đánh giá độc lập hoặc có chuyên gia bên ngoài nhóm để tư vấn trong các cuộc thảo luận quan trọng.

6. Ảo tưởng hình thể vận động viên bơi lội


van-dong-vien-boi-loi
(ảnh qua desportibus.com)
Ảo tưởng hình thể vận động viên bơi lội là do nhầm lẫn các yếu tố chọn lọc với kết quả của việc luyện tập chăm chỉ, hay nói một cách tổng thể hơn, là nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả.
Không ai có thể đạt được vóc dáng chuẩn của một vận động viên bơi lội chỉ bằng cách tập luyện chăm chỉ – các vận động viên được tạo hóa ban tặng cho kết cấu cơ thể phù hợp và họ cũng phải tập luyện chăm chỉ.
Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng trong các trường hợp khác: các trường đại học tốp đầu đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp giỏi nhất hay họ đầu tư thời gian để lựa ra những sinh viên đầu vào giỏi nhất?

7. Ảo giác lặp lại


ao-giac-lap-lai
(ảnh: depositphotos)
Ảo giác lặp lại là một hiện tượng tâm lý kỳ lạ: khi chúng ta nhìn thấy một thông tin nào đó hoặc một vật thể nào đó trên TV, sách báo… chúng ta bắt đầu để ý thấy chúng ở khắp mọi nơi.
Ảo giác lặp lại có liên hệ tới năng lực chú ý có chọn lọc của chúng ta. Vật thể không phải xuất hiện sau khi chúng ta biết về nó – nó đã ở đấy từ lâu và chúng ta chỉ là không nhận ra mà thôi.

8. Điều kiện hóa từ kết quả

Dựa trên dữ liệu quan sát được, chúng ta biết rằng những hành động nhất định sẽ dẫn tới các kết quả nhất định nào đó. Chúng ta trở nên “có điều kiện” rằng bất cứ khi nào bấm một nút trên chiếc điều khiển hay trong thang máy, thì điều gì đó sẽ diễn ra. Nhưng nếu thang máy bị hỏng hoặc điều khiển hết pin thì sao? Trong trường hợp đó, mối liên hệ này không còn phát huy tác dụng.
Khi phải đối mặt với tình huống như vậy, phản ứng đầu tiên của chúng ta là ấn cái nút nhiều lần cho tới khi kết quả quen thuộc xuất hiện.
Điều kiện hóa từ kết quả là một công cụ tâm lý học nổi tiếng để điều chỉnh hành vi con người, sử dụng các biện pháp kích thích tích cực và tiêu cực.

9. Thiên hướng ghét mất mát


duoc-mat
Bộ não có xu hướng xem cái mất đi là nặng hơn (ảnh: Internet)
Ghét mất mát là thứ ngăn cản bạn thử những điều mới lạ hoặc chuyển khỏi một căn hộ cũ nát nhưng thân thuộc. Đối với hầu hết mọi người, sự đau đớn do mất mát điều gì đó sẽ lớn hơn cảm giác thoải mái dễ chịu nhận được từ thu hoạch tương ứng. Ghét mất mát cũng có thể giải thích tại sao nguy cơ bị phạt lại tạo ra nhiều động lực hơn là một phần thưởng tích cực.

10. Định kiến tư lợi


do-loi
(ảnh qua moneyinc.com)
Hầu hết mọi người có xu hướng quy kết những thất bại là do điều kiện ngoại cảnh, còn thành công thì lại do chính bản thân mình. Đối với những người thiếu lòng tự trọng, sự quy kết này có thể diễn ra ngược lại.
Cả hai loại hành vi đều rất nổi bật trong ngành tâm lý học và dẫn tới những hệ quả tiêu cực. Để tránh định kiến tư lợi, mọi người nên hiểu biết về nó để sửa lại hành vi của mình và thông cảm với bản thân hơn mỗi khi gặp phải thất bại.

11. Tâm lý học màu sắc

Màu đen là màu phổ biến nhất của điện thoại, tiếp ngay sau đó là màu trắng. Sự lựa chọn màu sắc nói lên rất nhiều điều về tính cách của chúng ta. Theo các nhà tâm lý học, chúng ta lựa chọn màu sắc một cách không tự biết trong khoảng 80% trường hợp. Bên cạnh đó, người khác sẽ chú ý tới lựa chọn màu sắc của chúng ta.
Nếu bạn muốn trông nổi bật trước đám đông, đừng chọn điện thoại màu đen hay màu trắng, vì điện thoại đen cho thấy bạn là một người thích đi theo đám đông, còn màu trắng lại đại diện cho người hay e ngại rủi ro.

Theo Brightside
Quốc Hùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét