Những năm
trước,tôi ở Seattle ,ngày tết tôi thường đi chùa Địa tạng gân nhà.Chùa nằm tên
đồi,vào cổng xe phải leo dốc lên bãi đậu xe trên đình.Chung quanh bãi đậu là vô
số tượng đẹp,có đèn nhang sẵn sàng cho phật tử cầu nguyện.Sau đó chúng ta đi theo
các bậc thang đá xuống chánh điện.Dọc theo đường đi ,cảnh quan thật là ngoạn
mục với nhiều tượng đá ,thác nước nhân tạo và cây cảnh,khiên ta có cảm tưởng
như lạc vào chốn Đào nguyên.Để bớt đi cái lạnh cắt thịt mùa đông,dọc đường được
nhà chùa cho đặt nhiều máy sưởi ngoài trời.Theo tôi đây là một chùa giàu
có.Chánh điện rộng rãi,tượng Phật sơn son thếp vàng.Sau lễ Phật ngày Tết cũng
như những ngày lễ khác,Phật tử ra nhà sau xếp hàng lãnh mỗi người một hộp cơm
chay và nước uống.Ngồi ngoài trời nhưng có máy sưởi rải rác nên cũng chịu đựng
được.
Đôi khi tôi còn đi
chùa Cổ lâm,một ngôi chùa tọa lạc trên núi,các điêu khắc gia đã khắc lên bức
tường đá mênh mông hình ảnh của cả một đời người từ lúc sinh ra,lớn lên lo học
hành tạo sự nghiệp đến lúc già bệnh....Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở vùng
Seatlle có nhiều hoạt động phục vụ cộng đồng như sinh hoạt thiếu niên phật
tử,lớp dạy Việt ngữ....
Mấy năm nay tôi về
lại nhà tôi ở Richmond,Virginia thì tôi thường đi chùa Huệ Quang là ngôi chùa
của địa phương chúng tôi,ngôi chùa này gần nhà tôi nhất cũng cách đâu khoảng 40
km,ngôi chùa mà chúng tôi từng đóng góp xây dựng từ khi chỉ mới là một ngôi nhà
nhỏ vài phòng ngủ được sửa sang lại cho có chánh điện,ngày nay đã là một ngôi
chùa khang trang,rộng rãi,một thắng cảnh của vùng chúng tôi.Ngôi chùa nhỏ xưa,
nay là trung tâm Việt ngữ,mỗi cuối tuần con em người Việt tới đây sinh hoạt và
học tiếng mẹ đẻ.
Năm nay,lần đầu
tiên tôi theo đoàn phật tử vùng Virginia,Washington DC và Maryland đi lễ 10
chùa đầu năm.Sáng nay ngoài trời chỉ có 27 độ F,lạnh và u ám nhưng may không có
mưa và tuyết.Hai xe bus,mỗi xe chở trên 50 người,tiện nghi,,êm ái ,ấm áp(máy
sưởi tốt),nhưng nhà vệ sinh không tiện lợi cho phụ nữ,cho nên đến chùa nào các
cụ bà cũng phải xếp hàng trước khi vào chánh điện !! Các chùa ở cách nhau rất
xa,trung bình từ năm sáu chục đến hơn trăm km,nên chúng tôi khởi hành từ 4 giờ
sáng mà về tới nhà là 11 rưỡi đêm.Tôi nhớ mấy năm trước ở VN,tôi cũng tham dự
buổi hành hương 10 chùa vùng Saigon- Bình dương.Các chùa san sát nhau ,chỉ cách
nhau mấy phút lái xe nên khởi hành trễ mà về rất sớm.
Chùa đầu tiên
chúng tôi đến viếng là chùa DI ĐÀ,chùa chỉ là một căn nhà ở bình thường được
sửa lại làm chánh điện.Thầy trụ trì dạy rằng:sai lầm với
phật thì có tăng cứu nhưng sai lầm với tăng thì không có ai cứu,cho nên đến
chùa trước khi lậy phật phải lễ tăng trước.Xin hỏi quý phật tử thuần thành:thầy
dạy vậy có đúng không?Đoàn hành hương lễ phật,tụng một thời kinh và được phát
lộc đầu năm:một bao lì xì và một trái quýt may mắn,được ăn một ly chè đậu trắng
rất ngon.
Chùa thứ hai là
TRUNG TÂM VẠN HẠNH, chùa rộng mà phật tử để giầy dép bên ngoài không đóng được
cửa nên lạnh cóng.Các tượng phật sơn son thếp vàng rực rỡ sắc màu.Thày hướng
dẫn phật tử tụng một thời kinh rồi phát lộc.
Chùa thứ ba là
CHÙA LÀO.Sư nói chuyện bằng tiếng Anh và tụng kinh bằng tiếng Lào.Chánh điện
rất rộng.Tượng Phật giát kim tuyến lóng lánh.Sau thời kinh,phật tử được các sư
ngồi trên bệ thờ phật buộc vào tay mấy sợi len màu.Đoàn được đãi ăn sáng với
xôi đậu,muối mè,một bánh ít nhỏ nhân chuối đậu(gói thế chắc là tốn công
lắm).Chùa còn bán đồ ăn,nhưng là đồ ăn mặn,nghe nói người Lào tu hành không
phải ăn chay.Âu cũng là biết thêm một nét văn hóa khác với VN.
Chùa thứ tư là
chùa GIÁC NGUYÊN.Chùa nhỏ,thày trẻ tuổi,vui tính,dạy phật tử phải biết cười,mới
ngủ dậy là nên cười một mình rồi,cười để cho thân thể khỏe mạnh,tâm an lạc.
Chùa thứ năm là
chùa HOA NGHIÊM.Đây là chùa Hoa,nghe kinh bằng tiếng Hoa.Chánh điện rất rộng đủ
chỗ cho phật tử thiền hành.Chùa có bán nhiều tượng, chuỗi.Phật tử bu lại mua
rất đông.
Chùa thứ sáu là
chùa TÂY TẠNG .Tu sĩ là những người da trắng tái sinh hay tái sinh làm người da
trắng không biết.Bên ngoài ngôi chùa có một bảo tháp lớn nghe nói rất linh,nếu
đi chung quanh 3 vòng theo chiều kim đồng hồ thì cầu gì được nấy.Tôi quên lời
dặn chỉ đi có một vòng và chỉ cầu cho có sức khỏe và gia đình con cháu bình an.
Các tu sĩ ở chùa nay nói họ rất cần phật tử tới chùa vì chùa vắng vẻ quá,chính
quyền địa phương muốn đóng cửa(ủa tự do tôn giáo mà sao lạ vậy?) và nhà chùa
cần khoảng 2 triệu đô la để phát triển(nhiều thế thì bao giờ mới đủ). Mọi người
được dùng trà hay cà phê nóng trong không khí lạnh lẽo !
Chùa thứ bẩy là
chùa XÁ LỢI.Chùa nằm nơi đồng không mông quạnh,đất rộng bao la.Từ cổng chùa có
2 Ông THIỆN và ông ÁC là một đoạn đường khá xa,nếu trời mưa hay tuyết mà đi bộ
thì khá vất vả,nhưng chúng tôi được xe đưa vào tới cửa chùa.Chùa này tiếp đoàn
rất trịnh trọng,họ cho đốt một dây pháo dài khoảng 3 mét để đón đoàn( từ vài
chục năm rồi tôi mới được nghe pháo nổ và ngửi mùi pháo của thời hoa niên).Các
chùa trên có chùa cũng đón bằng pháo nhưng là pháo điện tử! Có lẽ do sư cô trụ
trì nên chùa rông mà rất ngăn nắp,gọn ghẽ.Lễ phật xong,mỗi người được một hộp
cơm với đậu hũ kho sả,dưa cải xào và một ly chè đậu đỏ hay cà phê tùy thích.Sư
cô rất vui vẻ,hoạt bát,cho biết nhà chùa đợi từ 4 giờ chiều mà 6 giờ đoàn mới
tới.Những chùa sau không đủ thì giờ nên không có màn tụng kinh mà chì lậy phật
thôi !
Chùa thứ tám là
ĐƠN HỌC THIỀN ĐƯỜNG.Chùa có mái cong nên tuy nằm trong khu dân cư mà nhìn từ xa
đã nhận ra ngôi chùa.Đây là chùa Tàu,mỗi người lên chánh điện lấy một ly nến
rồi đến các bàn thờ chung quanh chánh điện tự lễ và cầu nguyện tùy từng
người.Chùa đãi mỗi phật tử một thố cơm chay nóng hổi,thơm ngon và một trái táo
lớn.
Chùa thứ chín là
QUAN ÂM PHỔ CHIẾU NI VIỆN.Chánh điện nhỏ,chật,không đủ chỗ cho hơn 100 phật tử
ngồi tụng niệm nên tất cả chỉ có đứng ! Ni cô trẻ trung,hoạt bát,vui vẻ, dễ
mến....Phật tử của chùa đón tiếp khách ân cần,chu đáo mặc dù trời đã tối và
lạnh
Mỗi người được một tô
cháo chay thơm ngon,nóng sốt !Tôi mang ra xe ngồi từ từ nhâm nhi vì đứng ngoài
trời lạnh quá với lại các chùa đãi ăn liên tục nên bụng thì no mà miệng vẫn
thích nếm hương vị khác nhau của từng chùa !
Chùa thứ mười là
chùa VIÊN ÂN.Chùa nhỏ chật,chánh điện ở trên lầu,đang có khóa lễ của phật tử
địa phương lại quá muộn và cũng đã thấm mệt ,nên chúng tôi hầu như là"cưỡi
ngưa xem hoa".Cả chùa chỉ có một nhà vệ sinh nên nhiều cụ chỉ có đủ thì
giờ xếp hàng,đợi !!!
Do trí óc già
nua,cằn cỗi,tôi chỉ nhớ được có bao nhiêu đó,xin ghi lại,coi như là một kỷ niệm
đầu xuân GIÁP NGỌ 2014.
Việt Nga.
Đinh Hỏi
Trả lờiXóaBây giờ mới có thời giờ ngồi đọc lại bài này của V. Nga, bài viết rất chi tiết và mình hình dung được rõ ràng những chùa ở Bắc Mỹ,rất hay, và nên đưa bài này vào blog để không bị mất, còn mình là phật tử rất ư tự do, có thì giờ thì đến ngôi chùa Quang Thọ-nơi có để hình mẹ mình cũng như nơi mình hay dẫn HS khuyết tật đến lễ chùa và nơi đã xây nhà vệ sinh do gia đình Nga tài trợ để cho có chỗ gửi HS vào dịp Tết cũng như có chỗ cho các em đi vệ sinh khi đi lễ chùa!Năm 2000, mình có đi 10 cảnh chùa ở vùng Đồng Nai đến Vũng Tàu nhưng mỗi nơi đến ai muốn làm gì thì làm: lễ Phật, xin cầu an, cầu siêu, chùa thì đãi ăn bánh xèo, chùa đãi bún riêu, người đông vô kể, chen chúc nhau, tự do đi lại ! Chắc là khách đông quá chùa không thể tiếp nỗi, nói gì chuyện thuyết pháp, hay có thuyết pháp nhưng mình đến không đúng lúc cũng không biết nữa!
Bạn ghi chép như vậy quá chi tiết mà nói đầu óc già nua, cằn cỗi, ai mà tin ...phải không Hòa?