Ở tuổi
lên 7, Lotte Hershfield đã biết
sợ biết
buồn khi phải
tránh những cái băng gỗ
với hành chữ
“Chó và người Do Thái cấm không được ngồi”
và khi không được phép đến trường học như các đứa
trẻ khác nhất là những lúc bọn lính Đức
quốc xã và chó săn
bẹt-giê càn vào nhà của gia đình cô, quăng mọi
sách vỡ mà cha mẹ cô có vào lửa đỏ.
Bà
Hershfield, hiện đã 84 tuổi,
nhớ về những
ngày còn thơ
ấu đó, thời gian
mà bà đã nhận ra
rằng người Do Thái, không được người ta
chào đón trên ngay cả tại nhà riêng của mình.
Nổi sơ sệt ngày càng tăng nên cha mẹ bà và người anh lớn quyết định rời thành
phố Breslau, Đức quốc năm 1938 đến Phi Luật Tân, một vùng đất hoàn toàn xa lạ.
Có khoảng 1200 người Âu
châu gốc Do Thái trốn đến Phi Luật Tân từ
năm 1937 tới 1941, trên đường vượt thoát móng vuốt tàn độc của Đức Quốc Xã nhưng ở
đó, họ lại
phải đối diện
với một cuốc
chiến đẩm máu khác, dưới sự chiếm đóng của quân đội
Nhật lúc bấy giờ. Có rất nhiều người Do Thái trốn đến từ
Áo quốc, Đức
quốc vì ở đó nạn bài Do Thái cũng
như đạo luật kỷ thị Nuremberg có khuynh hướng được dân bản xứ ủng hộ tích cực.
Không thể di dân đến các nước như Hoa kỳ, Anh quốc, hàng ngàn người Do Thái
đành vượt thoát tới những nơi khác như Thượng Hải của Trung Hoa, Sousa của cộng
hòa Dominican và Manila của Phi Luật Tân.
Manuel Quezon, vị tổng thống đầu tiên của cộng hòa liên bang Phi Luật
Tân và một nhóm người Mỹ, bao gồm vị tổng thống
tương lai của Hoa kỳ lúc bấy giờ là Dwight Eisenhower và nhóm Freiders hay Những
người anh em Do Thái-Hoa Kỳ bắt đầu lo ngại nhiều về sự bạc đải mà người Do
Thái ở Âu châu đang chịu đựng vào cuối những năm 1930. Những người này đã bàn đến một chiến lược thực tiển để có
thể đem được người tỵ nạn Do Thái đến đất Phi. Vì cộng hòa liên bang Phi luật Tân lúc này còn nằm dưới sự bảo hộ của Hoa Kỳ cho nên
nước này không có quyền nhận những ai cần sự giúp đở của công quỹ. Ủy ban tỵ nạn
liền nghĩ tới vận động cho những người có học thức, ngành nghề chuyên môn,
chuyên gia như bác sĩ, kỷ sư hay kế toán viên.
Trong năm 1938, một lần sóng người tỵ nạn Do Thái đến Phi luật Tân lớn gồm
một giáo sĩ Do Thái, nhiều bác sĩ, dược sĩ và có cả một nhạc trưởng dàn nhạc,
ông Herbert Zipper, người
đã sống sót từ trại tập trung Dachau và sau đó là sáng lập viên của
dàn nhạc đại hòa tấu Manila Symphony.
Tổng thống Quezon có tham vọng là sẽ tái định cư khoảng 10 ngàn người do Thái tại
vùng phía nam đảo Mindanao nhưng bị hủy bỏ khi chiến tranh với Nhật tràn tới bờ
biển Phi. Đối với những người Âu châu gốc Do Thái đến được đất Phi luật Tân thì đây là một “cú sốc văn hóa”, như lời
của bà Hershfield, họ không biết tiếng Phi, họ đã không bao giờ
thấy cái gì khác hơn là người da trắng trước đây. Khí hậu
thì quá ẩm
ướt, trời thì nóng bức và đặc biệt là những con muỗi. Nhưng
với trẻ con tỵ nạn Do Thái thì
khác hẳn, bọn
nó thấy đến Phi là một cuộc khám phá mới đầy
thích thú, trẻ con leo trèo chơi đùa trên các cây xoài lớn xum xuê trái, bơi lội
bì bõm trong vịnh biển và hứng
thú tập hát các bài hát Phi Luật Tân. Bà
Hershfield lúc đó đã làm bạn với người láng giềng quanh nơi bà ở,
chơi trò chơi “sipa”(trò chơi giống như đá gà) và tập ăn nhiều
thứ trái cây mới như đu đủ và ổi... Giống như người Phi của Manila, trẻ con Do
Thái chạy nhảy đi đứng trên đường phố trong quần áo mùa hè và mang dép săn -
đan. Người lớn, cha mẹ các em lại có lối sống khác hơn. Như bà Hershfield nói,
thật quá khó khăn cho cha mẹ bà, họ không bao giờ thật sự học tiếng Tagalog, vì đã bị
tây phương
hóa quá lâu, họ hầu hết lẩn quẩn trong cái cộng đồng tỵ nạn người Do Thái mà
không đi xa ngoài hơn nữa.
Họ đã đi từ cái giàu có ở Đức đến cái
không có gì ở Phi Luật Tân.
Trong ký ức của những
người tỵ nạn
Do Thái, họ sẽ không còn sống đến
ngày hôm nay nếu không có sự đùm bọc của đất nước Phi Luật Tân. Nếu không có
nơi này có lẽ họ đã bị quân Đức quốc
xã thiêu rụi hết
rồi.
Bắt đầu năm 1941, quân Nhật chiếm đóng Phi luật Tân. Trong một chút nhân hượng
nào đó, người Do Thái lúc bấy giờ được đối xử dễ chịu hơn người bản xứ Phi vì một
chút khôi hài là Nhật xem những
người còn giữ
sổ thông hành Đức quốc là người của quân đồng minh với
Nhật.
Quân Nhật tập trung người thường trú Anh và Hoa kỳ trong các khu dân cư riêng.
Quân nhân Phi và Hoa kỳ bị buộc phải đi bộ quảng đường hơn 120 cây số có tên là
đường “tử thần Bataan” để cuối cùng có khoảng 10 ngàn tù binh chết.
Sĩ quan
Nhật tịch thu nhà cửa dân chúng cũng
như thâu góp mùa màng để làm lương thực cho quân đội họ, thực phẩm khan hiếm khủng
khiếp trên khắp vùng. Khi quân đồng minh của Hoa kỳ bắt đầu tấn công lấy lại
Phi, bom nổ hàng ngày trên đất thành phố Manila, ai nấy, trong đó có người tỵ nạn
Do Thái phải chui trốn trong các hầm tránh bom, không biết nó sẽ chụp xuống chỗ
nào. Một trong những người bạn của bà Hershfield đã chết khi dẫm đạp
trên một quả mìn. Thành phố Manila thành
biển lửa khi bị phi cơ Nhật dội bom tơi bời và do quân Nhật đốt cháy khi họ rút bỏ đi trước lúc quân Mỹ
tiến vào chiếm lại hôm 27 tháng 2 năm 1945. Trong khi quân Nhật đang thua trận
tại Manila, họ phát động một sự tàn phá và chém giết ghê rợn các thị trấn quanh
vùng. Hiếp dâm, tra tấn, chặt đầu và đâm chết thường dân là chuyện thường nhật
xảy ra, đến nổi một tướng lãnh
Nhật, ông Tomoyuki Yamashita sau đó, đã bị tử hình vì không kiểm soát quân sĩ dưới
quyền của mình.
Nhưng theo người tỵ nạn
Do Thái thì, dù sống trong tình trạng chiến
tranh nguy hiểm tại
Phi lúc đó vẫn còn sung sướng hơn là sống ở trong một trại
tập trung của Đức quốc xã. Trận chiến nhiều tháng
trời, chiếm lại thành phố Manila đã để
lại cho cái thủ đô này chỉ là tro tàn và gạch vụn, nó tàn phá mọi
thứ từ hạ
tầng kiến trúc tới khủng hoảng kinh tế của đất nước Phi Luật
Tân. Có khoảng gần 1 triệu thường dân Phi đã chết trong suốt cuộc chiến. Dù phải đối diện với
những tang thương của hai trận chiến ở Phi và ở Âu châu, bà Hershfield vẫn luôn
nhớ ơn đất nước Phi, một thứ quê hương thứ hai mà bà đã sống còn nhờ
nó.
Năm 2009, một cái tượng tưởng niệm vinh danh người Phi luật Tân được dựng
lên tại vườn “Tưởng niệm cuộc diệt chủng” ở thành phố Rishon Lezion tại Do
Thái. Tượng này có hình dạng
như ba
cánh cửa mở, cám ơn người dân Phi và các vị tổng thống của nước này đã nhận,
bảo bọc người tỵ nạn Do Thái trong suốt thời
kỳ diệt chủng của Đức quốc xã. Có nhiều người Do Thái
thuộc thế hệ con cháu hay những nạn nhân sống sót sau trận diệt chủng, đã trốn
thoát đến
đất nước Phi đã không quên nước này, chỗ mà gia đình họ
đã sống đời
người tỵ nạn.
Khi cơn bảo Haivan tàn phá nước Phi tháng 11 năm 2013, ủy ban cứu trợ
người Hoa kỳ gốc Do Thái đã
gởi hàng trăm người thiện nguyện đến giúp đở những nạn nhân còn sống
và xây dựng lại
nơi ăn chốn
ở cho họ một cách nhiệt tâm. Ông Danny Pin, họ hàng của bà Hershfield và cũng
là con trai của một người tỵ nạn Do Thái ở Phi Luật Tân là người trưởng toán của
toán giám và ước định thiệt hại đến làm việc tại đó trong nhiều ngày.
Theo lời
của ông Danny Pin, “với
cá nhân tôi, tôi không thể giúp được nhiều
nhưng nghĩ về những gì đã xảy
ra khi ông bà và mẹ tôi
đến đây 76 năm trước, chuyến đi tới Phi sau cơn bảo
Haivan của tôi rất
đặc biệt
vì tôi đang đền trả
một món nợ
mà chúng tôi thiếu lại
cho đất nước Phi
Luật Tân, nơi đã cứu
sống gia đình tôi khỏi
tay tên tử thần Đức quốc xã.
: " Bài viết của mục Chuyện Thế
Giới Trong Tuần, được đọc vào mỗi tối thứ hai hàng tuần, trong chương trình
tiếng Việt của đài phát thanh FM974 Melbourne - Úc châu".
Thuyên Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét