Nếu
có mảng bám (plaque) trong mạch máu nghĩa là cơ thể đã rơi vào vòng
nguy hiểm. Sự hình thành mảng bám là một quá trình rất chậm, thường
không có triệu chứng rõ ràng, nhưng những tổn thương thứ phát sau khi
mảng bám hình thành thường xuất hiện đột ngột, thậm chí có thể lấy đi
sinh mạng chỉ sau vài phút mà không thể trở tay kịp.
Mảng bám là tín hiệu cầu cứu của cơ thể
Sự hiện
diện của mảng bám mạch máu là “tín hiệu cầu cứu” của mạch máu, nó sẽ
phát triển ngày càng lớn hơn làm cơ thể bại liệt hoặc thậm chí mất mạng,
đây gọi là mảng bám xơ vữa động mạch.
Mảng bám xơ vữa động mạch là thông điệp báo nguy trong cơ thể, nếu có mảng bám trong mạch máu nghĩa là đang có “sát thủ”
âm thầm trong cơ thể. Cơ thể mỗi người hoặc ít hoặc nhiều đều có tồn
tại mảng bám, và độ tuổi tăng lên thì số lượng các mảng bám cũng tăng
lên. Một vùng nào đó có mảng bám không có nghĩa chỉ tác động xấu đối với
vùng đó, vì mạch máu phân bố khắp cơ thể nên khi một vùng mạch máu nào
đó có vấn đề thì hoặc nhiều hoặc ít cũng gây vấn đề đối với các vùng
khác của hệ thống mạch máu, chẳng qua là chưa gây tắc nghẽn nặng. Do đó,
mảng bám “nhỏ” tiềm ẩn nguy hiểm “lớn”.
Bốn triệu chứng chính của mảng bám xơ vữa động mạch
1. Đau ngực
Đau ngực
là một triệu chứng điển hình khi động mạch vành bị xơ vữa. Động mạch
vành là kênh chính cung cấp máu cho tim, một khi có mảng xơ vữa động
mạch xuất hiện sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cơ tim. Mảng bám hình
thành ở giai đoạn đầu còn nhỏ, không ảnh hưởng mấy đến lưu lượng máu,
nhưng nó có thể gây thiếu máu cục bộ cơ tim mà chưa phát triệu chứng.
Khi mảng bám đến giai đoạn giữa sẽ lớn hơn, sẽ cản trở việc cung cấp máu
cơ tim, gây đau thắt ngực, trường hợp nghiêm trọng là mạch máu hoàn
toàn bị ngưng trệ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
2. Chóng mặt và đau đầu
Chóng
mặt là một dấu hiệu của xơ vữa động mạch ở động mạch não. Não của chúng
ta rất nhạy cảm với thiếu máu cục bộ và thiếu oxy máu, vì thế thời kỳ
đầu khi động mạch não bị mảng xơ vữa động mạch sẽ gây một loạt các triệu
chứng như suy nhược thần kinh, rối loạn cảm xúc, phán đoán kém. Trong
đó, biểu hiện suy nhược thần kinh chủ yếu như chóng mặt, nhức đầu, thèm
ngủ, trí nhớ suy giảm và mệt mỏi.
3. Ù tai
Nếu có
triệu chứng ù tai hay điếc tai không rõ nguyên nhân thì hãy cảnh giác,
có thể là dấu hiệu xơ vữa động mạch thời kỳ đầu hoặc bệnh tim mạch vành.
Bởi vì cơ quan cảm thụ trong tai rất nhạy với việc thiếu oxy hay thiếu
máu, thậm chí nhạy cảm hơn cả cơ tim, một khi có mảng bám cản trở việc
cung cấp máu cho tai trong thì sẽ sớm dẫn đến triệu chứng ù tai, điếc
tai.
4. Nếp nhăn da dái tai
Dái tai
được tạo thành từ mô liên kết và rất nhạy cảm với thiếu máu cục bộ. Khi
một mảng xơ vữa động mạch xuất hiện trong động mạch sẽ gây trở ngại cho
tuần hoàn máu, dái tai sẽ xuất hiện các nếp nhăn.
Tìm hiểu 5 cách ngăn ngừa bệnh tim mạch
1. Ngăn ngừa thừa cân và béo phì
Axit béo
bão hòa và lượng natri trong thức ăn có tương quan với đột quỵ, là yếu
tố chính gây tử vong do đột quỵ. Thông thường, lượng chất béo cơ thể hấp
thu mỗi ngày không nên quá 50 gram và tỷ lệ axit béo bão hòa cũng không
nên quá cao.
2. Để tránh thiếu protein
Từng có
khảo sát chứng minh rằng protein động vật có thể ức chế đột quỵ phát
sinh, nhưng ăn quá nhiều thịt cũng có thể dẫn đến hấp thu quá nhiều chất
béo làm tăng gánh nặng lên thận.
Do đó,
đối với người già thì mỗi ngày nên hấp thu từ 1,2 đến 1,5 gam protein
cho mỗi kg trọng lượng cơ thể; trong đó những protein chất lượng cao như
cá, trứng, sữa, thịt nạc và các sản phẩm đậu nành có thể giảm tỷ lệ đột
quỵ.
3. Bổ sung chất xơ
Tăng
lượng chất xơ có thể ngăn ngừa huyết áp cao, giảm nguy cơ đột quỵ. Vì
vậy hàng ngày nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, lương
thực phụ dạng thô, nhiều rau các loại, trái cây, hạn chế kẹo cũng như đồ
ngọt khác.
4. Chế độ ăn ít muối
Một ngày
mỗi người nên hấp thu lượng muối ít hơn 6 gram, từ quan điểm ngăn ngừa
bệnh tim mạch và mạch máu não thì chế độ ăn uống nên càng nhạt càng tốt,
hãy giảm dần lượng muối cho đến khi không cần thiết phải thêm muối vào
thực phẩm.
Duy trì lối sống lành mạnh
Bệnh tim
mạch và mạch máu não có liên quan đến những yếu tố như ô nhiễm không
khí, căng thẳng trong công việc, cuộc sống bất thường và điều tiết nội
tiết tố. Nên điều chỉnh lối sống theo hoàn cảnh riêng, đảm bảo vệ sinh
môi trường, ăn uống lành mạnh, cai thuốc lá và hạn chế rượu, như vậy sẽ
giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não.
Ngoài ra
cũng nên tăng cường rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và tiến
hành khám sức khỏe định kỳ. Mỗi năm nên ít nhất một lần khám sức khỏe
tổng quát để phòng ngừa bệnh từ sớm, để chẩn đoán tình trạng từ sớm và
điều trị sớm.
Thanh Xuân (Theo TTVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét