Anh tam là gì?- BS. nguyễn Hy Vọng
Anh Tam là gì ?
Tôi không nghiên cứu chữ Nôm vì một lẽ giản dị, tôi không rành chữ nôm !
Nhưng từ 21 năm nay, trong khi tìm hiểu học hỏi và nghiên cứu các tiếng nói Đông Nam Á, thỉnh thoảng cũng có một vài tiếng nôm [không phải chữ nôm] lọt vào mắt đen của tôi, nhưng mà tôi cũng đâu bỏ đó thôi.
Gần đây khi xem lại Quốc Âm Thi Tập mà học giả Hán Nôm Đoàn Khoách đưa cho, tình cờ tôi nghĩ, sao mình không xem thử mấy chữ hóc búa như song viết hay anh tam có trong các từ điển nguồn gốc Đông Nam Á không ? Biết đâu ? Ta tìm trong từ điển của Thái, Lào, Miên, Miến, Chàm, Nùng, Malay, Indonesia v..v xem !?..
Khổ nỗi là có cả hàng bao nhiêu thứ tiếng và hàng mấy trăm từ điển, biết chọn quyển nào mà xem lại ? Tôi mới nghĩ ra một cách.
Tại sao ta không đọc vần / s / của tất cả các từ điển đó, và tại sao lại không đọc từ điển Lào trước, vì dầu sao xứ Lào cũng có chung biên giới với ta? Khổ nỗi là người Bắc không biết phân biệt /s / và / x /cũng không biết phân biệt giữa s / x và / ch /nữa! Họ đều phát âm lẫn lộn cả !
Mà ông Nguyễn Trãi thì đúng là dân làng Nhị Khê [Hà nội] Biết sao đây, thôi đành cứ đọc phần chữ scái đã!
May thay khi đọc đến quyển từ điển Lào của Russell Marcus thì tôi thấy hai chu song viết lù lù ra đó, có nghĩa là cách ăn mặc và cách ăn ở
Tôi lại xem quyển từ điển Thái của Mary Haaj thì may thay cũng hai chữ đó sờ sờ trước mắt, trang..138 và tôi đã trình bày hai chữ đó, đương nhiên là viết bằng chữ Lào và Thái chứ không phải chữ Nôm, với học giả Đoàn Khoách.
Có bạn sẽ hỏi, mắc mớ gì đến chữ Nôm? Xin thưa là trong tiếng Việt có 42% tiếng Thái Lào xen vào, nên cái dịp may/ tình cờ để gặp cũng khá lớn, vì giả thử :
Nếu bạn không có ai là bà con ở đây nhưng nếu nguời ta cho bạn biết là ở đây có đến 42% người là bà con của bạn thì dầu bạn có lủi vào cư xá Phước Lộc Thọ để tránh gặp họ, bạn cũng bị lôi ra nhìn mặt ngay trong vòng năm phút! Đó cũng là thời gian mà tôi để ra để tìm và lôi cổ hai chữ Song viết ra ánh sáng!
Chuyện đâu còn đó, hạ hồi phân giải, để quý vị học giả năm châu bốn biển rộng đường dư luận, chắc họ không hẹp hòi gì đối với hai cái chữ đã tối nghĩa từ hơn năm trăm năm rồi!
Bây giờ đến hai chữ anh tam, lạ lùng với tiếng Việt, xin trình bày ra đây cái gốc của chữ tam mà thôi :
Mây khách khứa, nguyệt anh tam
Bếp lạnh anh tam biếng hỏi han
Tuy rằng bốn biển cũng anh tamCũng may là lần này, khỏi cần tra cứu tự điển Lào Thái gì cho mệt, hai chữ : anh tam nằm chình ình ra đó [sic], muốn lơ đi cũng không được!.
Cái ông viết từ điển này* xem dưới đây thật là chu đáo, đâu vào đó. Cụ Nguyễn Trãi chắc sẽ phù hộ cho ông! [ ông ta còn sống!]
Còn sống mới còn cần phải xin phù hộ, chứ chết là linh thiêng rồi, đâu cần ai phù hộ nữa! Còn chúng ta thì nên khen ông ấy một phát và đọc mea culpa một lần, vì cứ chui đi tìm ba chữ ấy trong cái mỏ vàng Hán Việt nay đang khô cạn!
Của đáng tội, những chữ xưa con nhà đàng hoàng [chứ không phải con nuôi như ba cái chữ Hán Việt], là những cô gái có duyên mặn mà núp sau cái riềm như muốn nói với chúng ta rằng : có em đây nè, tụi em đây nè! tụi em available sao các anh, miệng thì nói thích tìm hiểu tụi em mà lại cứ đi e-mail cho ba cô gái Tàu trong Chợ Lớn, thì đến Congo cũng không tìm ra tụi em đâu!
Thì ra nghề chơi cũng lắm công phu, và phải chơi đúng đường .
Ghi chú :Tiếng Sedang * , gọi người em trong nhà là h-tam hoặc người con trai quen mà nhỏ tuổi hơn mình cũng là h-tam
Tiếng Malay cũng gọi như thế, hơi khác một chút là hi-tam và còn nói rõ là: hi tam is not uncommon name, especially for a younger child in the family. /
Sedang là một bộ lạc Mon Khmer mà tiếng nói khá giống với của chúng ta có # 40,000 người vùng Dakto và Toumo,rong
/ tiếng Malay chỉ có chừng 50 % dân Mãlai nói nhưng rất gần với tiếng Indonesia, 230 triệu người [bahasa Indonesia / tiếng Indonesia]
/ ngoài ra các thổ dân trên núi của Mã lai [ Semang, Sakai] cũng nói tiếng dòng Mon Khmer mà tiếng Việt ta là một nhánh lớn nhất của giòng ngôn ngữ đó.
(ảnh:ykhoahuehaingoai)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét