Đó là những khẩu hiệu rất nổi tiếng, mà hầu như mỗi ai trong
chúng ta đều thuộc nằm lòng. Khẩu hiệu được treo lên ở những vị trí trang trọng
nhất, dễ thấy nhất để nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của hiền lễ. Rõ ràng
ông cha ta từ xưa đến nay vẫn trọng chữ lễ nghĩa trước, lấy nhân cách con người
làm gốc. Có nhân cách tốt rồi sẽ có thể làm những việc khác. Một nhân cách tốt
sẽ hướng con người làm những việc có ích cho xã hội, nếu có tài còn có thể phát
triển xã hội lên một tầm cao mới. Còn nếu chỉ có cốt cách, không đủ năng lực
thì chí ít cũng không gây hại đến người khác, phá hoại đến sự phát triển chung
của loài người.
Nhìn vào thực tế xã hội bây giờ, hôm
nay báo đăng chỗ này con cái mắng mỏ, đánh đập cha mẹ, con cái đẩy cha mẹ ra
đường, chỗ kia trò đánh thầy, sỉ nhục lăng mạ thầy, hay chỗ khác, học sinh làm
đại ca trong trường, lột quần áo, lên mặt dạy đời bạn bè ngay trong lớp học rồi
quay clip tung lên mạng. Hay khi ra đường, trên người không dám đeo một đồ
trang sức, tay lúc nào cũng vịn vào túi giữ chặt cái ví. Không phải tất cả con
cái, học sinh đều làm như vậy, không phải mọi nơi đều như vậy nhưng nhìn chung
và dự đoán cho một xã hội tương lai với nguồn nhân lực bắt nguồn từ những thế
hệ như vậy, liệu có dám chắc có một xã hội bền vững, vươn tầm sánh vai với các
cường quốc khác như lời Bác Hồ đã dặn dò. Những sự việc đáng tiếc như vậy bắt
nguồn từ đâu, không ai sinh ra tự như vậy cả, cũng chẳng có sách vở nào dạy như
vậy cả, có chăng đó chính là cái lỗ hổng của giáo dục hiện tại.
Nhìn vào các nước phát triển như Mỹ,
Nhật Bản, hay các nước châu Âu,… cũng có những tình trạng giống như Việt Nam , nhưng đó
chỉ là thiểu phần vì không thể có một kế sách nào có thể hoàn hảo cho tất cả
được. Tập trung giáo dục nhân cách cho trẻ em luôn là một trong những công việc
đầu tiên mà bất kì một quốc gia trên thế giới này đều thực hiện, nhưng mỗi nước
có cách thực hiện khác nhau, mỗi nước có mức độ quan tâm khác nhau. Chỉ là nước
này theo kiểu này, nước khác theo kiểu khác tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi
vùng, mỗi quốc gia.
Mỗi một đứa trẻ sau khi được sinh ra,
hầu hết được nuôi dưỡng trong tình thương yêu của cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo.
Mỗi đứa trẻ đều nhận được sự giáo dục nhân cách để trở thành một con người có
ích cho xã hội. Đứa trẻ nào hầu hết cũng được dạy phải biết yêu thương, chia
sẻ, trung thực, và những nhân cách cần có trong cuộc sống. Ví dụ như trẻ em ở
Mỹ được dạy biết giữ uy tín, kính trọng, lễ phép, tinh thần trách nhiệm, ngay
thẳng, lương thiện, biết quan tâm và có bổn phận của một công dân xuyên suốt
những năm đi nhà trẻ và 12 năm đi học. Trẻ em ở Nhật đâu được học chữ viết như
các nước khác, mỗi ngày đến trường cô giáo đều dạy cho trẻ biết mỉm cười, biết
nói câu cảm ơn, xin lỗi, nhường nhịn người khác, tôn trọng người khác, hay là
tinh thần tự lập, tập cho trẻ thói quen sinh hoạt hằng ngày, và muôn vàn đức
tính cần có trong cuộc sống. Rõ ràng với việc quan trọng hoá giáo dục nhân cách
cho trẻ đã và đang phát huy tác dụng tích cực. Những nước phát triển đều là
những nước có nền giáo dục rất tốt. Giáo dục ở đây không có nghĩa là dạy chữ
tốt, mà còn dạy nghĩa cũng tốt.
Quay lại nước Việt Nam ta, nhìn vào các
kì họp Quốc hội, Bộ giáo dục cứ loay hoay mãi các phương án cải cách giáo dục,
nào là đổi mới chương trình sách giáo khoa 30,000 tỷ, nên thi đại học hay tốt
nghiệp, để rồi cứ chạy theo cái vòng luẩn quẩn đó không thoát ra được. Sách
giáo khoa có hay, có hội tụ những kiến thức trong cuộc sống, thi cái này thi
cái nọ để phân loại học sinh giỏi yếu nhưng con người thiếu mất chữ nhân thì có
để làm gì. Làm sao sách giáo khoa có thể mang lại tất cả kiến thức cuộc sống
xung quanh được, vũ trụ bao la sức người có hạn. Làm sao cứ mở kì thi để phân
loại thí sinh ra làm gì. Thử hỏi những đứa giỏi thì được giáo dục tiếp, còn
những đứa yếu thì không được giáo dục để rồi xã hội dư ra một lượng nhân lực
yếu kém. Cớ sao không tập trung giáo dục đồng đều, giáo dục nhân cách đi đã. Có
nhân cách rồi, con người tự biết tìm tòi học hỏi vươn lên. Kiến thức xung quanh
rất nhiều, từ thực tế có, từ sách báo internet , truyền hình cũng có. Có nhận
thức, họ sẽ biết cách thu nhặt kiến thức. Ai cũng có phẩm chất tốt, ai cũng có
năng lực tốt thì có phải tạo ra một xã hội mạnh hay không.
Một ví dụ khác như đất nước Butan, đất
nước người ta không giàu nhưng đang là mục tiêu hướng đến của nhiều nước khác.
Tại sao không giàu, được xếp vào loại nước đang phát triển nhưng đó đang là
niềm mơ ước của nhiều người? Đơn giản chỉ là một đất nước lấy nhân cách con
người làm gốc, giữ lại những bản sắc thiên nhiên, biết tôn trọng thiên nhiên.
Họ không phá hoại môi trường, con người đối xử với nhau hoà thuận, không chém
giết, không dùng thủ đoạn tước bỏ quyền sống của con người. Rõ ràng, nước phát
triển hay không phát triển thì nhân cách con người quả là quá quan trọng. Chỉ
cần các bộ ban ngành nhà nước Việt Nam nhận ra điều này thì cũng chẳng cần đến
30,000 tỷ, hay các kì thi gì đó, mà hãy tập trung tạo ra một thế hệ trẻ lễ
nghĩa, chắc chắc sẽ tạo ra một xã hội ổn định bền vững.
(ảnh:vietnamnet-1 lớp học vùng xa)
(ảnh:vietnamnet-1 lớp học vùng xa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét