Câu chuyện Trời đánh… không chết
Chu Nguyễn
Thực là một phép lạ! Vào lễ Giáng sinh 1971, một cô gái tuổi teen có tên là Juliane Koepcke cùng mẹ đáp máy bay ở Lima tới khu rừng Amazon. Giữa đường sét đánh trúng máy bay. Phi cơ tan xác, hành khách và phi hành đoàn tử vong. Riêng Juliane rơi từ cao độ 10000 feet xuống rừng sâu thoát chết. Kỳ lạ hơn nữa, sau 11 ngày lạc trong rừng mưa nhiệt đới, tới lúc kiệt sức chạm trán với tử thần lần thứ hai Juliane lại được cứu thoát!
Câu chuyện ly kỳ sau đây lược dịch từ bài Skyfall trên tờ Readers’ Digest, số tháng Một, 2014.
Juliane Koepcke trưởng thành ở Lima, Peru, trước tuổi 14, theo cha mẹ dọn tới vùng rừng mưa nhiệt đới Peru, nơi song thân của cô là Maria và Hans-Wilhelm Koepcke đã dựng một trạm nghiên cứu về sinh vật học có tên là Panguana Biological Research Station. Sau hai năm theo cha mẹ miệt mài trong rừng mưa nhiệt đới, Juliane quay trở về Lima hoàn tất bậc trung học.
Vào ngày 24 tháng 12, 1971, Juliane lúc đó 17 tuổi, cùng mẹ đáp máy bay từ Lima tới thăm cha vào dịp Giáng sinh. Sau đây là lời kể lại của cô về chuyến đi đầy bi kịch và kinh hoàng:
* * *
Những ngày tháng của tôi
ở Lima thực tuyệt vời. Mặc dù đã có những kinh nghiệm sống nơi rừng rậm, nhưng
tôi vẫn còn là một nữ sinh thơ ngây. Tôi nghỉ hè ở Panguana và đi học cùng bè
bạn tại Lima. Mẹ tôi có ý định sớm đáp máy bay tới Pucallpa, một thành phố có
phi trường sát Panguana, nhưng tôi năn nỉ bà tạm hoãn lại chuyến đi cho tôi đi
cùng vì vào các ngày 22, 23 tháng 12 tôi có một buổi khiêu vũ tại trường và
phải dự lễ tốt nghiệp trung học. Bà bằng lòng và quyết định chúng tôi sẽ bay
vào ngày 24.
Phi trường đông đúc khi chúng tôi tới khu chờ đợi vào buổi sáng trước ngày Giáng sinh. Ngày hôm trước, nhiều chuyến bay bị hủy và giờ đây hàng trăm hành khách xếp hàng dài trước quầy bán vé. Vào lúc 11 giờ sáng chúng tôi lên máy bay. Mẹ tôi và tôi ngồi sát bên nhau ở hàng ghế gần áp chót. Trên băng ghế có ba chỗ ngồi, tôi luôn luôn chọn nơi sát cửa sổ như thường lệ, mẹ tôi ngồi sát kế bên tôi và ngoài cùng gần lối đi là một ông to con, bệ vệ. Mẹ tôi thực ra không thích đi máy bay mấy nhưng vì nghề nghiệp, một nhà nghiên cứu về điểu học (ornithologist) nên bà có thành kiến một con chim sắt bay được là điều bất thường không tốt.
Nửa giờ đầu tiên của chuyến bay từ Lima tới Pucallpa thì chẳng có gì đáng nói. Chúng tôi được ăn sáng với sandwich và thức uống. Khi các tiếp viên phi hành bắt đầu dọn dẹp, chúng tôi bay vào vùng trời bão tố sấm sét kinh hồn. Ngày chợt biến thành đêm và bầu trời chớp nhoáng lên từ khắp phía. Hành khách nghẹt thở khi máy bay chao đảo quá mạnh. Túi xách, hành lý, quần áo, mọi thứ lủng củng từ ngăn đựng ở phía trên đầu rơi tứ tung xuống dưới. Khay đựng sandwich bay trong không khí và đồ ăn thức uống thừa bắn tung vào mặt mũi hành khách. Mọi người la hoảng bốn phía.
Mẹ tôi trấn an tôi bằng những lời không mấy an tâm: “Hy vọng không sao đâu!”
Tôi chợt thấy một luồng sáng lóe lên từ phía cánh phải. Không hiểu đó là một tia chớp hay một tiếng nổ. Máy bay bắt đầu chúi mũi xuống. Từ nơi tôi ngồi ở phía sau máy bay, tôi có thể nhìn về phía buồng lái. Tai tôi, đầu tôi ù ù và toàn thân tôi tê bại vì tiếng rít của máy bay. Tôi nghe mẹ tôi gắng bằng giọng trấn tĩnh: “Không sao đâu!”
Nhưng máy bay đã mất cao độ. Mọi người la hét và bỗng nhiên tiếng động cơ tắt ngúm. Tôi mơ hồ nhận ra, mẹ tôi không còn ở bên tôi nữa và bản thân tôi cũng không còn ngồi trong máy bay nữa. Ở cao độ 10.000 ft tôi bị gắn chặt vào ghế ngồi vì dây an toàn. Chỉ riêng tôi rơi trong không gian. Bốn bề yên tĩnh tôi chẳng nhìn rõ những gì quanh tôi. Dây an toàn thắt chặt lấy bụng tôi tới mức tôi khó thở.
Tôi chỉ thoáng thấy rừng mưa nhiệt đới Peru nhấp nhô từ từ hiện ra rõ hơn trước mắt tôi với những lùm cây như những bông cải xanh khổng lồ vươn lên như muốn nuốt chửng lấy tôi. Tôi thấy mọi vật như qua lớp mây mù rồi lại ngất đi.
Khi tôi tỉnh lại, thân tôi rơi vào giữa rừng cây rậm rạp. Dây an toàn đã bung ra nên tôi tỉnh táo hơn, tôi co mình vào lưng băng ghế ẩm ướt vì bùn đất và nằm ở đó suốt ngày đêm.
Sáng hôm sau chẳng bao giờ tôi quên được những gì mắt tôi nhìn thấy: những cây cổ thụ có tàn lớn trên đầu tôi tỏa đầy ánh sáng vàng vàng phủ lên vạn vật xanh biếc. Tôi cảm thấy trơ trọi, bơ vơ. Chỗ ngồi của mẹ tôi trước đây trống rỗng.
Tôi không đứng dậy được. Tôi nghe tiếng đồng hồ tay của tôi kêu tích tắc nhưng không nhìn được giờ. Tôi phát giác mắt bên trái của tôi sưng vù và tôi chỉ nhìn được qua khe hở ở mắt phải. Kính của tôi rơi đâu mất nhưng cuối cùng tôi cũng có thể nhìn được giờ, lúc đó là 9 giờ sáng, tôi cảm thấy kiệt sức và cứ thế nằm bất động trên mặt đất.
Một lát sau tôi gắng ngồi dậy nhưng lại nằm vật ra vì kiệt sức. Một lát sau, tôi gắng ngồi lên, sờ lên xương vai bên phải, thấy đau nhưng hy vọng nó không gãy. Bắp chân trái bị xẻ ra một vết như do một vật kim loại sắc tạo ra nhưng lạ thay nó lại không chảy máu.
Tôi thụp xuống bò bốn chân tay để tìm mẹ tôi. Tôi gọi tên người nhưng chỉ có rừng sâu trả lời tôi mà thôi.
Với những ai chưa từng ở rừng mưa nhiệt đới thì xem ra khó tránh được hoảng hốt. Hàng cổ thụ soi bóng bí mật xuống nền rừng. Nước róc rách không ngừng. Rừng mưa nhiệt đới thường có mùi ẩm mốc do cây cỏ tàn úa gây ra. Côn trùng ngự trị rừng rú và tôi gặp đủ loại quấy rầy: kiến, bọ dừa, bươm bướm, châu chấu và muỗi. Một số côn trùng sẵn sàng đẻ trứng nơi vết thương trên da thịt con người và ong dại bám cứng tóc như muốn làm tổ.
Cũng may tôi sống quen hoàn cảnh này trong thời gian khá dài, đã quen tiếng rừng, với hình ảnh đặc biệt biến ảo phi thường nơi rừng rú. Chưa có gì về rừng núi mà ba mẹ tôi chưa dạy cho tôi và giờ đây tôi chỉ cần moi móc trong khối não bị chấn động của mình để đối phó với nghịch cảnh.
Tôi chợt cảm thấy khát khô cuống họng. Những giọt nước còn đọng trên lá cây giúp tôi giải khát. Tôi đã gượng lần quanh nơi tôi ngồi và ý thức được rằng trong rừng dễ lạc lối nên cố gắng đánh dấu nơi mình đang ở.
Chung quanh tôi, tôi không hề thấy dấu vết của nơi máy bay gặp nạn, không có khung kim loại, không có xác người và đồ đạc. Nhưng may mắn tôi nhặt được một bịch kẹo. Tôi nghe thấy tiếng máy bay bay trên đầu, tôi nhìn lên nhưng bóng cây quá rậm, nên chẳng có cách nào người trên máy bay nhìn thấy tôi, tôi có cảm giác bất lực bao trùm tâm trí, tôi phải ra khỏi rừng rậm thì hy vọng nhân viên cứu hộ mới có thể phát giác nạn nhân là tôi. Nhưng trong một thoáng tiếng động cơ biến mất.
Từ xa vẳng lại tiếng nước róc rách mà trước đây tôi không để ý. Tôi lần về phía đó. Không xa tôi tìm thấy một khe nước nhỏ. Phát giác này làm tôi hy vọng. Không những tôi tìm ra nguồn nước uống mà còn giúp tôi thêm tin tưởng khe nước sẽ dẫn tôi tới nơi được tiếp cứu.
Tôi gắng lần theo sát khe nước nhưng rất nhiều thân cây chắn ngang đường hay cỏ hoang mọc dày bít lối đi. Dần dần khe nhỏ mở rộng và biến thành giòng suối, nhưng có phần đã cạn nên tôi có thể đi sát giòng chảy. Vào khoảng 6 giờ chiều, trời sẩm tối, tôi tìm nơi có thể trú ẩn nơi suối khô để qua đêm và tôi ăn thêm một cây kẹo.
Vào ngày 28 tháng 12, chiếc đồng hồ mà bà nội cho đã chết máy và từ đó tôi đếm ngày và tiếp tục đi tìm sinh lộ. Giòng suối mở rộng, biến dần thành giòng chảy lớn hơn nữa và cuối cùng thành một con sông nhỏ. Vì đang là mùa mưa nên khó tìm ra trái cây để ăn và tôi chỉ còn trông cậy vào những viên kẹo cuối cùng. Tôi không có dao để tách quả hạt, cũng chẳng có cách nào bắt cá hay nấu nướng. Vả lại, tôi không dám ăn thức nào khác vì cha mẹ tôi thường dặn, phần lớn những thứ mọc hoang dại đều có thể chứa chất độc, nên tôi lánh xa những thứ trông có vẻ ngon lành nhưng tôi không biết tên chúng. Lúc đói tôi chỉ còn biết uống cho no bụng nguồn nước sông mà thôi.
Mặc dù đã đếm thời gian trôi đi nhưng tôi có thể đã lẫn lộn giữa ngày 29 và 30, không biết là ngày thứ năm hay thứ sáu tôi lạc trong rừng rậm. Tôi nghe thấy tiếng chích chích tranh ăn dữ dội của một loài chim thường kiếm ăn ở ven sông bãi lầy vùng bán nhiệt đới như Nam Mỹ và thực phẩm chính của chúng là rắn các loại (loại thực-xà-điểu hay hoatzin). Đặc biệt loại chim này thường không ở xa nơi có người cư ngụ. Tôi phấn khởi hẳn lên vì khi ở Panguana tôi thường nghe thấy âm thanh này.
Với nguồn hy vọng mới, tôi rảo bước theo âm thanh này. Cuối cùng tôi đứng trên bờ một con sông lớn nhưng chẳng thấy bóng ai cả. Tôi nghe tiếng máy bay từ xa vọng lại rồi âm thanh tan dần. Tôi nghĩ rằng họ đã bỏ cuộc tìm kiếm nạn nhân sau khi cứu mọi hành khách trừ tôi.
Cơn bất bình dâng lên trong lòng. Sao phi công không quay trở lại vào lúc cuối cùng tôi đã ra khỏi rừng rậm? Rồi cơn giận nhường chỗ cho cảm giác tuyệt vọng. Tuy nhiên tôi không bỏ cuộc vì biết rằng nếu đã có sông ngòi thì thế nào gần đó cũng có người cư ngụ.
Bờ sông cây cỏ mọc dày ngăn bước tôi đi, tôi biết loại sứa độc (stingray) thường ở ven bờ sông, nên tôi thận trọng dò từng bước. Bước như thế quá chậm nên tôi quyết định bơi và lội ra giữa giòng vì ở đó không có sứa độc. Nhưng tôi phải coi chừng loài cá có răng nhọn hoắt -piranhas- nhưng tôi biết “cá răng cọp” chỉ nguy hiểm ở nước tù mà thôi. Tôi cũng ngại sẽ gặp cá sấu loại caimans nhưng thông thường loại này không tấn công con người.
Hằng đêm khi mặt trời lặn, tôi tìm một nơi tương đối an toàn để nghỉ ngơi. Muỗi mòng bao quanh tôi, ù ù bên tai tôi và có con còn muốn chui vào tai, vào mũi tôi khiến tôi khó lòng chợp mắt. Tình trạng còn tệ hại hơn nếu trời mừa. Những giọt nước lạnh như quất vào người tôi, thấm qua bộ quần áo mùa hè mỏng manh tôi mặc và về hùa với gió lạnh như cắt làn da tím tái. Trong những giờ phút đó, tôi co ro trong bụi hay dưới lùm cây và cảm thấy chưa bao giờ trơ trọi như vậy.
Ban ngày tôi tiếp tục lội nhưng mỗi lúc một lả người. Tôi uống nước đầy bụng nhưng thèm ăn một chút gì và nghĩ tới thực phẩm. Mỗi buổi sáng, ngồi dậy càng cảm thấy khó khăn nhất là phải dầm mình xuống nước lạnh. Dù sao tôi tự nhủ, tôi phải tiếp tục tìm đường sống.
Vào một buổi sáng tôi cảm thấy đau ở phần lưng trên. Khi tôi sờ tay lên chỗ đau thì thấy đẫm máu. Thì ra mặt trời đã làm tôi lột da khi tôi lội giữa sông và sau này tôi mới biết mình đã bị phỏng cấp hai.
Thời gian trôi qua và tai ù mắt quáng tệ hại hơn trước. Thỉnh thoảng tôi nghe thấy tiếng gà gáy hay nhìn thấy một mái nhà nhưng tôi quá mệt nên không biết đó là sự thực hay ảo giác.
Cứ thế tôi trôi theo giòng nước tới ngày thứ mười. Tôi thường đụng vào gỗ trôi trên sông và gắng vượt qua không để bị gãy xương cốt.
Tới chiều tối , tôi tới một bờ sông phủ đá cuội và thấy đây là nơi nghỉ rất tốt và cứ thế tôi thiếp đi vài mươi phút. Khi tôi tỉnh lại thì có cảm giác có vật gì lạ xuất hiện gần đó. Tôi giụi mắt nhìn đi nhìn lại và rõ ràng thấy một chiếc thuyền.
Tôi bơi lại và vịn lấy thuyền. Lúc đó tôi mới thấy một lối đi đã nhẵn từ bờ sông đi lên đồi. Tôi hoàn toàn tin rằng sẽ tìm ra người ở gần đâu đó. Nhưng vì quá mệt nên hàng tiếng đồng hồ tôi mới lên được phía trên.
Khi lên tới đồi tôi nhận thấy một căn lều nhỏ nhưng vắng bóng người. Từ đó có con đường dẫn vào rừng. Tôi tin rằng chủ thuyền sẽ xuất hiện vào lúc nào đó, nhưng chờ hoài không thấy bóng ai. Trời phủ bóng đêm và tôi ngủ trong lều đêm đó.
Sáng hôm sau tôi tỉnh dậy vẫn không thấy ai cả. Trời bắt đầu mưa, tôi bò vào bên trong căn lều và lấy tấm nhựa phủ lên người cho đỡ lạnh.
Mưa ngừng vào buổi chiều, tôi không còn sức để đứng lên và tự nhủ sẽ ở lại căn lều này thêm một ngày nữa rồi sẽ tiếp tục đi.
Vào lúc hoàng hôn, tôi nghe có tiếng người, tôi nghĩ có lẽ mình tưởng tượng nhưng âm thanh gần hơn. Khi ba người từ rừng xuất hiện và thấy tôi thì họ ngừng bước mở to mắt ngạc nhiên.
Tôi dùng tiếng Tây Ban Nha bảo họ: “Tôi là đứa con gái trong tai nạn máy bay LANSA. Tên tôi là Juliane!”
Phi trường đông đúc khi chúng tôi tới khu chờ đợi vào buổi sáng trước ngày Giáng sinh. Ngày hôm trước, nhiều chuyến bay bị hủy và giờ đây hàng trăm hành khách xếp hàng dài trước quầy bán vé. Vào lúc 11 giờ sáng chúng tôi lên máy bay. Mẹ tôi và tôi ngồi sát bên nhau ở hàng ghế gần áp chót. Trên băng ghế có ba chỗ ngồi, tôi luôn luôn chọn nơi sát cửa sổ như thường lệ, mẹ tôi ngồi sát kế bên tôi và ngoài cùng gần lối đi là một ông to con, bệ vệ. Mẹ tôi thực ra không thích đi máy bay mấy nhưng vì nghề nghiệp, một nhà nghiên cứu về điểu học (ornithologist) nên bà có thành kiến một con chim sắt bay được là điều bất thường không tốt.
Nửa giờ đầu tiên của chuyến bay từ Lima tới Pucallpa thì chẳng có gì đáng nói. Chúng tôi được ăn sáng với sandwich và thức uống. Khi các tiếp viên phi hành bắt đầu dọn dẹp, chúng tôi bay vào vùng trời bão tố sấm sét kinh hồn. Ngày chợt biến thành đêm và bầu trời chớp nhoáng lên từ khắp phía. Hành khách nghẹt thở khi máy bay chao đảo quá mạnh. Túi xách, hành lý, quần áo, mọi thứ lủng củng từ ngăn đựng ở phía trên đầu rơi tứ tung xuống dưới. Khay đựng sandwich bay trong không khí và đồ ăn thức uống thừa bắn tung vào mặt mũi hành khách. Mọi người la hoảng bốn phía.
Mẹ tôi trấn an tôi bằng những lời không mấy an tâm: “Hy vọng không sao đâu!”
Tôi chợt thấy một luồng sáng lóe lên từ phía cánh phải. Không hiểu đó là một tia chớp hay một tiếng nổ. Máy bay bắt đầu chúi mũi xuống. Từ nơi tôi ngồi ở phía sau máy bay, tôi có thể nhìn về phía buồng lái. Tai tôi, đầu tôi ù ù và toàn thân tôi tê bại vì tiếng rít của máy bay. Tôi nghe mẹ tôi gắng bằng giọng trấn tĩnh: “Không sao đâu!”
Nhưng máy bay đã mất cao độ. Mọi người la hét và bỗng nhiên tiếng động cơ tắt ngúm. Tôi mơ hồ nhận ra, mẹ tôi không còn ở bên tôi nữa và bản thân tôi cũng không còn ngồi trong máy bay nữa. Ở cao độ 10.000 ft tôi bị gắn chặt vào ghế ngồi vì dây an toàn. Chỉ riêng tôi rơi trong không gian. Bốn bề yên tĩnh tôi chẳng nhìn rõ những gì quanh tôi. Dây an toàn thắt chặt lấy bụng tôi tới mức tôi khó thở.
Tôi chỉ thoáng thấy rừng mưa nhiệt đới Peru nhấp nhô từ từ hiện ra rõ hơn trước mắt tôi với những lùm cây như những bông cải xanh khổng lồ vươn lên như muốn nuốt chửng lấy tôi. Tôi thấy mọi vật như qua lớp mây mù rồi lại ngất đi.
Khi tôi tỉnh lại, thân tôi rơi vào giữa rừng cây rậm rạp. Dây an toàn đã bung ra nên tôi tỉnh táo hơn, tôi co mình vào lưng băng ghế ẩm ướt vì bùn đất và nằm ở đó suốt ngày đêm.
Sáng hôm sau chẳng bao giờ tôi quên được những gì mắt tôi nhìn thấy: những cây cổ thụ có tàn lớn trên đầu tôi tỏa đầy ánh sáng vàng vàng phủ lên vạn vật xanh biếc. Tôi cảm thấy trơ trọi, bơ vơ. Chỗ ngồi của mẹ tôi trước đây trống rỗng.
Tôi không đứng dậy được. Tôi nghe tiếng đồng hồ tay của tôi kêu tích tắc nhưng không nhìn được giờ. Tôi phát giác mắt bên trái của tôi sưng vù và tôi chỉ nhìn được qua khe hở ở mắt phải. Kính của tôi rơi đâu mất nhưng cuối cùng tôi cũng có thể nhìn được giờ, lúc đó là 9 giờ sáng, tôi cảm thấy kiệt sức và cứ thế nằm bất động trên mặt đất.
Một lát sau tôi gắng ngồi dậy nhưng lại nằm vật ra vì kiệt sức. Một lát sau, tôi gắng ngồi lên, sờ lên xương vai bên phải, thấy đau nhưng hy vọng nó không gãy. Bắp chân trái bị xẻ ra một vết như do một vật kim loại sắc tạo ra nhưng lạ thay nó lại không chảy máu.
Tôi thụp xuống bò bốn chân tay để tìm mẹ tôi. Tôi gọi tên người nhưng chỉ có rừng sâu trả lời tôi mà thôi.
Với những ai chưa từng ở rừng mưa nhiệt đới thì xem ra khó tránh được hoảng hốt. Hàng cổ thụ soi bóng bí mật xuống nền rừng. Nước róc rách không ngừng. Rừng mưa nhiệt đới thường có mùi ẩm mốc do cây cỏ tàn úa gây ra. Côn trùng ngự trị rừng rú và tôi gặp đủ loại quấy rầy: kiến, bọ dừa, bươm bướm, châu chấu và muỗi. Một số côn trùng sẵn sàng đẻ trứng nơi vết thương trên da thịt con người và ong dại bám cứng tóc như muốn làm tổ.
Cũng may tôi sống quen hoàn cảnh này trong thời gian khá dài, đã quen tiếng rừng, với hình ảnh đặc biệt biến ảo phi thường nơi rừng rú. Chưa có gì về rừng núi mà ba mẹ tôi chưa dạy cho tôi và giờ đây tôi chỉ cần moi móc trong khối não bị chấn động của mình để đối phó với nghịch cảnh.
Tôi chợt cảm thấy khát khô cuống họng. Những giọt nước còn đọng trên lá cây giúp tôi giải khát. Tôi đã gượng lần quanh nơi tôi ngồi và ý thức được rằng trong rừng dễ lạc lối nên cố gắng đánh dấu nơi mình đang ở.
Chung quanh tôi, tôi không hề thấy dấu vết của nơi máy bay gặp nạn, không có khung kim loại, không có xác người và đồ đạc. Nhưng may mắn tôi nhặt được một bịch kẹo. Tôi nghe thấy tiếng máy bay bay trên đầu, tôi nhìn lên nhưng bóng cây quá rậm, nên chẳng có cách nào người trên máy bay nhìn thấy tôi, tôi có cảm giác bất lực bao trùm tâm trí, tôi phải ra khỏi rừng rậm thì hy vọng nhân viên cứu hộ mới có thể phát giác nạn nhân là tôi. Nhưng trong một thoáng tiếng động cơ biến mất.
Từ xa vẳng lại tiếng nước róc rách mà trước đây tôi không để ý. Tôi lần về phía đó. Không xa tôi tìm thấy một khe nước nhỏ. Phát giác này làm tôi hy vọng. Không những tôi tìm ra nguồn nước uống mà còn giúp tôi thêm tin tưởng khe nước sẽ dẫn tôi tới nơi được tiếp cứu.
Tôi gắng lần theo sát khe nước nhưng rất nhiều thân cây chắn ngang đường hay cỏ hoang mọc dày bít lối đi. Dần dần khe nhỏ mở rộng và biến thành giòng suối, nhưng có phần đã cạn nên tôi có thể đi sát giòng chảy. Vào khoảng 6 giờ chiều, trời sẩm tối, tôi tìm nơi có thể trú ẩn nơi suối khô để qua đêm và tôi ăn thêm một cây kẹo.
Vào ngày 28 tháng 12, chiếc đồng hồ mà bà nội cho đã chết máy và từ đó tôi đếm ngày và tiếp tục đi tìm sinh lộ. Giòng suối mở rộng, biến dần thành giòng chảy lớn hơn nữa và cuối cùng thành một con sông nhỏ. Vì đang là mùa mưa nên khó tìm ra trái cây để ăn và tôi chỉ còn trông cậy vào những viên kẹo cuối cùng. Tôi không có dao để tách quả hạt, cũng chẳng có cách nào bắt cá hay nấu nướng. Vả lại, tôi không dám ăn thức nào khác vì cha mẹ tôi thường dặn, phần lớn những thứ mọc hoang dại đều có thể chứa chất độc, nên tôi lánh xa những thứ trông có vẻ ngon lành nhưng tôi không biết tên chúng. Lúc đói tôi chỉ còn biết uống cho no bụng nguồn nước sông mà thôi.
Mặc dù đã đếm thời gian trôi đi nhưng tôi có thể đã lẫn lộn giữa ngày 29 và 30, không biết là ngày thứ năm hay thứ sáu tôi lạc trong rừng rậm. Tôi nghe thấy tiếng chích chích tranh ăn dữ dội của một loài chim thường kiếm ăn ở ven sông bãi lầy vùng bán nhiệt đới như Nam Mỹ và thực phẩm chính của chúng là rắn các loại (loại thực-xà-điểu hay hoatzin). Đặc biệt loại chim này thường không ở xa nơi có người cư ngụ. Tôi phấn khởi hẳn lên vì khi ở Panguana tôi thường nghe thấy âm thanh này.
Với nguồn hy vọng mới, tôi rảo bước theo âm thanh này. Cuối cùng tôi đứng trên bờ một con sông lớn nhưng chẳng thấy bóng ai cả. Tôi nghe tiếng máy bay từ xa vọng lại rồi âm thanh tan dần. Tôi nghĩ rằng họ đã bỏ cuộc tìm kiếm nạn nhân sau khi cứu mọi hành khách trừ tôi.
Cơn bất bình dâng lên trong lòng. Sao phi công không quay trở lại vào lúc cuối cùng tôi đã ra khỏi rừng rậm? Rồi cơn giận nhường chỗ cho cảm giác tuyệt vọng. Tuy nhiên tôi không bỏ cuộc vì biết rằng nếu đã có sông ngòi thì thế nào gần đó cũng có người cư ngụ.
Bờ sông cây cỏ mọc dày ngăn bước tôi đi, tôi biết loại sứa độc (stingray) thường ở ven bờ sông, nên tôi thận trọng dò từng bước. Bước như thế quá chậm nên tôi quyết định bơi và lội ra giữa giòng vì ở đó không có sứa độc. Nhưng tôi phải coi chừng loài cá có răng nhọn hoắt -piranhas- nhưng tôi biết “cá răng cọp” chỉ nguy hiểm ở nước tù mà thôi. Tôi cũng ngại sẽ gặp cá sấu loại caimans nhưng thông thường loại này không tấn công con người.
Hằng đêm khi mặt trời lặn, tôi tìm một nơi tương đối an toàn để nghỉ ngơi. Muỗi mòng bao quanh tôi, ù ù bên tai tôi và có con còn muốn chui vào tai, vào mũi tôi khiến tôi khó lòng chợp mắt. Tình trạng còn tệ hại hơn nếu trời mừa. Những giọt nước lạnh như quất vào người tôi, thấm qua bộ quần áo mùa hè mỏng manh tôi mặc và về hùa với gió lạnh như cắt làn da tím tái. Trong những giờ phút đó, tôi co ro trong bụi hay dưới lùm cây và cảm thấy chưa bao giờ trơ trọi như vậy.
Ban ngày tôi tiếp tục lội nhưng mỗi lúc một lả người. Tôi uống nước đầy bụng nhưng thèm ăn một chút gì và nghĩ tới thực phẩm. Mỗi buổi sáng, ngồi dậy càng cảm thấy khó khăn nhất là phải dầm mình xuống nước lạnh. Dù sao tôi tự nhủ, tôi phải tiếp tục tìm đường sống.
Vào một buổi sáng tôi cảm thấy đau ở phần lưng trên. Khi tôi sờ tay lên chỗ đau thì thấy đẫm máu. Thì ra mặt trời đã làm tôi lột da khi tôi lội giữa sông và sau này tôi mới biết mình đã bị phỏng cấp hai.
Thời gian trôi qua và tai ù mắt quáng tệ hại hơn trước. Thỉnh thoảng tôi nghe thấy tiếng gà gáy hay nhìn thấy một mái nhà nhưng tôi quá mệt nên không biết đó là sự thực hay ảo giác.
Cứ thế tôi trôi theo giòng nước tới ngày thứ mười. Tôi thường đụng vào gỗ trôi trên sông và gắng vượt qua không để bị gãy xương cốt.
Tới chiều tối , tôi tới một bờ sông phủ đá cuội và thấy đây là nơi nghỉ rất tốt và cứ thế tôi thiếp đi vài mươi phút. Khi tôi tỉnh lại thì có cảm giác có vật gì lạ xuất hiện gần đó. Tôi giụi mắt nhìn đi nhìn lại và rõ ràng thấy một chiếc thuyền.
Tôi bơi lại và vịn lấy thuyền. Lúc đó tôi mới thấy một lối đi đã nhẵn từ bờ sông đi lên đồi. Tôi hoàn toàn tin rằng sẽ tìm ra người ở gần đâu đó. Nhưng vì quá mệt nên hàng tiếng đồng hồ tôi mới lên được phía trên.
Khi lên tới đồi tôi nhận thấy một căn lều nhỏ nhưng vắng bóng người. Từ đó có con đường dẫn vào rừng. Tôi tin rằng chủ thuyền sẽ xuất hiện vào lúc nào đó, nhưng chờ hoài không thấy bóng ai. Trời phủ bóng đêm và tôi ngủ trong lều đêm đó.
Sáng hôm sau tôi tỉnh dậy vẫn không thấy ai cả. Trời bắt đầu mưa, tôi bò vào bên trong căn lều và lấy tấm nhựa phủ lên người cho đỡ lạnh.
Mưa ngừng vào buổi chiều, tôi không còn sức để đứng lên và tự nhủ sẽ ở lại căn lều này thêm một ngày nữa rồi sẽ tiếp tục đi.
Vào lúc hoàng hôn, tôi nghe có tiếng người, tôi nghĩ có lẽ mình tưởng tượng nhưng âm thanh gần hơn. Khi ba người từ rừng xuất hiện và thấy tôi thì họ ngừng bước mở to mắt ngạc nhiên.
Tôi dùng tiếng Tây Ban Nha bảo họ: “Tôi là đứa con gái trong tai nạn máy bay LANSA. Tên tôi là Juliane!”
Thêm :
Julian Koepcke có cha mẹ gốc Đức.Sau tai nạn,cô trở về Đức và phục hồi sức khỏe bình thường.Cô đi học và tốt nghiệp Đại học Ludwig-Maximilian năm 1980.Sau đó trở lại Peru và hiện là một nhà nghiên cứu động vật có vú.
Năm 2011,cô được giải thưởng Corine văn học
(st và chuyển:Khôi Nguyên)
Julian Koepcke có cha mẹ gốc Đức.Sau tai nạn,cô trở về Đức và phục hồi sức khỏe bình thường.Cô đi học và tốt nghiệp Đại học Ludwig-Maximilian năm 1980.Sau đó trở lại Peru và hiện là một nhà nghiên cứu động vật có vú.
Năm 2011,cô được giải thưởng Corine văn học
(st và chuyển:Khôi Nguyên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét