Bài Phát Biểu Chấn Động Nước Mỹ

http://www.youtube.com/watch?v=sXuFnupMlag 
Giáo viên David McCollough Jr khi đọc bài diễn văn gây sốc - Ảnh: The Swellesley Report
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/76212/bai-phat-bieu-tot-nghiep-gay-chan-dong-nuoc-my.htmlFri, Mar 29, 2013 at 6:01 AM6:01 AM Message starred from hphi vo to recipients * BÀI PHÁT BIỂU CHẤN ĐỘNG NƯỚC MỸ Hide Details From hphi vo Bài Phát Biểu Chấn Động Nước Mỹ http://www.youtube.com/watch?v=sXuFnupMlag Giáo viên David McCollough Jr khi đọc bài diễn văn gây sốc - Ảnh: The Swellesley Report http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/76212/bai-phat-bieu-tot-nghiep-gay-chan-dong-nuoc-my.html 12/6/2012 Bài phát biểu tốt nghiệp gây chấn động nước Mỹ Phát biểu trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley High ở bang Massachusetts (Mỹ) tuần trước, giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr đã gây sốc khi nói thẳng: “Các em chẳng có gì đặc biệt”. Thế nhưng, bài phát biểu của David McCollough lại được nhiều tờ báo và hãng tin Mỹ đăng tải, và thu hút được hàng chục ngàn comment (bình luận) trên mạng Internet, phần lớn đều ủng hộ thông điệp của ông McCollough. Trong bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp năm 2012, thay vì lặp lại những câu sáo mòn như “Chúng tôi rất tự hào về các em”, “Các em rất tài năng”, “Thế giới là của các em”..., ông McCollough đưa ra một thông điệp mà giới truyền thông Mỹ mô tả là “Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực”. Wellesley High là trường công nổi tiếng ở thị trấn giàu có Wellesley, có truyền thống lâu đời và từng sản sinh nhiều nhân tài cho nước Mỹ. David McCollough Jr là con trai của nhà sử học - nhà văn David McCollough, người từng đoạt giải thưởng Pulitzer. Trước các học sinh của mình đang xúng xính trong bộ đồng phục tốt nghiệp giống nhau, đang háo hức cầm trên tay tấm bằng, McCollough dõng dạc nói rằng “Các em chẳng có gì là đặc biệt”, “chẳng có gì là phi thường”! Một gáo nước lạnh như được giội xuống mọi thành tích vẻ vang của trường! Được chăm bẵm quá mức Trước bao ánh mắt mở to sửng sốt, McCollough điềm nhiên nói tiếp: “Các em đã được hầu hạ tận miệng, nâng niu mỗi ngày, được nuông chiều, được bảo bọc cẩn thận. Vâng, người lớn đã ôm hôn các em, cho các em ăn, lau miệng... cho các em. Họ dạy dỗ, hướng dẫn, lắng nghe, động viên và an ủi các em. Các em được nâng niu, phỉnh phờ, dỗ ngon dỗ ngọt, được nghe toàn những lời nài nỉ. Các em được người lớn ngợi khen đến tận trời xanh, được gọi là cục cưng. Đúng vậy đó. Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc biểu diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười tỏa sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và giờ các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Không có chuyện đó đâu nhé!”. Đến đây, McCollough dẫn các học sinh vào một hiện thực đang chờ đợi mình. “Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Đó là 37.000 học sinh tiêu biểu của các trường, 37.000 chủ tịch hội học tập, 92.000 giọng ca nổi bật, 340.000 vận động viên... Nhưng tại sao lại tự giới hạn chúng ta ở trường trung học thôi? Hãy thử nghĩ xem. Nếu cả triệu người mới có một người như các em thì trên thế giới 6,8 tỉ dân này sẽ có tới gần 7.000 người như các em. Hãy nhìn toàn cảnh. Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Các nhà thiên văn đã khẳng định vũ trụ không có trung tâm đâu, do đó các em không thể là “cái rốn” của vũ trụ. Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng chẳng là “cái đinh” gì”. McCollough dẫn dắt tiếp: “Người Mỹ chúng ta giờ đây yêu các danh hiệu hơn là những thành công thật sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và sẵn sàng thỏa hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực, hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị trí tốt hơn trong xã hội... Hậu quả là chúng ta đang coi rẻ các trải nghiệm đáng giá, thế nên việc xây dựng một cơ sở y tế ở Guatemala trở thành chìa khóa để chạy xin vào học tại Bowdoin (học viện nghệ thuật nổi tiếng ở Mỹ) hơn là việc này vì cuộc sống của người dân Guatemala”. Hạnh phúc không tự tìm đến McCollough nhấn mạnh mục tiêu thật sự của giáo dục không phải đem lại lợi thế vật chất mà là sự hiểu biết, yếu tố quan trọng của hạnh phúc. “Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em hãy làm những gì mình yêu thích và tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy xứng đáng với những lợi thế mà mình có”. Sau khi khuyên các học sinh hãy tiếp tục đọc sách thường xuyên, phát triển ý thức về đạo đức, khẳng định cá tính, dám ước mơ, làm việc chăm chỉ và tư duy độc lập, yêu những người mình yêu hết mình, McCollough nhắc nhở: “Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực, chứ không phải là thứ từ trên trời rơi xuống vì các em là người tốt hay vì cha mẹ đưa đến tận tay các em. Các em hãy nhớ rằng những người tạo dựng nên nước Mỹ đã nỗ lực đảm bảo quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Mưu cầu là một động từ, và tôi nghĩ các em sẽ không có nhiều thời gian để nằm ườn một chỗ xem mấy trò nhảm nhí trên YouTube. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến với các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê và hãy giữ chắc nó bằng cả hai bàn tay”. Kết thúc phát biểu của mình, ông McCollough nhắn nhủ các học sinh hãy tự chủ, độc lập, sáng tạo không vì sự thỏa mãn do hành động đó mang lại, mà vì những điều tốt đẹp nó đem đến cho người khác. “Và khi đó, các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác, và đó là điều tuyệt vời nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì là đặc biệt”. Sự quan tâm thái quá của người lớn khiến cái tôi của bọn trẻ phình to. Do đó, tôi nghĩ chúng cần một cách suy nghĩ mới. Đưa chúng vào đời với cái tôi quá lớn chẳng khác nào làm hại chúng McCollough khẳng định. Trả lời phỏng vấn Fox News, McCollough giải thích ông muốn các học sinh hiểu rằng chúng phải nỗ lực nếu muốn thành công trong cuộc đời. (Theo Tuổi trẻ/ The Swellesley Report) ********************************* http://vn.news.yahoo.com/ai-m%E1%BB%9Bi-th%E1%BA%ADt-%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t.html Ai mới thật đặc biệt? Thứ năm, ngày 14 tháng sáu năm 2012 Sau bài phát biểu “Các em chẳng có gì đặc biệt” của một giáo viên trung học Mỹ, trên mạng xuất hiện bài viết sau của một học sinh ẩn danh Việt Nam: “Xem xong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp trung học Wellesley High bang Massachusetts, chúng em nhiệt liệt hoan nghênh tác giả David McCollough Jr vì quả là chúng em có gì đặc biệt đâu, chính người lớn mới thật đặc biệt! Chúng em quay cóp, gian lận thi cử thì bị lên án, còn thầy cô bao năm nay vì chạy theo thành tích mà không cho phép tụi em được rớt, được ở lại lớp: đặc biệt quá đi chứ! Sách giáo khoa nào cũng nhan nhản những câu “Trên kính dưới nhường”, “Thương người như thể thương thân”, nhưng đâu phải trẻ con chúng em chen nhau giật ấn, đạp đổ cổng trường? Đặc biệt quá đi chứ! Chúng em được dạy phải bảo vệ môi trường, nhưng quán nhậu nào cũng treo bảng giới thiệu món ngon từ chồn cheo, nai gấu, trăn rùa... Thực khách là ai nếu không phải người lớn? Đặc biệt quá đi chứ! Đâu đâu cũng trưng khẩu hiệu “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”, nhưng ai tạo ra cho chúng em những khoản nợ khổng lồ phải trả mai sau do quản lý yếu kém, do làm ăn thất bát, do tham nhũng? Đặc biệt quá đi chứ! Nước nghèo không thể tự lo chuyện đường sá, cầu cống, môi trường... nên người ngoài thương tình bỏ tiền vào giúp, thế mà họ giúp ba đồng người lớn đã lượm mất một đồng: đặc biệt quá đi chứ! Còn bao thứ đặc biệt ở người lớn, nhưng sực nhớ người lớn chém gió thế nào cũng được, còn chúng em vừa bày tỏ một chút chủ kiến thì đã bị kêu rùm là “văn lạ”, nên thôi không viết nữa! Vâng! Đúng là một bài diễn văn độc đáo và hấp dẫn. Tất nhiên nó cũng rất hay nữa về mặt ngôn ngữ, nhất là đối với chúng ta những người mà English là second language, bởi được viết bởi một giáo viên Anh ngữ người Mỹ. Nhưng còn bài diễn văn có thật sự gây chấn động nước Mỹ hay không lại là chuyện khác. Trước hết phải thừa nhận rằng phần nhập đề là sinh động và tài tình, thu hút người nghe, với sự dí dõm pha chút mĩa mai về tính chất hào nhoáng hình thức của các lễ nghi (lễ cưới) với thực chất nội dung bên trong ( mức ly dị là 50%). Sự ám chỉ rằng các buổi lễ tốt nghiệp rình rang về thực chất chỉ là hình thức, không phản ảnh đúng thành quả thật sự của nền giáo dục, đã được trình bày rất khéo léo. Về mặt này thì không phải diễn giả là người đầu tiên nêu lên vấn đề. Từ gần 30 năm qua chính giới, các nhà giáo dục, các học giả đã không ngớt bày tỏ mối quan tâm về tình trạng xuống dốc của hệ thống trung học phổ thông Mỹ. Thống kê ở nhiều bang cho thấy có đến 25% bỏ ngang, không tốt nghiệp HS. Trong số tốt nghiệp, nhiều em chỉ đạt trình độ đọc, viết và tính toán của lớp 7-8. Nhiều em, khi đi shopping, không nhẫm tính được ngay giá thật sự của các món hàng sau khi discount 5,10 hay 25%! Học sinh trung học Mỹ được xếp hạng thấp, đứng sau nhiều học sinh của các quốc gia khác, về math và science. Nổi lo ngại về illiteracy ngày càng tăng là có thật, được đề cập đến nhiều rồi. Điểm độc đáo của diễn giả là Ông đi ngược lại một quan niệm đã có từ lâu trong não trạng người Mỹ; đó là nước Mỹ và người Mỹ là một trường hợp đặc biệt, một ngoại lệ (exceptionalism), có một sứ mệnh riêng; một loại manifest destiny, không dân tộc nào khác có được. Người Mỹ, từ đó, trong thâm tâm, luôn xem mình là trung tâm thế giới, kiểu cũng giống như người Trung Hoa xem mình trung tâm của thiên hạ vậy. Họ luôn lấy họ làm chuẩn mực để đánh giá người khác và các nền văn hoá khác (ethnocentric view). Chịu ảnh hưởng mạnh của đạo Tin Lành, người Mỹ tin rằng sự giàu có của họ là dấu chỉ rằng Thượng Đế đã chọn họ là dân riêng; nghĩa là một dân tộc đặc biệt! Điểm độc đáo khác là diễn giả đã nêu lên khuyết điểm của việc cưng chiều trẻ con một cách thái quá của phụ huynh; người ta đã quá đề cao sự tự do phát triển của trẻ em, mà xem thường vấn đề kỷ luật. Và điều đó là một phần nguyên nhân đưa đến kém trật tự trong trường học. Sự cưng chiều đó tạo cho trẻ em thói quen xấu là xem mọi sự đều dễ dàng, khiến các em kém óc phấn đấu và trở nên lười biếng. Diễn gỉa đã nhắc đến tình trạnh hạ thấp tiêu chuẩn "we’re happy to compromise standards, or ignore reality" và " where good is no longer good enough, where a B is the new C, and the midlevel curriculum is called Advanced College Placement". Đó là tình trạng mà giáo giới gọi là grade inflation; người ta đã nâng điểm để tạo ấn tượng giả tạo về năng lực thật sự của học sinh, và cũng từ đó tạo ra một trạng thái tự hài lòng với chính mình của học sinh, và cả của phụ huynh. Đó chính là lý do khiến diễn giả, trong lời khuyên đối với học sinh, đã viết "Resist the easy comforts of complacency, the specious glitter of materialism, the narcotic paralysis of self-satisfaction". Tắt lại thì diễn giả đã truyền đạt, một cách độc đáo và hấp dẫn, một sự cảnh báo đối với học sinh, phụ huynh và với xã hội nói chung, về thực trạng sa sút của hệ trung học Mỹ, của sự cần thiết phải rũ bỏ thái độ " tự xem mình là đặc biệt, là cái rốn của vũ trụ, là ngoại lệ", quay lại đối diện với một thực tế sa sút của mình trước một thế giới đa cực với những thách thức lớn đang chờ đợi . Sự cảnh báo, tuy không hoàn toàn mới về nội dung và gây sự chấn động, là cần thiết vì theo nhiều dự đoán thì đến năm 2020, công dân Mỹ chỉ cung ứng được chừng hơn 1/3 trong tổng số mức cầu về các high technology jobs; số còn lại phải thuê mướn ngoại kiều! Kính, Trung nt __._,_.___
12/6/2012

Bài phát biểu tốt nghiệp gây chấn động nước Mỹ

Phát biểu trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley High ở bang Massachusetts (Mỹ) tuần trước, giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr đã gây sốc khi nói thẳng: “Các em chẳng có gì đặc biệt”.
Thế nhưng, bài phát biểu của David McCollough lại được nhiều tờ báo và hãng tin Mỹ đăng tải, và thu hút được hàng chục ngàn comment (bình luận) trên mạng Internet, phần lớn đều ủng hộ thông điệp của ông McCollough.

Trong bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp năm 2012, thay vì lặp lại những câu sáo mòn như “Chúng tôi rất tự hào về các em”, “Các em rất tài năng”, “Thế giới là của các em”..., ông McCollough đưa ra một thông điệp mà giới truyền thông Mỹ mô tả là “Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực”.

Wellesley High là trường công nổi tiếng ở thị trấn giàu có Wellesley, có truyền thống lâu đời và từng sản sinh nhiều nhân tài cho nước Mỹ. David McCollough Jr là con trai của nhà sử học - nhà văn David McCollough, người từng đoạt giải thưởng Pulitzer.

Trước các học sinh của mình đang xúng xính trong bộ đồng phục tốt nghiệp giống nhau, đang háo hức cầm trên tay tấm bằng, McCollough dõng dạc nói rằng “Các em chẳng có gì là đặc biệt”, “chẳng có gì là phi thường”! Một gáo nước lạnh như được giội xuống mọi thành tích vẻ vang của trường!

Được chăm bẵm quá mức

Trước bao ánh mắt mở to sửng sốt, McCollough điềm nhiên nói tiếp: “Các em đã được hầu hạ tận miệng, nâng niu mỗi ngày, được nuông chiều, được bảo bọc cẩn thận. Vâng, người lớn đã ôm hôn các em, cho các em ăn, lau miệng... cho các em. Họ dạy dỗ, hướng dẫn, lắng nghe, động viên và an ủi các em. Các em được nâng niu, phỉnh phờ, dỗ ngon dỗ ngọt, được nghe toàn những lời nài nỉ.

Các em được người lớn ngợi khen đến tận trời xanh, được gọi là cục cưng. Đúng vậy đó. Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc biểu diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười tỏa sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và giờ các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Không có chuyện đó đâu nhé!”.

Đến đây, McCollough dẫn các học sinh vào một hiện thực đang chờ đợi mình. “Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Đó là 37.000 học sinh tiêu biểu của các trường, 37.000 chủ tịch hội học tập, 92.000 giọng ca nổi bật, 340.000 vận động viên... Nhưng tại sao lại tự giới hạn chúng ta ở trường trung học thôi? Hãy thử nghĩ xem. Nếu cả triệu người mới có một người như các em thì trên thế giới 6,8 tỉ dân này sẽ có tới gần 7.000 người như các em. Hãy nhìn toàn cảnh. Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Các nhà thiên văn đã khẳng định vũ trụ không có trung tâm đâu, do đó các em không thể là “cái rốn” của vũ trụ. Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng chẳng là “cái đinh” gì”.

McCollough dẫn dắt tiếp: “Người Mỹ chúng ta giờ đây yêu các danh hiệu hơn là những thành công thật sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và sẵn sàng thỏa hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực, hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị trí tốt hơn trong xã hội... Hậu quả là chúng ta đang coi rẻ các trải nghiệm đáng giá, thế nên việc xây dựng một cơ sở y tế ở Guatemala trở thành chìa khóa để chạy xin vào học tại Bowdoin (học viện nghệ thuật nổi tiếng ở Mỹ) hơn là việc này vì cuộc sống của người dân Guatemala”.

Hạnh phúc không tự tìm đến

McCollough nhấn mạnh mục tiêu thật sự của giáo dục không phải đem lại lợi thế vật chất mà là sự hiểu biết, yếu tố quan trọng của hạnh phúc. “Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em hãy làm những gì mình yêu thích và tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy xứng đáng với những lợi thế mà mình có”.

Sau khi khuyên các học sinh hãy tiếp tục đọc sách thường xuyên, phát triển ý thức về đạo đức, khẳng định cá tính, dám ước mơ, làm việc chăm chỉ và tư duy độc lập, yêu những người mình yêu hết mình, McCollough nhắc nhở: “Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực, chứ không phải là thứ từ trên trời rơi xuống vì các em là người tốt hay vì cha mẹ đưa đến tận tay các em.

Các em hãy nhớ rằng những người tạo dựng nên nước Mỹ đã nỗ lực đảm bảo quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Mưu cầu là một động từ, và tôi nghĩ các em sẽ không có nhiều thời gian để nằm ườn một chỗ xem mấy trò nhảm nhí trên YouTube. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến với các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê và hãy giữ chắc nó bằng cả hai bàn tay”.

Kết thúc phát biểu của mình, ông McCollough nhắn nhủ các học sinh hãy tự chủ, độc lập, sáng tạo không vì sự thỏa mãn do hành động đó mang lại, mà vì những điều tốt đẹp nó đem đến cho người khác. “Và khi đó, các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác, và đó là điều tuyệt vời nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì là đặc biệt”.
Sự quan tâm thái quá của người lớn khiến cái tôi của bọn trẻ phình to. Do đó, tôi nghĩ chúng cần một cách suy nghĩ mới. Đưa chúng vào đời với cái tôi quá lớn chẳng khác nào làm hại chúng

McCollough khẳng định. Trả lời phỏng vấn Fox News, McCollough giải thích ông muốn các học sinh hiểu rằng chúng phải nỗ lực nếu muốn thành công trong cuộc đời.

(Theo Tuổi trẻ/ The Swellesley Report)

*********************************

http://vn.news.yahoo.com/ai-m%E1%BB%9Bi-th%E1%BA%ADt-%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t.html

Ai mới thật đặc biệt?

Thứ năm, ngày 14 tháng sáu năm 2012
Sau bài phát biểu “Các em chẳng có gì đặc biệt” của một giáo viên trung học Mỹ, trên mạng xuất hiện bài viết sau của một học sinh ẩn danh Việt Nam: “Xem xong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp trung học Wellesley High bang Massachusetts, chúng em nhiệt liệt hoan nghênh tác giả David McCollough Jr vì quả là chúng em có gì đặc biệt đâu, chính người lớn mới thật đặc biệt!

Chúng em quay cóp, gian lận thi cử thì bị lên án, còn thầy cô bao năm nay vì chạy theo thành tích mà không cho phép tụi em được rớt, được ở lại lớp: đặc biệt quá đi chứ!

Sách giáo khoa nào cũng nhan nhản những câu “Trên kính dưới nhường”, “Thương người như thể thương thân”, nhưng đâu phải trẻ con chúng em chen nhau giật ấn, đạp đổ cổng trường? Đặc biệt quá đi chứ!

Chúng em được dạy phải bảo vệ môi trường, nhưng quán nhậu nào cũng treo bảng giới thiệu món ngon từ chồn cheo, nai gấu, trăn rùa... Thực khách là ai nếu không phải người lớn? Đặc biệt quá đi chứ!

Đâu đâu cũng trưng khẩu hiệu “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”, nhưng ai tạo ra cho chúng em những khoản nợ khổng lồ phải trả mai sau do quản lý yếu kém, do làm ăn thất bát, do tham nhũng? Đặc biệt quá đi chứ!

Nước nghèo không thể tự lo chuyện đường sá, cầu cống, môi trường... nên người ngoài thương tình bỏ tiền vào giúp, thế mà họ giúp ba đồng người lớn đã lượm mất một đồng: đặc biệt quá đi chứ!

Còn bao thứ đặc biệt ở người lớn, nhưng sực nhớ người lớn chém gió thế nào cũng được, còn chúng em vừa bày tỏ một chút chủ kiến thì đã bị kêu rùm là “văn lạ”, nên thôi không viết nữa!
Vâng! Đúng là một bài diễn văn độc đáo và hấp dẫn. Tất nhiên nó cũng rất hay nữa về mặt ngôn ngữ, nhất là đối với chúng ta những người mà English là second language, bởi được viết bởi một giáo viên Anh ngữ người Mỹ. Nhưng còn bài diễn văn có thật sự gây chấn động nước Mỹ hay không lại là chuyện khác.


Trước hết phải thừa nhận rằng phần nhập đề là sinh động và tài tình, thu hút người nghe, với sự dí dõm pha chút mĩa mai về tính chất hào nhoáng hình thức của các lễ nghi (lễ cưới) với thực chất nội dung bên trong ( mức ly dị là 50%). Sự ám chỉ rằng các buổi lễ tốt nghiệp rình rang về thực chất chỉ là hình thức, không phản ảnh đúng thành quả thật sự của nền giáo dục, đã được trình bày rất khéo léo. Về mặt này thì không phải diễn giả là người đầu tiên nêu lên vấn đề. Từ gần 30 năm qua chính giới, các nhà giáo dục, các học giả  đã không ngớt bày tỏ mối quan tâm về tình trạng xuống dốc của hệ thống trung học phổ thông Mỹ. Thống kê ở nhiều bang cho thấy có đến 25% bỏ ngang, không tốt nghiệp HS. Trong số tốt nghiệp, nhiều em chỉ đạt trình độ đọc, viết và tính toán của lớp 7-8. Nhiều em, khi đi shopping, không nhẫm tính được ngay giá thật sự của các món hàng sau khi discount 5,10 hay 25%! Học sinh trung học Mỹ được xếp hạng thấp, đứng sau nhiều học sinh của các quốc gia khác, về math và science. Nổi lo ngại về illiteracy ngày càng tăng là có thật, được đề cập đến nhiều rồi.


Điểm độc đáo của diễn giả là Ông đi ngược lại một quan niệm đã có từ lâu trong não trạng người Mỹ; đó là nước Mỹ và người Mỹ là một trường hợp đặc biệt, một ngoại lệ (exceptionalism), có một sứ mệnh riêng; một loại manifest destiny, không dân tộc nào khác có được. Người Mỹ, từ đó, trong thâm tâm, luôn xem mình là trung tâm thế giới, kiểu cũng giống như người Trung Hoa xem mình trung tâm của thiên hạ vậy. Họ luôn lấy họ làm chuẩn mực để đánh giá người khác và các nền văn hoá khác (ethnocentric view). Chịu ảnh hưởng mạnh của đạo Tin Lành, người Mỹ tin rằng sự giàu có của họ là dấu chỉ rằng Thượng Đế  đã chọn họ là dân riêng; nghĩa là một dân tộc đặc biệt!


Điểm độc đáo khác là diễn giả đã nêu lên khuyết điểm của việc cưng chiều trẻ con một cách thái quá của phụ huynh; người ta đã quá đề cao sự tự do phát triển của trẻ em, mà xem thường vấn đề kỷ luật. Và điều đó là một phần nguyên nhân đưa đến kém trật tự trong trường học. Sự cưng chiều đó tạo cho trẻ em thói quen xấu là xem mọi sự đều dễ dàng, khiến các em kém óc phấn đấu và trở nên lười biếng. Diễn gỉa đã nhắc đến tình trạnh hạ thấp tiêu chuẩn "we’re happy to compromise standards, or ignore reality" và " where good is no longer good enough, where a B is the new C, and the midlevel curriculum is called Advanced College Placement". Đó là tình trạng mà giáo giới gọi là grade inflation; người ta đã nâng điểm để tạo ấn tượng giả tạo về năng lực thật sự của học sinh, và cũng từ đó tạo ra  một trạng thái tự hài lòng với chính mình của học sinh, và cả của phụ huynh. Đó chính là lý do khiến diễn giả, trong lời khuyên đối với học sinh, đã viết "Resist the easy comforts of complacency, the specious glitter of materialism, the narcotic paralysis of self-satisfaction".



Tắt lại thì diễn giả đã truyền đạt, một cách độc đáo và hấp dẫn,  một sự cảnh báo đối với học sinh, phụ huynh và với xã hội nói chung, về thực trạng sa sút của hệ trung học Mỹ, của sự cần thiết phải rũ bỏ thái độ " tự xem mình là đặc biệt, là cái rốn của vũ trụ, là ngoại lệ", quay lại đối diện với một thực tế sa sút của mình trước một thế giới đa cực với những thách thức lớn đang chờ đợi . Sự cảnh báo, tuy không hoàn toàn mới về nội dung và gây sự chấn động, là cần thiết vì theo nhiều dự đoán thì đến năm 2020, công dân Mỹ chỉ cung ứng được chừng hơn 1/3 trong tổng số mức cầu về các high technology jobs; số còn lại phải thuê mướn ngoại kiều!


Kính,

Trung nt
 
__._,_.___